Quan hệ Mỹ – Nam Phi có nguy cơ rạn nứt vì xung đột ở Gaza?
Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật kêu gọi đánh giá lại mối quan hệ của Washington – Nam Phi, trong bối cảnh căng thẳng nhen nhóm giữa hai quốc gia này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nam Phi Naledi Pandor tại Pretoria, Nam Phi năm 2022. Ảnh: CGTN
Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi Naledi Pandor đã đến thăm Washington, D.C trong chuyến thăm được cho là nhằm mục đích giúp các nhà chiến lược Mỹ hiểu rõ quan điểm của Pretoria về các lĩnh vực chính có sự khác biệt với Washington.
Dự luật Nam Phi tại Quốc hội Mỹ
Dự luật đánh giá quan hệ song phương Mỹ – Nam Phi đã được trình lên Hạ viện Mỹ hôm 6/2.
“Trái ngược với lập trường không liên kết đã nêu, Chính phủ Nam Phi có lịch sử đứng về phía Hamas, một Tổ chức Khủng bố Nước ngoài mà Mỹ chỉ định”, dự luật nêu rõ.
Quốc hội Mỹ cũng cáo buộc Quốc hội Châu Phi (ANC) đã có quan hệ với Hamas từ năm 1994, khi đảng ANC lần đầu tiên lên nắm quyền.
Dự luật cáo buộc các thành viên Chính phủ Nam Phi và các nhà lãnh đạo ANC đã đưa ra những tuyên bố bài Do Thái và chống Israel sau vụ tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023.
Dự luật cũng xác định “mối quan hệ bền chặt với Nga” của Nam Phi, “mở rộng không gian quân sự và chính trị” cũng như sự tương tác của nước này với Trung Quốc.
Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác thương mại lớn nhất của Nam Phi. Đổi lại, Nam Phi là đối tác thương mại lớn nhất ở châu Phi của cả Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ trình báo cáo bao gồm những phát hiện về việc đánh giá lại mối quan hệ này lên Ủy ban Đối ngoại tại Hạ viện và Ủy ban Đối ngoại tại Thượng viện trong vòng 120 ngày sau, nếu dự luật này được ban hành. Dự luật vẫn chưa được bỏ phiếu nhưng đã được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện thông qua bằng bỏ phiếu trực tiếp vào tuần trước.
Dự luật phá vỡ mối quan hệ Mỹ – Nam Phi?
Các chuyên gia nhận định rất có thể là không.
Ông Joel Samoff, Giáo sư trợ giảng đã nghỉ hưu tại Trung tâm Nghiên cứu châu Phi tại Đại học Stanford, nói: “Tôi nghĩ rằng thực sự khó có khả năng dự luật này sẽ được cả hai viện của Quốc hội thông qua và được Tổng thống ký”.
Ông Samoff cho biết cả Nam Phi và Mỹ đều coi trọng mối quan hệ này và ông kỳ vọng hai quốc gia sẽ tìm cách duy trì nó. Samoff nói thêm ông tin rằng chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Nam Phi Pandor là nhằm mục đích xoa dịu căng thẳng giữa Nam Phi và Mỹ.
Ông Samoff cho rằng dự luật của Mỹ là “hành động mang tính biểu tượng hơn là một đạo luật lập pháp”. Ông lập luận điều này là do chính trị và cả hai nước đều phải đối mặt với áp lực chính trị để đi theo nhiều con đường khác nhau, nhưng ở quy mô lớn hơn, “mối quan hệ này đủ quan trọng để họ bảo vệ nó”.
Phản ứng của Nam Phi
Vào tuần trước, bà Pandor đã đến thăm Washington để thảo luận về mối quan hệ căng thẳng với các thành viên Quốc hội Mỹ.
“Gần như có hàm ý rằng khi Mỹ sở hữu vị thế nhất định, Nam Phi phải tuân theo”, bà nhấn mạnh và nói thêm rằng các quốc gia khác có cùng quan điểm với Nam Phi không nên bị đối xử theo cách tương tự. “Tôi không rõ đó là vì chúng tôi là người châu Phi hay vì lý do nào khác”.
Video đang HOT
Bà suy đoán rằng việc đưa ra dự luật này có thể là do lập trường của Nam Phi đối với cuộc chiến của Israel ở Gaza và việc Nam Phi đã kiện Israel lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) vào ngày 29/12/2023. Nam Phi đã yêu cầu ICJ mở thủ tục tố tụng chống lại Israel với cáo buộc vi phạm Công ước năm 1948 về ngăn ngừa và trừng phạt tội diệt chủng, đồng thời yêu cầu các thẩm phán ban hành các biện pháp tạm thời để ngừng ngay lập tức hoạt động quân sự ở Gaza.
