Quan hệ TQ-Singapore xấu đi vì Biển Đông dậy sóng
Bất chấp quan hệ kinh tế tốt đẹp vài thập niên qua, gần đây Trung Quốc không vui khi nhận được quan điểm “trái chiều” của Singapore về vấn đề Biển Đông.
Mỹ coi Singapore là “cái neo” quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Sự nghi ngờ đang dâng cao trong mối quan hệ Trung Quốc-Singapore sau phán quyết vụ kiện Biển Đông lịch sử hôm 12.7. Theo giới quan sát, dù Singapore không phải là nước có tranh chấp ở Biển Đông nhưng động thái gần đây của chính quyền nước này đã làm Bắc Kinh không vui.
Trung Quốc và Singapore có mối quan hệ hết sức gần gũi, đặc biệt là về kinh tế trong vài thập niên qua. Singapore đã trở thành một điểm đến ưa thích của các quan chức Trung Quốc để học hỏi cách quản lý một thành phố hiệu quả.
Gần đây, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã làm Bắc Kinh lo ngại sau vụ kiện Biển Đông lịch sử. Ông Lý khẳng định phán quyết là “một sự khẳng định mạnh mẽ” của luật pháp quốc tế với khu vực tranh chấp.
Quan hệ Singapore-Bắc Kinh hiện nay đang trong tình cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.
Bắc Kinh yêu cầu Singapore có một “quan điểm công bằng và khách quan hơn” trong bối cảnh nước này là điều phối viên quan hệ giữa Trung Quốc và cộng đồng ASEAN.
Shen Shishun, nhà nghiên cứu cao cấp của Học viện Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc nói nếu Singapore trùng quan điểm với Mỹ, Trung Quốc sẽ coi rằng quốc gia này “đang đùa với lửa”.
Video đang HOT
Shen nói: “Trung Quốc cho rằng Singapore có thể là cầu nối giữa các nước lớn nhưng tốt nhất không nên dính dáng tới các vấn đề khác. Là một quốc gia châu Á, Singapore nên gần gũi hơn với Trung Quốc”.
Căng thẳng cũng xuất hiện đầu tháng 8 khi ông Lý nói với Tổng thống Barack Obama rằng Singapore hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục can thiệp tích cực hơn ở Biển Đông. Obama đáp lời bằng tuyên bố Singapore-Mỹ là một “đồng minh rắn như đá”.
Thời báo Hoàn cầu, một chuyên san của Nhân dân Nhật báo có bài xã luận nói rằng chuyến thăm của ông Lý Hiển Long tới Mỹ khiến nhiều quan chức Trung Quốc “ngứa mắt”, nhất là khi Obama khen Singapore là “cái neo của Mỹ” ở châu Á. Trước đây, hai “cái neo” thường được ám chỉ ở khu vực này là Australia và Nhật Bản.
Oh Ei Sun, một học giả ở Viện Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam tại Singapore nói rằng nước này có quan điểm trùng với những quốc gia khác trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
“Hầu hết chúng tôi xem phán quyết Biển Đông là một công cụ hiệu quả và hữu hiệu để giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế. Chúng tôi thấy không có vấn đề gì nếu một lãnh đạo quốc gia đồng tình với quan điểm này”, Oh Ei Sun nói.
Du Jifeng, chuyên gia các vấn đề Đông Nam Á ở Học viện Xã hội Nhân văn Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ cảnh giác hơn vai trò của Singapore trong mối quan hệ chiến lược với Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế giữa Singapore và Trung Quốc sẽ vẫn phải tiếp tục duy trì.
Theo Quang Minh – SCMP (Dân Việt)
Vì sao ông Obama bất ngờ nói về phán quyết Biển Đông?
Trước chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Singapore, Tổng thống Mỹ Barack Obama yêu cầu Trung Quốc giải quyết bất đồng sau phán quyết.
Hôm nay, trả lời phỏng vấn báo The Straits Times qua email trước thềm chuyến thăm của lãnh đạo Singapore, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc lại lời kêu gọi Trung Quốc và các bên yêu sách khác ở Biển Đông nỗ lực giải quyết bất đồng trên tinh thần xây dựng.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng đảo quốc này tới Mỹ kể từ năm 1985.
Trong bài trả lời phỏng vấn đăng ngày 1/8, ông Obama lần đầu tiên đề cập đến vấn đề Biển Đông kể từ sau phán quyết của Tòa trọng tài hôm 12/7 về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc tiếp tục bác bỏ phán quyết này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Telegraph
Ông Obama không chỉ trích trực tiếp Trung Quốc, mà bác bỏ tuyên bố của phía Trung Quốc rằng Philippines đã lợi dụng vấn đề pháp lý để thực hiện các mục tiêu chính trị, hoặc Mỹ đã làm dấy lên những căng thẳng ở Biển Đông.
