Quan hệ châu Âu – Trung Quốc “gập ghềnh” vì Covid-19
Dịch Covid-19 đang khiến quan hệ giữa EU – Trung Quốc leo thang căng thẳng và cũng khiến kế hoạch đưa các công ty EU xâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc rất khó diễn ra trong năm nay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: Reuters)
Theo SCMP, kế hoạch của Đức nhằm đưa liên minh châu Âu EU tiến sâu hơn vào thị trường Trung Quốc được cho đang đối mặt với nguy cơ bị đình trệ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang làm “đảo lộn” nền kinh tế các nước.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có kế hoạch sẽ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 ở Leipzig để họp thượng đỉnh cùng với 27 nhà lãnh đạo các chính phủ, lãnh đạo ủy ban và hội đồng EU.
Tuy nhiên, cuộc họp trên đã không được liệt kê trong đề cương chính thức của Đức về các ưu tiên cho nhiệm kỳ chủ tịch của Hội đồng EU.
Cuối tuần qua, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói rằng còn quá sớm để khẳng định liệu kế hoạch về hội nghị thượng đỉnh có diễn ra hay không. Một nguồn tin ngoại giao EU có quan điểm tương tự, cho rằng quyết định về vấn đề này sẽ có thể được đưa ra sau tháng 6.
Đức hiện đang tập trung mọi nỗ lực vào cuộc chiến chống Covid-19, ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 2, mở cửa lại kinh tế và lên kế hoạch đối phó với những dự đoán rằng châu Âu có thể đối diện với tình trạng kinh tế không mấy tích cực.
Video đang HOT
Nhìn chung, các nền kinh tế của khu vực đồng euro bị dự đoán sẽ sụt giảm khoảng 7,75% trong năm nay – xấu hơn nhiều so với mức giảm 4,5% vào thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.
“Châu Âu đang chứng kiến một cú sốc kinh tế chưa từng có tiền lệ kể từ cuộc Đại Khủng hoảng”, Ủy viên Kinh tế EU Cameron Gentiloni cho biết tuần trước.
Giới quan sát lo ngại sự sụt giảm về kinh tế có thể sẽ khiến EU mất đi lợi thế khi thương lượng với Trung Quốc liên quan tới các thỏa thuận bảo hộ đầu tư. Theo SCMP, nền kinh tế Trung Quốc được cho là có thể hồi phục nhanh hơn so với châu Âu sau đại dịch.
Hiện cả EU và Trung Quốc đều đang liên lạc và thương lượng. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tháng trước đã trao đổi với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis.
“Việc trao đổi với Trung Quốc vẫn diễn ra nhưng phía Bắc Kinh luôn rất cứng rắn trong các vấn đề liên quan tới xâm nhập thị trường”, một nguồn thạo tin cho hay.
Theo Ủy ban Thương mại EU tại Trung Quốc, thách thức lớn nhất mà các công ty châu Âu đối mặt là các điều khoản pháp lý ưu tiên cho các công ty nhà nước Trung Quốc so với các công ty tư nhân, cũng như ưu tiên hơn cho công ty nội địa so với công ty nước ngoài.
Nếu hội nghị thượng đỉnh Leipzig bị hủy, một thỏa thuận dự kiến được ký vào cuối năm nay có thể sẽ bị ảnh hưởng. Trước đó, Chủ tich Ủy ban châu Âu EC Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel từng hủy chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 3 vì Covid-19.
Căng thẳng EU – Trung Quốc leo thang
Một rào cản khác cho triển vọng các công ty châu Âu tiến vào Trung Quốc được xem là phản ứng chỉ trích ngày càng gia tăng cách Bắc Kinh xử lý dịch Covid-19.
Bộ Ngoại giao Pháp đã triệu tập một nhà ngoại giao Trung Quốc vì cáo buộc phía Bắc Kinh cung cấp thông tin không chính xác về nỗ lực chống dịch của chính phủ Paris. Chính phủ Thụy Điển kêu gọi mở cuộc điều tra về cách Trung Quốc xử lý cuộc khủng hoảng y tế. Vùng Lombardy của Italia, trong khi đó, cảnh báo sẽ kiện Trung Quốc.