Hiện trường đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống trại tị nạn al-Maghazi ở Dải Gaza ngày 25/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà chỉ ra rằng “sự bất an” của Washington về việc Nam Phi đưa Israel ra ICJ đã được đề cập trong một số nghị quyết, trích dẫn một lá thư lưỡng đảng gửi cho Chính quyền Tổng thống Biden được 200 nhà lập pháp ký vào tháng 1.
Bà Pandor khẳng định cáo buộc gần đây của Mỹ cho rằng ANC “có một số hình thức hợp tác với Hamas hoàn toàn sai sự thật”.
Theo bà, triết lý cơ bản cơ bản của Nam Phi trong chính sách đối ngoại là luôn tìm kiếm hòa bình, luôn tìm kiếm đàm phán.
“Chúng tôi được Hiến chương Tự do Nam Phi ủy quyền luôn theo đuổi hòa bình và tình hữu nghị quốc tế”, bà Pandor nêu rõ.
Quan hệ Nam Phi – Mỹ
Tuần trước, khi được Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế yêu cầu đánh giá mối quan hệ giữa Nam Phi và Mỹ trên thang điểm từ 0 đến 10, bà Pandor đã đánh giá mối quan hệ này “trên 6 với cơ quan hành pháp và dưới 6 với các nhà lập pháp”.
Mối quan hệ giữa hai nước đã căng thẳng sau một số sự việc gần đây, Tháng 5/2023, Đại sứ Mỹ tại Nam Phi cáo buộc nước này cung cấp vũ khí cho Nga trong xung đột Ukraine thông qua một tàu chở hàng liên kết với một công ty bị trừng phạt. Con tàu này đã bí mật cập cảng căn cứ hải quân gần thành phố Cape Town.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã thúc đẩy một cuộc điều tra độc lập về cáo buộc này ngay sau đó. Tháng 9/2023, giới chức kết luận “không tìm thấy bằng chứng” nào cho tuyên bố rằng Nam Phi cung cấp vũ khí cho Nga.
“Cáo buộc này đã gây tổn hại đến tiền tệ, nền kinh tế và vị thế của Nam Phi trên trường quốc tế. Thực tế, cáo buộc này đã làm hoen ố hình ảnh của chúng tôi”, ông Ramaphosa nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor (bên phải) hội đàm với Ngoại trưởng Nga (bên trái). Ảnh: TTXVN phát
Tháng 8/2023, một quan chức Nam Phi tuyên bố trên mạng xã hội rằng nước này sẽ không chịu áp lực từ Mỹ ngừng sử dụng thiết bị của Công ty Huawei Trung Quốc.
Tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác Nam Phi – Mỹ
Nam Phi là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ ở châu Phi. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Nam Phi trị giá 9,3 tỷ USD vào năm 2022. Khoảng 600 doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại quốc gia này. Nam Phi và Mỹ đã ký một số hiệp định thương mại hợp tác.
Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi (AGOA) vào năm 2000. AGOA cung cấp cho các quốc gia châu Phi cận Sahara quyền truy cập miễn thuế vào Mỹ đối với hơn 1.800 sản phẩm.
Tuy nhiên, tháng 1/2022, Mỹ đã loại một số quốc gia khỏi AGOA với cáo buộc vi phạm nhân quyền – gồm Ethiopia, Mali và Guinea. Đến tháng 10/2023, Washington công bố kế hoạch loại bỏ Uganda, Gabon, Niger và Cộng hòa Trung Phi khỏi AGOA. Kế hoạch này có hiệu lực vào tháng 1/2024. Mối đe dọa tiềm ẩn về khả năng bị loại khỏi AGOA cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ – Nam Phi.
Tuy nhiên, chuyên gia Samoff nhận định rằng dường như khó có khả năng Mỹ sẽ gây nguy hại tới AGOA, ít nhất là trong chính quyền hiện tại. AGOA giúp các quốc gia châu Phi dễ dàng tiếp cận Mỹ hơn. Trên thực tế, đạo luật này cũng giúp Mỹ trở thành thị trường hấp dẫn cho các sản phẩm châu Phi.
