Quận Hoàng Mai nói về thông tin học sinh ăn bán trú bị ngộ độc
Chiều 16/9, Phòng Giáo dục quận Hoàng Mai đã có văn bản báo cáo chính thức lên Sở GD&ĐT Hà Nội về thông tin một số học sinh bị đau bụng sau khi ăn bán trú.
Ngày 14/9, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai nhận được báo cáo số 04/ BC-THCVA về việc thông tin học sinh nghỉ ốm ngày 13/9.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, phòng GD&ĐT Quận đã phối hợp với các phòng ban chuyên môn gồm: phòng Kinh tế, phòng GD&ĐT, phòng Y tế, phòng Tài chính – Kế hoạch, Trạm Thú y Hoàng Mai, Trạm bảo vệ thực vật Thanh Trì đến kiểm tra việc thực hiện công tác bán trú của trường và xác minh thông tin.
Theo đó, 8h30 ngày 13/9 có một số phụ huynh báo cáo với nhà trường xin cho con nghỉ ốm với lý do đau bụng, đi ngoài, một số cháu có sốt. Ban Giám hiệu đã chỉ đạo nhân viên y tế kiểm tra thông tin về số lượng học sinh nghỉ học tăng bất thường và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp báo cáo tên học sinh nghỉ kèm lý do.
Nhiều học sinh nghỉ học sau sự việc nói trên.
Qua kiểm tra có 106 học sinh nghỉ học ngày 13/9 với những lý do sau: 4 học sinh nghỉ việc riêng; 3 học sinh nghỉ sốt xuất huyết; 81 học sinh ốm sốt (sốt vi rút, viêm họng, đau dạ dày, viêm TMH, cảm cúm, đau mắt …); 18 học sinh có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn (trong đó có 3 học sinh không ăn bán trú ngày 12/9). Kết quả cho thấy trong số này có 3 học sinh không liên quan đến ăn bán trú tại trường.
Ngày 14/9, toàn trường có 104 học sinh nghỉ học.
Kết luận sơ bộ cho thấy có 6 học sinh có triệu chứng đau bụng, ỉa lỏng, sốt. Trong đó: một học sinh bị tiêu chảy nhiễm nấm; 2 học sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột; 3 học sinh bị rối loạn tiêu hóa nhẹ; 6 học sinh trên có ăn bán trú tại trường ngày 12/9. Chiều 12/9 và bữa sáng 13/9, 6 học sinh trên đều ăn tại gia đình.
Báo cáo của phòng GD&ĐT Quận Hoàng Mai cho biết trường TH Chu Văn An bắt đầu tổ chức ăn bán trú cho học sinh từ ngày 6/9 với tổng số học sinh đăng ký ăn bán trú là 1.737/2.029 học sinh, tổ chức tại 36/40 lớp.
Nhà trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bếp ăn bán trú theo quy định, được cơ quan chức năng đánh giá bếp ăn đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Đội ngũ nhân viên nấu ăn có đầy đủ hồ sơ đảm bảo nấu ăn theo quy định (khám sức khỏe, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm…), bếp trưởng có bằng trung cấp nấu ăn.
Về nguồn thực phẩm được cung cấp: Thực phẩm chế biến của trường TH Chu Văn An do Công ty thực phẩm sản xuất và thương mại Khánh Thịnh cung cấp (đơn vị được các cơ quan chức năng đánh giá và xác nhận đủ điều kiện cung cấp thực phẩm cho bếp ăn của trường học trên địa bàn quận Hoàng Mai).
Video đang HOT
Việc tổ chức cho học sinh ăn bán trú từ ngày 6-11/9 không có vấn đề gì xảy ra.
Về số học sinh ăn bán trú ngày 12/9 (11h) có 1.703 học sinh thực ăn (vắng 27 em).
Về thực đơn ngày 12/9, bữa chính trưa: cơm, thịt nạc vai xay rim nước mắm, rau cải ngọt xào dầu ăn, canh rau cải xanh nấu thịt. Bữa phụ chiều: sữa hộp tươi Ba Vì loại 180 ml.
Kiểm tra điều kiện ATTP thực tế, trong đó điều kiện vệ sinh tại khu vực bếp bảo đảm ATTP: Bếp theo nguyên tắc một chiều, có biện pháp ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại, có đầy đủ dụng cụ chế biến riêng đối với thực phẩm tươi sống, đã qua chế biến. Công tác chế biến thực phẩm đảm bảo thực hành vệ sinh cá nhân trong chế biến.
