Quân đội Trung Quốc tăng tốc để cạnh tranh với Mỹ
Cải tổ bộ máy tổ chức, tinh giảm biên chế, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội nhằm cạnh tranh với Mỹ, nhưng mục tiêu của Trung Quốc vẫn là một chặng đường đầy chông gai phía trước.
Quân đội Trung Quốc (PLA) đang gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng, họ đang tăng tốc độ hiện đại hóa để cạnh tranh với Mỹ như một siêu cường toàn cầu. PLA tiếp tục nỗ lực cải cách nhiều mặt để hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa năng lực quân sự.
Một trong những phát triển quan trọng nhất là kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti. Quá trình xây dựng căn cứ đã bắt đầu từ cuối tháng 2. Theo CNN, Trung Quốc có thể đã đàm phán một hợp đồng kéo dài 10 năm, mặc dù Bắc Kinh không xác nhận chi tiết.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đại tá Wu Qian cho biết, mục đích của căn cứ để cung cấp hậu cần tốt hơn và bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở vịnh Aden, ngoài khơi Somalia, cũng như nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo khác của Liên Hợp Quốc.
Căn cứ quân sự mới của Trung Quốc bố trí khá gần căn cứ của Mỹ ở Djibouti cũng như ở châu Phi. Đó là một địa điểm có vị trí chiến lược, tăng cường khả năng bảo vệ các tàu chở dầu qua bán đảo Arab.
Đầu tư mạnh trên không, trên biển
Thời gian gần đây, Trung Quốc đầu tư mạnh cho không quân và hải quân. Bắc Kinh đã đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên tân trang lại từ sản phẩm chưa hoàn thành mua của Ukraine. Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển tiêm kích trên hạm J-15, một số mẫu thử nghiệm đã cất hạ cánh thành công trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.
Bên cạnh đó, Trung Quốc tuyên bố đang đóng tàu sân bay thứ 2. Toàn bộ quá trình này là một nỗ lực hướng đến xây dựng lực lượng “hải quân nước xanh”. Trong mỗi bước phát triển của PLA đều có những điểm nhấn đặc trưng cho một siêu cường trong tương lai.
Trước đó, PLA chỉ tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ biên giới mà từ chối thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài, điều mà Bắc Kinh luôn cho là đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi, Trung Quốc đã thiết lập căn cứ nước ngoài đầu tiên, xây dựng trái phép đảo nhân tạo trên Biển Đông. Triển khai tên lửa, máy bay, lắp đặt trạm radar bất chấp luật pháp, thách thức cộng đồng quốc tế trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Yvonne Chiu, chuyên gia về quân sự và ngoại giao thuộc Đại học Hong Kong, trao đổi với CNN rằng, rõ ràng, Trung Quốc muốn cạnh tranh với Mỹ không chỉ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cán cân quân sự Mỹ-Trung qua những con số. Ảnh: IISS
Ngoài việc cạnh tranh với Mỹ về năng lực quân sự, Bắc Kinh còn nỗ lực đuổi kịp về xuất khẩu vũ khí. Doanh số bán hàng quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong thập niên qua. Trung Quốc đã vươn lên thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga.
Số tiền từ bán vũ khí không chỉ là một nguồn thu, mà còn là một dấu hiệu cho thấy sự ảnh hưởng quân sự ở quy mô toàn cầu qua đó có thể giúp củng cố các liên minh chính trị. Trong tương lai, vũ khí Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh với Mỹ trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là ở các quốc gia có năng lực tài chính khiêm tốn.
Vẫn còn kém Mỹ rất nhiều
Sự tiến bộ của quân đội Trung Quốc là điều không thể phủ nhận, nhưng PLA vẫn tồn tại nhiều “điểm yếu nghiêm trọng”, báo cáo 184 trang của Ủy ban An ninh Kinh tế Mỹ – Trung với sự trợ giúp của Tổng công ty Rand (tổ chức tư vấn cho Lầu Năm Góc) kết luận.