Bên cạnh mối quan hệ kinh tế song phương, hai nước còn hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực khác – chẳng hạn thông qua hoạt động ứng phó với COVID-19, trong đó bao gồm việc cùng triển khai Kế hoạch hành động toàn cầu nhằm hạn chế sự lây lan của virus.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington và Pretoria cũng hợp tác trong các sáng kiến liên quan đến khí hậu, như sứ mệnh giảm lượng khí thải carbon.
Ngoài ra, Giáo sư Samoff cho rằng Mỹ cũng coi Nam Phi là trung gian quan trọng. Trong suốt thời kỳ mà Mỹ đặc biệt không hài lòng với Zimbabwe, họ chủ yếu dựa vào Nam Phi làm trung gian.
Ngoại trưởng Pandor cũng lặp lại điều này trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Al Jazeera: “Nam Phi là đối tác quan trọng của Mỹ, và họ cũng vậy đối với chúng tôi. Vì vậy, tôi hy vọng hai quốc gia có thể hàn gắn và tiếp tục phát triển mối quan hệ này dựa trên cơ sở vững chắc mà chúng ta đã xây dựng trong nhiều năm qua”.
Elon Musk và ước mơ chinh phục vũ trụ
Từ ước mơ được sinh sống trên Sao Hỏa thuở nhỏ, Elon Musk đã xây dựng nên SpaceX và từng bước hiện thực hóa tham vọng chinh phục vũ trụ của mình.
Elon Musk sinh ngày 28/6/1971, tại Pretoria, Nam Phi. Ngay từ nhỏ, ông đã đam mê đọc sách và dành sự quan tâm đặc biệt cho những tác phẩm về vũ trụ. Năm 9 tuổi, ông đọc hết cuốn Bách khoa toàn thư Britannica và thường xuyên đọc tiểu thuyết khoa học viễn tưởng 10 tiếng mỗi ngày.
Một trong những bộ sách yêu thích của Elon Musk là "Foundation" của nhà văn Isaac Asimov, nói về sự hình thành và biến mất của những nền văn minh trong ngân hà. Trong thế giới của "Foundation", con người đã trở thành một nền văn minh đa hành tinh và định cư khắp vũ trụ, nhưng thế giới này được dự báo sẽ sụp đổ trong tương lai và một đế chế mới sẽ trỗi dậy.
Một tác phẩm khác cũng ảnh hưởng lớn đến Elon Musk là tiểu thuyết "Lord of the Flies" của William Golding. Hai nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết này đã đánh thức chủ nghĩa anh hùng bên trong con người của Elon Musk. "Tôi luôn nghĩ rằng mình có nghĩa vụ phải giải cứu thế giới sau khi đọc tác phẩm này", Elon Musk nói.
Cả hai cuốn sách kể trên đều có một luận điểm chung, đó là hành động của một cá nhân đơn lẻ đủ khả năng để thay đổi cả thế giới. Tinh thần của hai tác phẩm đó đã góp phần định hình nên con người của Elon Musk sau này. Tuy vậy, con đường hướng tới vũ trụ của Elon Musk chỉ thực sự diễn ra sau khi ông đã có được một nền tảng kinh tế vững chắc.
Khởi đầu khó khăn của SpaceX
Năm 2002, Elon Musk trở thành triệu phú ở tuổi 30. Tại thời điểm ấy, ông sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 200 triệu USD sau khi bán công ty Zip2 và Paypal. Elon Musk sau đó đã chi khoảng 100 triệu USD để thành lập SpaceX, với hy vọng thiết lập các chuyến du hành vũ trụ giá cả phải chăng và chinh phục Sao Hỏa.
Quyết định đó khiến nhiều người bất ngờ, bởi Elon Musk không được đào tạo bài bản về lĩnh vực tên lửa. Ông đã tìm đến nhà tư vấn hàng không vũ trụ Jim Cantrell để thảo luận về ý tưởng, đồng thời mượn toàn bộ sách về hàng không vũ trụ để đọc. "Tôi vô cùng ngạc nhiên khi ông ấy mượn tất cả sách của mình. Elon thực sự muốn chế tạo tên lửa", ông Cantrell nhớ lại.
Bản thân Elon Musk cũng hiểu rằng, mình đang bước vào một lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao, và ước tính khả năng thành công dưới 1%. Sau này, ông tiết lộ đã không cho bạn bè đầu tư vào SpaceX vì sợ mọi người mất tiền.
Đúng như dự báo của nhiều người, những vụ phóng tên lửa đầu tiên của SpaceX liên tiếp gặp thất bại. Tháng 3/2006, tên lửa Falcon 1 lần đầu tiên được phóng vào không gian và đã phát nổ vì rò rỉ nhiên liệu. Hai lần phóng tiếp theo vào tháng 3/2007 và 8/2008 cũng cho kết quả tương tự.
