Quận Hai Bà Trưng: Nhiều công trình trường học khang trang, hiện đại đón năm học mới
Là một quận lõi của Hà Nội với số dân đông, quận Hai Bà Trưng hiện có 64 trường học công lập.
Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của Quận ủy, HĐND, UBND quận, cả 64 công trình trường học trên địa bàn luôn được quan tâm sửa chữa, cải tạo thường xuyên để chống xuống cấp. Song song với đó, quận cũng rất chú trọng dành nguồn lực thỏa đáng để xây dựng mới các trường học.
Công trình xây dựng mới trường THCS Lê Ngọc Hân khang trang, hiện đại tại phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng vừa hoàn thành kịp phục vụ năm học 2019 – 2020.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng cho biết: Thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Ban đã triển khai thực hiện đầu tư nhiều trường học trên địa bàn quận đảm bảo tiến độ và chất lượng đề ra. Các dự án đều nhằm mục tiêu mang đến cho các nhà trường cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đảm bảo điều kiện học tập, sinh hoạt của giáo viên và học sinh trong trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nói chung và các phường sở tại nói riêng.
Năm học 2018 – 2019, quận Hai Bà Trưng đã phát triển mạnh về quy mô mạng lưới trường lớp. Trong đó 41/64 trường học đã đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 64% và tăng 5 trường so với năm học trước. Cả 100% trường tiểu học và THCS được đầu tư nâng cấp thư viện và phòng tin học, 8 trường được đầu tư trang bị phòng học ngoại ngữ hiện đại…
Đáng chú ý, trọng điểm trong năm 2018, có 2 dự án đầu tư xây dựng mới trường học đã được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng là dự án trường Tiểu học Đồng Tâm và dự án trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm. Trong đó, dự án cải tạo, mở rộng trường
Tiểu học Đồng Tâm được UBND quận Hai Bà Trưng phê duyệt tại Quyết định số 4238/QĐ-UBND ngày 31/10/2016, có tổng mức đầu tư 31.307.292.000 đồng, trong đó chi phí xây dựng là 19.144.913.000 đồng. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 8/2017 và đã được hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 8/2018. Dự án xây dựng trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm được UBND quận phê duyệt tại Quyết định số 4049/QĐ-UBND ngày 29/10/2015, có tổng mức đầu tư 77.817.750.000 đồng, trong đó chi phí xây dựng 44.672.141.000 đồng. Tháng 12/2016, dự án đã được khởi công xây dựng và tháng 7/2018 hoàn thành đưa vào sử dụng.
Từ những kết quả đã đạt được năm qua, trong năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng đang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng mới một số công trình trường học trên địa bàn quận. Trong đó, phải kể đến 4 công trình trọng điểm vừa được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng kịp phục vụ năm học mới 2019 – 2020, đó là: Trường THCS Lê Ngọc Hân, trường Mầm non Lạc Trung, trường Mầm non tại khu đất ngõ 622 Minh Khai, trường Tiểu học Tô Hoàng.
Dự án xây dựng trường THCS Lê Ngọc Hân (phường Phạm Đình Hổ) được UBND quận Hai Bà Trưng phê duyệt tại Quyết định số 4048/QĐ-UBND ngày 29/10/2015, có tổng mức đầu tư 69.244.146.000 đồng, trong đó chi phí xây dựng là 48.349.956.000 đồng. Dự án được khởi công vào tháng 3/2018. Đến nay, gói thầu xây lắp chính đã hoàn thành, lắp đặt xong các thiết bị của công trình, bàn ghế và thiết bị giảng dạy; hoàn thiện phần cây xanh; đã đóng điện và đang chạy thử tải toàn công trình. Tháng 8/2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận vừa bàn giao toàn bộ công trình cho nhà trường, đưa vào sử dụng kịp phục vụ tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019 – 2020.
Cô trò trường Mầm non Lạc Trung (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) phấn khởi được đón năm học 2019 – 2020 trong ngôi trường mới.