Kiểm tra quy trình giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến và tổ chức cho học sinh ăn bán trú ngày 12/9, Phòng GD&ĐT cho biết thực phẩm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng tươi ngon (theo cảm quan), đảm bảo thời hạn sử dụng.
Toàn bộ quá trình từ giao nhận, sơ chế, chế biến đến khâu chuyển thức ăn về các lớp cho học sinh ăn không có điều gì bất thường xảy ra. Từ 11-16h55 ngày 12/9 khi học sinh ra về kết thúc ngày học cho đến hết buổi tối cùng ngày, Ban giám hiệu nhà trường không nhận được bất kỳ thông tin nào phản ánh từ phía giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
Tính đến thời điểm 17h ngày 14/9, theo thông báo của cha mẹ học sinh, trong số 18 cháu này đã có 8 cháu đã sức khỏe đã bình thường trở lại, có 2 cháu đã tiếp tục đi học bình thường ngày 14/9.
Sơ bộ kết luận của đoàn kiểm tra: Bếp ăn nhà trường đảm bảo sạch sẽ, sổ kiểm thực 3 bước, sổ lưu mẫu thức ăn, sổ lưu ăn bán trú của trường ghi chép đầy đủ.
Trước vấn đề xẩy ra, Phòng GD&ĐT Quận Hoàng Mai cũng chỉ đạo Ban giám hiệu trường TH Chu Văn An tiếp tục chỉ đạo theo dõi diễn biến tình hình học sinh nghỉ ốm/đi học hàng ngày, tình trạng sức khỏe của học sinh… để có biện pháp xử lý phù hợp; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và liên tục cập nhật thông tin, báo cáo câp trên xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời phối hợp với Hội CMHS nhà trường và các lớp thăm hỏi các cháu học sinh; Tiếp tục tổ chức giám sát, điều tra phát hiện dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú; Tổ chức tuyên truyền để cha mẹ học sinh an tâm việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học; Tổng vệ sinh môi trường, khử trùng khu vực chế biến, khu vực liên quan tại nhà trường.
Kịp thời báo cáo các trường hợp nghi ngờ sự cố về an toàn thực phẩm về UBND Quận, các phòng ban chức năng, UBND phường để phối hợp điều tra và có biện pháp xử lý.
Tuy nhiên, với bản báo cáo của phòng GD&ĐT, dư luận không khỏi băn khoăn tại sao ngày 12/9 cả trường chỉ có 27 học sinh vắng mặt. Đến ngày 13/9, con số này vọt lên 108 em và trong số này tự nhiên có tới 81 cháu bị các bệnh liên quan đến sốt virus, tai mũi họng…
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Bộ GD&ĐT khẳng định không nhập khẩu chương trình của Phần Lan
Ông Nguyễn Xuân Vang khẳng định trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Thương mại Phát triển Phần Lan không hề nhắc đến việc nhập khẩu chương trình.
Từ ngày 25/8 đến ngày 3/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đoàn công tác của ngành giáo dục thăm và làm việc tại Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển.
Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT, thông tin thêm về buổi làm việc.
- Dư luận có băn khoăn trước một số thông tin cho rằng trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng GD&ĐT Việt Nam và Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Phần Lan có đề cập việc xem xét nhập khẩu chương trình giáo dục của Phần Lan về áp dụng tại Việt Nam. Xin ông cho biết quan điểm chính thức của Bộ GD&ĐT về việc này?
- Trước hết, tôi khẳng định trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Thương mại Phát triển Phần Lan không hề nhắc đến việc "nhập khẩu" chương trình giáo dục của Phần Lan.
Hai Bộ trưởng chỉ đặt vấn đề trong việc thúc đẩy các dự án hợp tác nhằm đưa giáo dục Việt Nam sớm tiệm cận trình độ giáo dục của các nước phát triển như Phần Lan.
Ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Moet.
Càng không bao giờ có chuyện chúng ta sẽ mang "nguyên xi" giáo dục Phần Lan hay bất kỳ nước nào về áp dụng vào Việt Nam và cũng không thể làm được. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tiếp thu những chương trình, phương pháp giáo dục tiên tiến theo hướng có chọn lọc, phù hợp điều kiện triển khai của Việt Nam. Tôi gọi đây là tư duy hội nhập có chọn lọc.
Bộ GD&ĐT đang tổ chức xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong quá trình xây dựng chương trình, việc học hỏi thành công và kể cả thất bại của các nước là cần thiết. Các nước Bắc Âu, đặc biệt Phần Lan, có nền giáo dục tiên tiến. Không chỉ có ta học tập, nhiều nước khác đã đến, học tập nền giáo dục của bạn.
