Quan hệ giữa Cuba và EU tiến triển thông qua đối thoại, hợp tác
Ngày 26/5, các đại diện của Cuba và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí rằng quan hệ song phương đang tiến triển thông qua đối thoại và hợp tác.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell phát biểu trước các doanh nhân Cuba tại La Habana ngày 25/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trao đổi với báo giới sau cuộc họp thường kỳ lần thứ 3 của Hội đồng chung EU – Cuba trong khuôn khổ Thỏa thuận Đối thoại Chính trị và Hợp tác (PDCA), Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cho biết cả hai bên đều đánh giá cao quan hệ song phương. Người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu cho hay EU và Cuba đã thảo luận về các phương thức qua đó hai bên có thể tiếp tục áp dụng và cải thiện cuộc đối thoại chính trị và hợp tác trong các vấn đề quan trọng như giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhân quyền, phát triển bền vững và các biện pháp cưỡng chế đơn phương.
EU và Cuba duy trì các dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu và hiện đại hóa nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại đảo quốc Caribe này. Hai bên cũng quan tâm đến hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ truyền thông, văn hóa và công nghệ sinh học.
Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Anayansi Rodríguez nhấn mạnh rằng Hội đồng chung EU – Cuba đã xác nhận tiến bộ đạt được trong việc đáp ứng các mục tiêu được xác định trong PDCA cũng như giá trị của thỏa thuận này như một khuôn khổ pháp lý cho các mối quan hệ, thiết lập nền tảng cho sự phát triển của các mối quan hệ ổn định, cùng có lợi và lâu dài, dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, có đi có lại và bình đẳng.
Video đang HOT
Cùng ngày, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã tiếp Đại diện cấp cao của EU và bày tỏ hài lòng với những kết quả tích cực của cuộc họp Hội đồng chung.
Ông Borrel cũng đã có cuộc làm việc với Bộ trưởng Tư pháp Cuba Oscar Silvera để thảo luận về phương thức tăng cường hợp tác song phương trong hoạt động lập pháp và tin học hóa.
Cuba và EU ký PDCA tháng 12/2016 và thỏa thuận này bắt đầu có hiệu lực tạm thời từ ngày 1/11/2017. Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với EU vào ngày 29/9/1988 và có quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả 27 quốc gia thành viên của cộng đồng này.
Giao tranh tại Sudan: EU cam kết thúc đẩy giải pháp chính trị
Ngày 24/4, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell, cho biết EU sẽ tiếp tục thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Sudan, mặc dù hàng loạt quốc gia thành viên gấp rút sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân ra khỏi quốc gia Bắc Phi này.
Ông Josep Borrell. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trước thềm hội nghị Ngoại trưởng EU, ông Borrell nhấn mạnh: "Chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy một giải pháp chính trị. Không thể để tình hình ở Sudan bùng nổ vì điều đó sẽ gây ra những chấn động trên toàn châu Phi".
Theo ông Borrell, cuối tuần qua, hơn 1.000 công dân EU đã được sơ tán khỏi Sudan. Ngoài ra, 21 nhân viên ngoại giao thuộc phái bộ EU tại Khartoum đã rời nước này. Đại sứ EU tại Sudan vẫn đang có mặt ở quốc gia Bắc Phi, nhưng không còn ở thủ đô Khartoum.
Hiện một số quốc gia đang gấp rút thiết lập các chiến dịch cứu hộ để đưa công dân ra khỏi Khartoum, khu vực đang xảy ra giao tranh ác liệt. Ngày 23/4, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ thông báo đã đóng cửa đại sứ quán nước này ở Khartoum và sơ tán các nhân viên ngoại giao cùng gia đình họ khỏi Sudan. Trên Twitter, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ Ignazio Cassis nêu rõ phần lớn nhân viên ngoại giao được sơ tán đến CH Djibouti, số còn lại được sơ tán đến Ethiopia, với sự hỗ trợ của Pháp.
Trong khi đó, quân đội Đức thông báo 3 máy bay vận tải A400M đầu tiên được điều động đến Sudan để sơ tán công dân đã về tới Jordan đêm 23/4. Sáng 24/4, một máy bay chở khách đón hơn 100 người từ điểm tập kết này đã trở về Berlin.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức cho biết tổng số 313 người - bao gồm cả công dân Đức và công dân nước ngoài, đã được đưa ra khỏi vùng xung đột ở Sudan tới Jordan an toàn. Theo người phát ngôn quân đội, vào 6h15 sáng 24/4 (giờ địa phương), chiếc máy bay A321 đầu tiên chở 101 người đã về đến Berlin. Theo Bộ Ngoại giao Đức, các chuyến bay sơ tán tiếp theo đã được lên kế hoạch và nếu tình hình an ninh cho phép, hoạt động cứu hộ sẽ tiếp tục được triển khai.
Cùng ngày 24/4, Bộ Quan hệ và hợp tác quốc tế Nam Phi (DIRCO) cho biết nước này đang tiến hành chiến dịch sơ tán 77 công dân đang mắc kẹt ở Sudan.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, các công dân Nam Phi đang bị mắc kẹt trong tình trạng thiếu dầu diesel hoặc điện và kết nối Internet không ổn định.
Trước đó, Pháp thông báo đã đưa 200 người thuộc nhiều quốc tịch đến Djibouti; Italy đã đưa tổng cộng khoảng 300 người ra khỏi vùng chiến sự; trong khi Ireland đang cử một lực lượng cứu hộ khẩn cấp đến hỗ trợ đón công dân. Hiện Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục triển khai công tác sơ tán nhân viên sứ quán và gia đình họ khỏi Sudan. Một đoàn xe, trong đó có cả xe buýt của Liên hợp quốc (LHQ), cũng đã rời Khartoum di chuyển về phía Đông tới cảng Sudan trên Biển Đỏ. Tuy nhiên, hoạt động cứu hộ vẫn đang gặp nhiều khó khăn do giao tranh giữa các lực lượng sở tại.
Khói bốc lên sau giao tranh tại Khartoum, Sudan, ngày 19/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của LHQ, giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RFS) từ ngày 15/4 đến nay đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến khoảng 420 người thiệt mạng, trên 3.700 người bị thương và hàng triệu người Sudan mắc kẹt không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản.
Chính phủ Sudan cáo buộc RSF nổi loạn và tiến hành các cuộc không kích nhằm vào căn cứ quân đội. Tư lệnh Abdel Fattah Burhan, người đứng đầu quân đội Sudan, đã ban hành sắc lệnh giải tán RSF. Các bên đã đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 3 ngày bắt đầu từ hôm 21/4 trong dịp lễ Eid al-Fitr của đạo Hồi. Các nhà phân tích cho rằng giao tranh ở Khartoum có thể kéo dài và sẽ lan rộng. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo xung đột leo thang có thể tàn phá đất nước Sudan và khu vực.
EU bất đồng sâu sắc về năng lượng hạt nhân Đây là diễn biến mới nhất liên quan đến tranh chấp giữa Pháp và một số quốc gia muốn EU đưa ra nhiều chính sách hơn nhằm thúc đẩy sự đóng góp của năng lượng hạt nhân trong việc cắt giảm lượng khí thải CO2. Đây là diễn biến mới nhất liên quan đến tranh chấp giữa Pháp và một số quốc gia...