Mặc dù cơ cấu chỉ huy của PLA đã được tổ chức lại nhưng cần nhiều thời gian để guồng máy đi vào vận hành một cách trơn tru. Về năng lực tác chiến, báo cáo cho biết, quân đội Trung Quốc thiếu năng lực đổ bộ để triển khai binh lính và khí tài trong một chiến dịch quân sự nếu có.
Tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu dùng cho mục đích đào tạo thay vì hoạt động chiến đấu. Ảnh: SCMP
Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn rất yếu trong lĩnh vực tác chiến chống ngầm. Báo cáo cho biết, Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc tích hợp vũ khí hiện đại vào các thiết bị hiện có. Các binh sĩ chưa được đào tạo đúng cách để vận hành khí tài mới.
Bắc Kinh đã đưa vào vận hành tàu sân bay đầu tiên, song năng lực hàng không của tàu vẫn chưa hoàn thiện nên không thể hoạt động như một hàng không mẫu hạm đúng nghĩa. Trong khi đó, Mỹ đang vận hành 10 nhóm tác chiến tàu sân bay và đang đóng hàng không mẫu hạm thế hệ tiếp theo.
Không quân Trung Quốc tuy có số lượng máy bay nhiều, nhưng phần lớn là chiến đấu cơ thế hệ cũ. Máy bay hiện đại còn chiếm tỷ lệ thấp. Bắc Kinh đang phát triển mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5, trong khi Mỹ đã bắt tay phát triển máy bay thế hệ 6.
Chính quân đội Trung Quốc cũng thừa nhận vẫn còn khoảng cách lớn giữa PLA với quận đội các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ. Trung Quốc có thể trở thành một siêu cường trong tương lai, nhưng điều đó không hề dễ dàng và phải mất rất nhiều thời gian. Khả năng Trung Quốc có thể cạnh tranh với Mỹ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là quân sự vẫn còn là một ẩn số.
Theo_Zing News
Trung Quốc sẽ mua Su-35 được trang bị hệ thống radar hiện đại hóa của Nga
Ngày 10-3, giám đôc công ty chê tạo công cụ quôc gia Ryazan của Nga cho biêt, Trung Quôc sẽ mua các máy bay chiên đâu đa năng Su-35 của Nga được trang bị hệ thông kiêm soát radar hiện đại hóa IRBIS-E.
"Hiện tại, công việc hiện đại hóa hệ thống radar IRBIS-E đã hoàn thành, hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc đã được ký kết", ông Pavel Budagov nói với hãng thông tấn RIA Novosti.
Radar IRBIS-E, do Viện Nghiên cứu khoa học thiết kế công cụ Tikhomirov của Nga phát triển, được thiết kế để phát hiện, theo dõi và điều phối mục tiêu cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, cũng như trong điều kiện tiếng ồn tự nhiên và bị gây nhiễu.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga
Hệ thống radar mảng pha thụ động (PESA) N035 IRBIS-E được chế tạo theo công nghệ đỉnh cao vượt trội hơn rất nhiều so với các radar của các nước khác trên thế giới. Đây là yếu tố quan trọng làm nên sức mạnh của Su-35.
IRBIS-Ecó cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100- 150 km.
Với mô hình thiết kế vừa sục sạo vừa theo dõi, loại radar này còn cung cấp cho Su-35 khả năng cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.
Năm 2015, Nga và Trung Quốc đã ký kết một hợp đồng trị giá 2 tỷ USD về việc cung cấp 24 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-35 cho không quân Trung Quốc, với lô hàng 4 chiếc đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao vào cuối năm 2016.
Với hợp đồng này, Trung Quốc đã trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên mua dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới này. Hợp đồng trên sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm.
Theo_An ninh thủ đô
Bước đi của Nhật Bản tăng tốc sản xuất vũ khí Sau những thay đổi chính sách về quốc phòng được Nhật Bản đưa ra, Tokyo đang từng bước dộc lập về vũ khí. Theo Boxun news, Nhật Bản và Anh đang có kế hoạch hợp tác phát triển loại tên lửa không đối đất mới dựa trên nguyên mẫu Meteor do công ty MBDA nghiên cứu và chế tạo. Theo kế hoạch, hai...