- Sau chuyến tham quan này, ông có thể chia sẻ về những yếu tố làm nên thành công của Phần Lan trong đổi mới giáo dục?
- Thời gian gần đây, Phần Lan được biết đến với những thành công nổi bật về giáo dục phổ thông. Trong kết quả của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng, Phần Lan luôn đứng thứ hạng cao. Đã có hàng trăm đoàn tham quan từ các nước trên thế giới cùng nhiều chương trình, bài báo giới thiệu về những ưu việt của nền giáo dục nước này.
Phần Lan có một hệ thống giáo dục bình đẳng, công bằng, giúp học sinh phát huy hết năng lực của từng cá nhân để sau này hoà nhập dễ dàng với cuộc sống.
Yếu tố đầu tiên và then chốt góp phần vào thành công của giáo dục Phần Lan là giáo viên. Nhà nước đầu tư rất lớn cho giáo viên, xã hội kính trọng thực sự đối với nghề giáo. Giáo viên lương không phải cao nhất nhưng được tôn trọng nhất.
Việc tuyển chọn giáo viên cũng rất khắt khe, tỷ lệ "chọi" là 1/10, phải học 5 năm để có bằng thạc sĩ rồi mới được đi dạy. Giáo viên rất tự hào về nghề nghiệp của mình. Họ được đào tạo bài bản để biết cách khơi dậy tiềm năng của từng cá nhân học sinh.
Yếu tố thứ hai là đầu tư của nhà nước, Phần Lan chi mạnh cho giáo dục.
Yếu tố thứ 3 là những người, tổ chức liên quan như phụ huynh, cơ quan quản lý giáo dục, chính phủ, báo chí... đều ủng hộ giáo dục một cách tích cực, xây dựng.
- Ông có thể nói rõ hơn về chương trình giáo dục của Phần Lan. Việt Nam có thể tham khảo được gì?
- Mặc dù được đánh giá là có nền giáo dục phổ thông tốt nhất thế giới, nước này vẫn không ngừng đổi mới giáo dục, trên nền tảng vững chắc họ đã xây dựng.
Nhiều điều chúng ta có thể tham khảo, học tập được từ Phần Lan như chính sách về giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, tạo dựng môi trường học tập tốt cho học sinh... nhưng việc ta có áp dụng được những điều mà Phần Lan đang làm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Ta có thể tham khảo chương trình giáo dục của Phần Lan để chọn những gì phù hợp với Việt Nam, áp dụng đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng. Trong quá trình xây dựng chương trình, việc học hỏi những thành công và kể cả thất bại của các nước là cần thiết.
Thời gian qua, báo chí nêu ý kiến chuyên gia về việc Bộ GD&ĐT nhập khẩu chương trình giáo dục Phần Lan.
Báo Tuổi Trẻ nêu ý kiến của PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam: Những năm gần đây, chúng ta đã "nhập khẩu" nhiều chương trình, với nhiều quy mô khác nhau. Với nhu cầu của xã hội, rất nhiều trường học, tổ chức giáo dục đã chủ động nhập khẩu chương trình, tham gia các cuộc thi, trao đổi giáo viên, chứ không phải chỉ có các chương trình, sản phẩm do Bộ GD&ĐT thực hiện.
"Khi triển khai những chương trình, phương pháp từ bên ngoài, như tôi đã đề cập ở trên, cần thiết phải xét tính phù hợp và khả năng thích ứng của yếu tố văn hóa và con người cũng như các điều kiện triển khai", TS Thơ nói.
TS Hoàng Mai Khanh - khoa Giáo dục, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng: "Học cái hay của giáo dục Phần Lan thì quá tốt, nhưng học như thế nào mới là điều đáng nói. Điều này những nhà quản lý giáo dục nên cân nhắc. Theo tôi, nên nhập khẩu chương trình của nước ngoài để học hỏi cái hay của họ nhưng cần điều chỉnh dựa trên triết lý và bối cảnh của mình".
Theo Zing
Phương án thi THPT quốc gia năm 2018 như thế nào là hiệu quả nhất? Lãnh đạo các trường ĐH, chuyên gia giáo dục đã có những đóng góp, tranh luận về phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2018. Bộ GD&ĐT đang dự kiến đưa ra phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2018 và xét tuyển ĐH, CĐ từ kết quả của kỳ thi này. Trước khi phương án mới được ban...