Video đang HOT
Dự án Xây dựng trường Mầm non Lạc Trung (phường Vĩnh Tuy) được UBND quận Hai Bà Trưng phê duyệt tại Quyết định số 3869/QĐ-UBND ngày 29/9/2017, có tổng mức đầu tư 28.854.043.000 đồng, trong đó chi phí xây dựng là 17.148.852.000 đồng. Được khởi công tháng 7/2018, đến nay công trình đã hoàn chỉnh xong cơ sở vật chất, đã đấu điện, nước thử tải toàn bộ công trình. Hiện tại, Ban đã bàn giao cho nhà trường tiếp nhận công trình để kịp phục vụ tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Đồng thời, các gói thiết bị thuộc danh mục mua sắm tập trung (điều hòa, máy chiếu, thiết bị đồ chơi…) đang tiếp tục được lắp đặt, dự kiến hoàn thành vào ngày 10/9/2019 để bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Cùng với đó, dự án xây dựng trường Mầm non tại khu đất ngõ 622 Minh Khai được UBND quận Hai Bà Trưng phê duyệt tại Quyết định số 3556/QĐ-UBND ngày 14/9/2017, có tổng mức đầu tư là 39.280.513.000 đồng, trong đó chi phí xây dựng 25.162.546.000 đồng. Dự án khởi công tháng 6/2018. Đến nay, công trình cũng đã được hoàn chỉnh xong cơ sở vật chất, đã đấu điện, nước thử tải toàn bộ công trình. Hiện, nhà trường đã tiếp nhận công trình để kịp phục vụ tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019 – 2020. Các gói thiết bị thuộc danh mục mua sắm tập trung (điều hòa, máy chiếu, thiết bị đồ chơi…) cũng đang tiếp tục được lắp đặt, dự kiến hoàn thành vào ngày 10/9/2019 để bàn giao đưa vào sử dụng.
Với dự án xây dựng trường Tiểu học Tô Hoàng (phường Cầu Dền), UBND quận Hai Bà Trưng đã phê duyệt tại Quyết định số 4153/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 với tổng mức đầu tư 76.874.356.000 đồng, trong đó chi phí xây dựng là 50.224.361.000 đồng. Công trình được khởi công từ tháng 8/2017, hiện đã hoàn thành thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật sân vườn, cổng tường rào, lắp đặt thiết bị điện, nước, các thiết bị mua sắm tập trung… Từ ngày 30/8 – 5/9/2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận phối hợp với nhà trường chuẩn bị mặt bằng để kịp phục vụ tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Dự kiến đến ngày 15/9/2019, sẽ hoàn thành dọn dẹp vệ sinh, chạy thử tải toàn công trình để bàn giao đưa vào sử dụng, phục vụ tốt nhất công tác giảng dạy và học tập của nhà trường.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng, trong năm 2019, quận tiếp tục đầu tư xây dựng mới 4 trường học tại các phường Minh Khai, Trương Định, Bạch Đằng, Đồng Tâm, sẽ hoàn thành trong năm 2020 – 2021.
Mặc dù có chủ trương tách cấp tiểu học và THCS từ năm 1994, nhưng cũng phải tới năm 2015 dự án mới được triển khai và dù ngôi trường có gần 100 năm tuổi nhưng có lẽ trường Tiểu học – THCS Lê Ngọc Hân là ngôi trường cuối cùng ở 4 quận nội thành được tách cấp. Bởi vậy, việc khánh thành ngôi trường mới THCS Lê Ngọc Hân đúng dịp khai giảng năm học mới này có ý nghĩa rất lớn bởi sau hàng chục năm, niềm mong mỏi đã thành hiện thực.