"Philippines đã nỗ lực giải quyết tranh chấp giữa họ với Trung Quốc ở Biển Đông một cách hòa bình và hợp pháp, thông qua việc sử dụng một cơ quan tài phán được thành lập theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, ông Obama viết trong email trả lời The Straits Times.
Ông khẳng định: "Đó là cách duy nhất để đảm bảo an ninh chung. Chúng tôi cho rằng nước lớn không nên bắt nạt các nước nhỏ và chủ quyền của các quốc gia phải được tôn trọng. Chúng tôi lâu nay vẫn kêu gọi việc giải quyết tranh chấp trong hòa bình, bao gồm biện pháp thông qua các cơ chế như trọng tài quốc tế".
Tổng thống Mỹ đánh giá "phán quyết của Tòa trọng tài đã đưa ra một quyết định rõ ràng và có tính ràng buộc pháp lý đối với các tuyên bố của Trung Quốc và Philippines về vấn đề Biển Đông. Phán quyết này cần được tôn trọng".
Ông Obama cũng nói rằng quyết định của Tòa trọng tài có thể là cơ hội để giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình. "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc và các bên hợp tác có tính xây dựng để giải quyết các bất đồng ở Biển Đông", ông Obama nói.
The Straits Times còn đặt câu hỏi cho Tổng thống Obama về quan điểm của ông đối với cáo buộc của Trung Quốc rằng Mỹ đang dùng tiêu chuẩn kép ở Biển Đông, khi không tham gia UNCLOS nhưng lại buộc Bắc Kinh tôn trọng luật quốc tế, một mặt tăng cường hợp tác quân sự với các láng giềng của Bắc Kinh và tiến hành các chiến dịch quân sự tại Biển Đông nhưng mặt khác lại chỉ trích hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc.
Tổng thống Obama trả lời rằng Mỹ luôn cho rằng tất cả các nước, kể cả Mỹ và Trung Quốc, đều cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Ông đảm bảo rằng bất cứ hành động nào của Mỹ trên Biển Đông cũng phù hợp với luật lệ và quy định quốc tế, trong đó có UNCLOS.
"Cần nhớ rằng sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực này không có gì mới trong 60 năm qua. Hoa Kỳ đã ở bên cạnh các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trải dài hơn 2 thập kỷ, bao gồm hợp tác quốc phòng với Singapore.
Quan hệ liên minh và đối tác giữa chúng tôi không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào. Ngược lại, chúng tôi đang tập trung vào bảo vệ an ninh chung của chúng ta, duy trì một trật tự dựa trên luật lệ, cùng duy trì hòa bình và thịnh vượng của khu vực và thế giới", Tổng thống Mỹ nói.
Khi được hỏi Mỹ sẽ làm việc với Trung Quốc như thế nào về Biển Đông sau phán quyết trọng tài hôm 12/7, ông Obama nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc giục một giải pháp hòa bình:
Tổng thống Mỹ viết: "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc và các bên tranh chấp khác làm việc một cách xây dựng để giải quyết những bất đồng, để Biển Đông vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể được định nghĩa bằng thương mại và hợp tác.
Hoa Kỳ tin rằng mọi quốc gia cần tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả ở Biển Đông. Đây không phải là một khu vực nơi chúng ta có thể chọn cái tốt nhất cho riêng mình.
Đó là lợi ích của tất cả chúng ta, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và phần còn lại của thế giới để đảm bảo luật pháp được tôn trọng.
Những quy tắc và chuẩn mực này là một phần của nền tảng tạo nên sự ổn định trong khu vực, và chính nó đảm bảo cho các nước trong khu vực này, bao gồm Trung Quốc, tiếp tục phát triển thịnh vượng."
Có bình luận cho rằng, những phát biểu của Tổng thống Obama về Biển Đông sau phán quyết trọng tài hôm 12/7 thể hiện rõ chính sách "ngoại giao thầm lặng" của Nhà Trắng.
Theo Báo Đất Việt
Giáo sư Carl Thayer: 'Nhiều nước được lợi từ phán quyết của Tòa Trọng tài' Chuyên gia đến từ Học viện Quốc phòng Australia cho rằng tòa Trọng tài đã bác bỏ sự mở rộng của "đường lưỡi bò" vào trong 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia ven biển như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei. "Phán quyết của Tòa trọng tài đã chỉ ra yêu sách của Trung Quốc về...