Chủ tich Ủy ban châu Âu EC Ursula von der Leyen kêu gọi mở cuộc điều tra nguồn gốc của Covid-19. EU cũng vận động hành lang cho một dự thảo nghị quyết tại Tổ chức Y tế Thế giới yêu cầu một cuộc điều tra.
Thêm vào đó, bà Von der Leyen cũng cam kết sẽ “xác định lại mối quan hệ giữa EU với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới” mà khối này coi là “đối thủ mang tính hệ thống” và “đối thủ cạnh tranh chiến lược”.
Người đứng đầu cơ quan phụ trách đối ngoại EU Josep Borrell lại cho rằng khối này đã “có chút ngây thơ” về vấn đề Trung Quốc. Trong khi đó, Ngoại trưởng Maas của Đức cho rằng Covid-19 cho thấy EU cần phải đồng lòng lên tiếng trước mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.
Tuần trước, Đại sứ EU tại Trung Quốc Nicolas Chapuis đã bị chỉ trích vì ông đã đồng ý cho một tờ báo của Bắc Kinh sửa một bài viết của các nhà ngoại giao EU trước khi đăng tải. Bài viết có một đoạn nói rằng Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc và đoạn này đã bị xóa đi. Động thái này được xem đã khiến căng thẳng Trung Quốc và EU thêm phần “tăng nhiệt”.
Nga bị nghi tấn công email văn phòng Thủ tướng Đức
Tình báo quân sự Nga bị nghi xâm nhập email văn phòng cử tri của Thủ tướng Đức trong vụ tấn công nhằm vào quốc hội nước này cuối năm 2015.
Tờ Der Spiegel hôm nay cho biết Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) có thể đứng sau vụ tấn công nhằm vào hệ thống của quốc hội Đức, song không tiết lộ nguồn tin.
Cảnh sát hình sự và cơ quan an ninh mạng liên bang Đức đã tái dựng một phần vụ tấn công, phát hiện hai hộp thư email thuộc văn phòng cử tri của Thủ tướng bị nhắm mục tiêu. Tin tặc được cho là đã sao chép toàn bộ email năm 2012-2015 trong hai hộp thư trên sang một máy tính khác.
Giới chức Đức và Nga chưa có bình luận về thông tin.
Hạ viện Đức hồi tháng 5/2015 phát hiện các hệ thống của mình bị đột nhập. Cơ quan này sau đó kết luận các vụ đột nhập được thực hiện từ đầu năm 2015, song không thể xác định thông tin nào đã bị đánh cắp.
Sueddeutsche tuần này đưa tin các công tố viên Đức đã ban hành lệnh bắt một cá nhân liên quan đến vụ tấn công hồi năm 2015. Tuy nhiên, cơ quan công tố Đức không bình luận về thông tin trên.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin sau khi thảo luận với thủ hiến các bang về Covid-19, ngày 30/4. Ảnh: Reuters.
Tình báo quân sự Nga từng bị nghi tấn công email của Ủy ban Quốc gia Đảng dân chủ Mỹ và John Podesta, người đứng đầu chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống Hilary Clinton hồi tháng 3/2016. Chính quyền cựu tổng thống Mỹ Barrack Obama năm 2016 áp đặt lệnh trừng phạt bốn sĩ quan cao cấp của GRU với cáo buộc tham gia vụ tấn công.
GRU là cơ quan tình báo lớn nhất của quân đội Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. GRU được thành lập năm 1920 với tên gọi Cục Điều phối Các cơ quan Tình báo quân đội. Tuy nhiên, vai trò của GRU thời đó thường ít được biết đến và được cho là chịu sự quản lý của Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB).
Tổng thống Nga Vladimir Putin, một cựu sĩ quan tình báo, được cho đóng vai trò lớn trong khôi phục vị thế của GRU. Một cựu điệp viên CIA từng hoạt động tại Nga nói Putin muốn nhiều cơ quan tình báo cạnh tranh với nhau và tạo điều kiện cho GRU "hồi sinh".
Đức sẽ đóng góp tài chính "đáng kể" để phát triển vaccine Covid-19 Thủ tướng Đức nhấn mạnh chỉ có hành động chung - hành động đa phương và quốc tế - mới có thể giúp vượt qua đại dịch này. Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 2/5 khẳng định, nước này sẽ đóng góp "tài chính đáng kể", để đảm bảo rằng, vaccine Covid-19 một khi được phát triển sẽ được sản xuất hàng loạt...