Giáo viên, học sinh, phụ huynh, chính quyền và Nhân dân phường sở tại đều vô cùng phấn khởi. Bên cạnh đó, đây cũng là trường THCS được xây dựng chuẩn nhất tại quận Hai Bà Trưng về cơ sở vật chất, với mỗi phòng học rộng 67m2 và chỉ có trung bình 43 học sinh/lớp; đồng thời có đầy đủ các phòng chức năng đẹp, hiện đại gồm Âm nhạc, Tin học, Ngoại ngữ, Hóa sinh, Lý công nghệ, cùng phòng đồ dùng học tập, thư viện, nhà đa năng rộng rãi…
Theo Kinh Tế Đô Thị
Trường Cao đẳng Kiên Giang: Ưu tiên tuyển sinh ngành nghề thị trường có nhu cầu trong năm học 2019
Th.s Nguyễn Hoàng Quyên - Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kiên Giang cho biết: Việc tuyển sinh trong năm học mới đến nay đã đạt 2/3 chỉ tiêu đề ra và trường tiếp tục chú trọng các ngành nghề mà các địa phương trong tỉnh Kiên Giang đang thật sự có nhu cầu, nhằm đảm bảo cho các sinh viên khi ra trường đều tìm được việc làm.
Phó Hiệu trưởng Nguyễn Hoàng Quyên cũng cho biết, công tác ổn định bộ máy tổ chức sau một năm sáp nhập trường đến nay cơ bản đã đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động, giảng dạy đảm bảo chất lượng.
Nhiều ngành nghề đã có "thương hiệu"
Trường Cao đẳng Kiên Giang trước kia là trường Cao đẳng Kinh tê - Kỹ thuât Kiên Giang, khi có quyết định của của Bộ LĐ, TB &XH về việc sáp nhập trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang vào trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang. Đây là môt trong những cơ sở đào tạo trọng điêm của tỉnh, luôn đi đâu trong viêc đôi mới mục tiêu và phương pháp đào tạo nhạy bén đáp ứng được yêu câu của xã hôi, của người học và của thị trường lao đông.
Th.s Nguyễn Hoàng Quyên - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiên Giang trao bằng tốt nghiệp cho các cử nhân năm 2019
Bước vào năm học mới 2019 - 2020, trường Cao đẳng Kiên Giang tiếp tục đưa ra tiêu chí ưu tiên tuyển sinh và đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn thị trường lao động. Từ đó phấn đấu trên 90% sinh viên ra trường có việc làm ngay trong năm học 2019 - 2020 (năm học trước tỉ lệ này đã đạt trên 85%). Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của các ngành như: Tin học ứng dụng, xây dựng, tiếng Anh du lịch, Cơ khí trong năm qua đạt trên 96%. Đây cũng chính là những ngành "hot" có nhiều thí sinh đến đăng ký xét tuyển trong năm 2019.
Ban Giám hiệu nhà trường chụp ảnh lưu niệm trong Lễ Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 2018
Nhiều ngành nghề mà Trường Cao đẳng Kiên Giang đang đào tạo từ lâu đã trở thành "thương hiệu" cho trường như lái xe, điện, du lịch, công nghệ thực phẩm,... Những ngành nghề này không chỉ địa phương tỉnh Kiên Giang đang cần mà cả khu vực ĐBSCL cũng đang "khát" nguồn nhân lực nên nhiều sinh viên đã tìm được việc làm ngay trong giai đoạn thực tập. Tuy nhiên, việc một số ngành chưa đủ chỉ tiêu tuyển sinh cũng đang là một trong những bài toán khó mà trường đang tìm hướng khắc phục.
Tín hiệu vui trước thềm năm học mới
Những năm gần đây, trong khi các trường cao đẳng trên toàn quốc tuyển sinh rất khó thì đối với trường Cao đẳng Kiên Giang, chỉ trong vòng hai tuần khởi động phỏng vấn xét tuyển 2019, đã có hơn 1.000 thí sinh đến từ các huyện trong tỉnh cùng các vùng lân cận đến nộp hồ sơ nhập học ngay sau khi có kết quả trúng tuyển và đến nay con số vẫn tiếp tục tăng lên. Đây được xem là một con số rất đáng khích lệ đối với các thầy cô và Ban giám hiệu nhà trường.