Thất bại liên tiếp khiến Elon Musk mất ăn, mất ngủ. Nữ diễn viên Talulah Riley - bạn gái khi ấy của Elon Musk- tiết lộ rằng, tỷ phú người Mỹ thường xuyên thức giấc vào lúc nửa đêm, la hét như đang cố thoát khỏi điều gì đó.
"Nếu chúng tôi thất bại lần thứ 4, mọi thứ sẽ chấm dứt", Elon Musk nói năm 2007, khi SpaceX đứng bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, lần này nỗ lực của ông đã được đền đáp. Tháng 9/2008, SpaceX phóng thành công tên lửa Falcon 1 vào quỹ đạo từ đảo Omelek. Ba tháng sau, NASA trao cho công ty hợp đồng vận chuyển hàng hóa lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS trị giá 1,6 tỷ USD.
Những thành công liên tiếp
Sau thành công của Falcon 1, SpaceX bắt tay vào chế tạo Falcon 9 - tên lửa hai tầng đầu tiên của công ty. Falcon 9 cao 70m, rộng 3,7m, sử dụng động cơ đốt hỗn hợp ôxy lỏng và dầu Kerosene chuyên dụng (RP - 1). Tên lửa này sau đó được phóng thành công lần đầu vào ngày 7/6/2010 từ Trạm không quân Mũi Canaveral, Florida.
Với tải trọng lên tới hơn 13 tấn, Falcon 9 đã trở thành tên lửa đóng vai trò "bản lề" cho kế hoạch chinh phục vũ trụ của Elon Musk. Tháng 12/2010, SpaceX trở thành công ty tư nhân đầu tiên phóng một vật nặng lên quỹ đạo và đưa nó trở lại Trái Đất nguyên vẹn.
Tới tháng 5/2012, Falcon 9 lần đầu tiên vận chuyển thành công hàng hóa lên ISS. Sau đó 5 tháng, chuyến bay thương mại đầu tiên của Falcon 9 tới ISS đã diễn ra tốt đẹp. Tính từ khi được phát triển, Falcon 9 đã được phóng thành công tổng cộng 125 lần, hạ cánh an toàn 85 lần, và được tái sử dụng 67 lần.
Tái sử dụng tên lửa là một phát kiến thiên tài khác của Elon Musk, giúp giảm chi phí mỗi lần phóng đi rất nhiều. Ban đầu, SpaceX muốn tái sử dụng cả hai tầng của tên lửa, nhưng họ đã từ bỏ ý tưởng này để thiết kế một nguyên mẫu khác của Falcon 9, tập trung vào tầng 1 của tên lửa.
Quá trình thử nghiệm gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn tên lửa đều phát nổ hoặc rơi thẳng xuống biển theo cách không thể kiểm soát. Tới lần thử thứ 9 vào ngày 18/4/2014, Falcon 9 mới có thể hạ cánh một cách có chủ đích. Sau đó một năm, tên lửa của SpaceX đã trở lại Trái Đất "nguyên vẹn" sau khi hoàn tất sứ mệnh không gian.
Khi đã thành công tạo ra tên lửa, SpaceX hướng tới mục tiêu tạo ra một tàu vũ trụ tư nhân mang tên Dragon. Việc phát triển tàu Dragon tương đối thuận lợi, khi thực hiện chuyến bay thành công đầu tiên vào tháng 12/2010. Tới tháng 5/2012, cuộc thử nghiệm cập bến trạm vũ trụ ISS tiếp tục diễn ra suôn sẻ.
Sau khi đã có tên lửa và tàu vũ trụ chở hàng, Elon Musk đã bắt tay vào bước cuối cùng trong công cuộc chinh phục không gian: Chế tạo tàu vũ trụ chở người.
Vào tháng 9/2015, SpaceX giới thiệu nguyên mẫu Crew Dragon, cho phép công chúng chiêm ngưỡng bên trong cabin của phi hành đoàn. Tháng 11/2020, Crew Dragon đã thành công mang theo 4 phi hành gia cập bến trạm ISS. Tháng 4/2021, SpaceX thành công đưa 4 phi hành gia khác lên trạm vũ trụ.
Ngày 18/9/2021 đánh dấu một thành tựu khác của SpaceX, khi tàu Crew Dragon chở theo 4 công dân (không phải phi hành gia) hạ cánh thành công ở ngoài khơi Florida, sau khi thực hiện chuyến bay kéo dài 3 ngày trên quỹ đạo Trái Đất.