Các sinh viên Cao đẳng Kiên Giang tìm kiếm cơ hội được tuyển dụng tại Ngày hội việc làm tổ chức tại trường
Theo Th.s Nguyễn Hoàng Quyên, so với bậc đại học thì có lẽ cao đẳng là sự lựa chọn hợp lý với những bạn trẻ có sức học trung bình khá, yêu thích "học nghề" hơn là chuyên sâu về học thuật và nghiên cứu. Ngày nay, bậc cao đẳng cũng mở ra khá nhiều lợi thế và cơ hội việc làm cho giới trẻ như yêu cầu đầu vào "dễ thở", chương trình đào tạo chuyên sâu về nghề (thời lượng thực hành chiếm 70%) và dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên trường Cao đẳng Kiên Giang thực hành lắp ráp mô hình
Sinh viên Cao đẳng Kiên Giang trong giờ thực hành xây dựng dân dân dụng
Đặc biệt, đối với một trong những vấn đề quan tâm nhất của sinh viên hiện nay là tìm được tìm việc làm ngay khi ra trường thì trường Cao đẳng Kiên Giang là nơi đã và đang đáp ứng được mong mỏi này.
Hiện tại, với chương trình đào tạo luôn đổi mới; đội ngũ giáo viên có chuyên môn và giàu kinh nghiệm; cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, hiện đại; học phí phù hợp. Đặc biệt, việc định hướng nghề nghiệp, các chính sách ưu tiên giải quyết việc làm cho học sinh sinh viên là một trong những nội dung quan trọng luôn được các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường chú trọng quan tâm. Hiện nay, trường Cao đẳng Kiên Giang đã và đang trở thành đối tác tin cậy cho các doanh nghiệp lớn như: Vinpearl, Sun Group, BIM group, FPT telecom, Cty CP Trung Sơn, Cty điện Liên Thành, Hoa Sen group, Novotel Phú Quốc, Cty Thaco Trường Hải, ... Các doanh nghiệp trên thường xuyên liên hệ tuyển dụng lao động qua đào tạo phù hợp với ngành nghề đào tạo.
Ổn định đội ngũ giảng viên các ngành nghề
Sau một năm sát nhâp, trường CĐKG đã dần ổn định. Việc sáp nhập hai trường thành một đã rút gọn đầu mối, tinh giản biên chế và tạo điều kiện tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng và trang thiết bị, mô hình học cụ, phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo ở địa phương. "Tuy còn nhiều khó khăn trước mắt như việc sáp nhập chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nhân sự, trong đó có lãnh đạo, cán bộ, giáo viên... nên cơ chế, chế độ, chính sách dành cho họ cũng đang được các cấp lãnh đạo chú trọng" - Th.s Quyên nhấn mạnh.
Tin tưởng rằng, với bề dày hơn 50 năm lịch sử hình thành và phát triển, trường Cao đẳng Kiên Giang là môi trường học tập năng động, trang bị cho các bạn hành trang kiến thức, kỹ năng tốt nhất để vững bước thành công trong tương lai.
Hiện trường Cao đẳng Kiên Giang đào tạo 20 nghề trình độ Cao đẳng và 10 nghề trình độ Trung cấp, bao gồm các nhóm ngành: Công nghệ kỹ thuật; Kế toán - Quản trị; Tài chính - Luật; Du lịch - Khách sạn; Tiếng Anh - Tiếng Anh du lịch; Nông nghiệp - Môi trường và Công nghệ thực phẩm.
Ngoài ra, trường còn đào tạo các khóa ngắn hạn theo nhu cầu của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm; Liên kết đào tạo đại học và hợp tác tuyển sinh sau đại học; Đào tạo và sát hạch lái xe các hạng.
Trong năm 2019, nhà trường đặc biệt tuyển sinh bổ sung bậc cao đẳng chính quy (ngoài đối tượng đã tốt nghiệp THPT) như: Quản trị khách sạn, CNKT Điện - Điện tử, CNKT Cơ khí, Kỹ thuật Xây dựng, Nông nghiệp, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, Kinh tế, Tiếng Anh...
Huy Diệu - Phúc Tiến
Theo baophapluat
Bảo đảm cơ sở vật chất, đón đầu chương trình mới Trước thềm năm học mới, ông Phạm Hùng Anh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) đã trao đổi với Báo Giáo dục & Thời đại về những giải pháp bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy - học, đón đầu Chương trình GDPT, SGK mới. Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để...