Hiện thực hóa ước mơ
"Người đàn ông này khao khát muốn cứu Trái Đất, tìm kiếm cho loài người một hành tinh mới để sinh sống. Đó là một người lập dị, một chú hề, và cũng là một thiên tài. Elon Musk là sự kết hợp giữa Thomas Edison, P.T. Barnum, Andrew Carnegie và Dr. Man- hattan trong truyện tranh Watchmen", tờ Time mô tả Elon Musk trong bài viết vinh danh ông là "Nhân vật của năm 2021".
Theo Elon Musk, cách duy nhất để thành công là "sự điên rồ" và "nhiều lần vấp ngã". Tính cách có phần ngông cuồng của Elon Musk có thể không được lòng một số người, song những thành công của SpaceX đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành công nghiệp vũ trụ, biến những điều tưởng như viển vông trở nên khả thi.
Tháng 4/2021, Elon Musk đã sửa tiểu sử trên mạng xã hội X của mình thành "Hoàng đế sao Hỏa", đồng thời tiết lộ về tham vọng sống trên "hành tinh đỏ" này. Ông muốn đảm bảo sự tồn tại cho con người trong trường hợp Trái Đất va chạm với thiên thạch hoặc xảy ra Thế chiến III. "Tôi muốn chết trên Sao Hỏa, nhưng không phải bằng cách đâm đầu vào đó", Elon Musk nói.
Trước đó, vào tháng 5/2020, Elon Musk tuyên bố sẽ bán tất cả tài sản vật chất và "không sở hữu một ngôi nhà nào" cho tới khi hoàn thành việc xây dựng thành phố trên Sao Hỏa vào năm 2050. Tháng 6/2021, Elon Musk đã bán ngôi nhà cuối cùng ở Vịnh San Francisco để dồn tiền cho dự án. "Tôi muốn xây dựng một gia đình lớn trên Sao Hỏa, nơi đặc biệt mà con người có thể sinh sống", Elon Musk nói.
Theo ông, việc xây dựng thành phố trên Sao Hỏa không đơn giản, có thể tiêu tốn từ 100 tỷ USD đến 10.000 tỷ USD. Tuy vậy, Elon Musk hy vọng rằng viễn cảnh định cư ngoài vũ trụ sẽ giúp con người tạo ra được những đột phá lớn về công nghệ.
"Tôi nghĩ chúng ta nên có một mục tiêu tích cực, đó là biến chương trình thuộc địa hóa Sao Hỏa trở thành chất xúc tác cho phép con người thực hiện những việc mà bình thường chúng ta sẽ không nghĩ tới. Ngoài ra, tôi cũng hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho sự đổi mới và lòng dũng cảm của con người thông qua kế hoạch này", Elon Musk chia sẻ.
Vào năm 2019, Elon Musk đã giới thiệu một phương tiện mang tên Starship. Đây là một tổ hợp tên lửa và tàu vũ trụ khổng lồ, được thiết kế để vận chuyển con người và hàng hóa lên Mặt Trăng, Sao Hỏa và xa hơn nữa. Trải qua nhiều lần thử thất bại, nguyên mẫu Starship SN15 đã có chuyến bay thử thành công đầu tiên vào ngày 5/5/2021.
Tới tháng 11/2023, Starship đã thử nghiệm thành công việc phân tách tầng tên lửa chính ra khỏi tầng thứ hai. Nếu không có gì thay đổi, Starship sẽ là phương tiện đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2024, theo chương trình Artemis của NASA.
Sự thành công của SpaceX đã khiến nhiều người không còn hoài nghi về Elon Musk. Dù ước mơ chinh phục Sao Hỏa của ông vẫn chưa thành hiện thực, và không ai có thể biết trước được tương lai sẽ như thế nào.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ rằng, chỉ trong khoảng hai thập kỷ, Elon Musk đã biến phần lớn những kế hoạch điên rồ của ông trở thành hiện thực.
Nam Phi bắt giữ khoảng 50.000 tội phạm trong dịp Giáng sinh 2023 và Năm mới 2024 NTheo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 8/1, Cảnh sát Nam Phi - SAPS cho biết đã bắt giữ khoảng 50.000 tội phạm trong "Chiến dịch Shanela" được triển khai tập trung trấn áp tội phạm trên cả nước trong dịp lễ Giáng sinh 2023 và Năm mới 2024. Cảnh sát Nam Phi ra quân trấn áp tội phạm. Ảnh: TTXVN phát Theo...