Quân đội Trung Quốc khoe năng lực mới của tiêm kích J-20
Quân đội Trung Quốc xác nhận chiến đấu cơ tàng hình J-20 của nước này có thể dễ dàng đạt khả năng bay hành trình siêu vượt âm.
Đây là khả năng đạt tốc độ siêu vượt âm mà không cần dùng đến bộ đốt sau.
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của quân đội Trung Quốc. Ảnh: chinamil.com.cn
Tờ Global Times (Trung Quốc) ngày 27/5 dẫn lời nhiều chuyên gia nhận định khả năng bay hành trình siêu vượt âm có thể mang lại lợi thế chiến thuật đáng kể và phản ánh sức mạnh của động cơ do Trung Quốc phát triển trong nước.
Theo họ, bay hành trình siêu vượt âm không cần dùng bộ đốt sau giúp tiết kiệm thời gian, tạo lợi thế quan trọng trong chiến đấu, bao gồm việc vào vị trí chiến đấu nhanh hơn và không có đối thủ nhiều thời gian để xử lý.
Chiến khu miền Đông của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tối 26/5 đăng lên mạng xã hội cho biết thêm rằng tiêm kích J-20 vốn có khả năng tàng hình vượt trội, tạo điều kiện để nó xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương.
Video đang HOT
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhang Xuefeng đánh giá với Global Times rằng J-20 có thể bay hành trình siêu vượt âm nhờ thiết kế khí động học độc đáo thân nâng (lifting body) và động cơ phát triển trong nước.
Phiên bản J-20 sử dụng động cơ “made in China” đã được tiết lộ tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc 2021 tại tỉnh Quảng Đông. Trước đó, tiêm kích này được trang bị động cơ do Nga sản xuất.
J-20 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2, hoạt động ở độ cao 18,2km. Chiến đấu cơ tàng hình J-20 lần đầu bay thử trong năm 2011 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2017.
Mỹ gây áp lực buộc Argentina đóng trung tâm vệ tinh là 'tai mắt' của Trung Quốc
Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Argentina của ông Javier Miley, người ủng hộ quan hệ hợp tác với Mỹ, Washington nhận ra rằng đã đến lúc phải hành động dứt khoát và yêu cầu Buenos Aires đóng cửa trung tâm vệ tinh NEUQUEN của Trung Quốc dưới bất kỳ lý do gì.
Tổng thống Argentina Javier Milei, người ủng hộ quan hệ hợp tác với Mỹ, phát biểu tại một hội nghị ở bang Maryland, Mỹ ngày 24/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Sergei Aleksandrovich Nikitin, chuyên gia Nga về Mỹ Latinh, Mỹ đã theo dõi với sự khó chịu công khai liên quan đến việc tăng cường hợp tác quân sự của Trung Quốc với Argentina, nơi mà Bắc Kinh coi là một trong những quốc gia chủ chốt trong việc thực hiện kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở Mỹ Latinh.
Do đó, Washington đặc biệt không hài lòng trước thực tế là ngoài việc mua vũ khí và thiết bị quân sự từ Trung Quốc, Buenos Aires đã cấp phép xây dựng một trung tâm vệ tinh của Trung Quốc ở Patagonia của Argentina. Mặc dù, Bắc Kinh tuyên bố rằng trung tâm này hoạt động hoàn toàn vì mục đích hòa bình, Mỹ vẫn nghi ngờ rằng quân đội Trung Quốc có mối liên hệ trực tiếp, tờ Nezavisimaya Gazeta (Nga) mới đây đưa tin.
Theo Thời báo Buenos Aires, trạm vệ tinh Ga Espacio Profundo CLTC-CONAE-NEUQUEN ở phía Nam Argentina đã trở thành trung tâm của một cuộc tranh cãi địa chính trị trong nhiều tháng. Được mô tả như một căn cứ, trung tâm quan sát không gian và cơ sở quân sự của Trung Quốc, trạm vệ tinh này là tâm điểm của căng thẳng ngoại giao, với việc Mỹ lo ngại về ý định và hoạt động của Bắc Kinh tại địa điểm trên.
Các quan chức quân sự và tình báo Mỹ từ lâu đã lo ngại về khu phức hợp có diện tích 200 ha được bảo đảm an ninh đặc biệt này, nơi Trung Quốc vận hành một trạm ăng-ten cực mạnh cao 16 tầng. Họ đã nhắc lại những lo ngại đó với Tổng thống Argentina Javier Milei kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 12 năm ngoái.
Cụ thể, các đại diện cấp cao của Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan điểm trung tâm vệ tinh NEUQUEN có liên quan tới chiến lược quân sự hóa không gian của Trung Quốc. Đồng thời, họ đề cập đến thông tin từ các cơ quan tình báo mà theo đó Trung Quốc được cho là đang phát triển các công nghệ đánh chặn và phá hủy các vệ tinh nước ngoài, thông qua triển khai mạng lưới các trung tâm vệ tinh trải rộng khắp thế giới, bao gồm cả Argentina.
Chuyên gia Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ Anthony Beasley cho rằng trung tâm của Trung Quốc ở Patagonia có khả năng giám sát vệ tinh của các quốc gia khác và thu thập thông tin mật từ họ. Ding Chen, một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại trung tâm nghiên cứu Heritage Foundation, đồng tình với quan điểm trên, lưu ý rằng việc trung tâm được trang bị ăng-ten vệ tinh khổng lồ kiểu mới nhất, trên thực tế là "mắt" và "tai" của quân đội Trung Quốc ở Mỹ Latinh, vì nó có khả năng chặn bất kỳ loại tín hiệu và thông tin nào.
Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi Euclid Tapia, một chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu tại Đại học Panama, người cho rằng với sự giúp đỡ của trung tâm ở Argentina, Trung Quốc "đang tìm cách mở rộng phạm vi giám sát toàn cầu đối với các hoạt động của Mỹ và các nước NATO". Ngoài ra, thiết bị do Trung Quốc lắp đặt có thể làm gián đoạn thông tin liên lạc, mạng điện tử và hệ thống điện từ, cũng như theo dõi các vụ phóng tên lửa và ghi lại vị trí bố trí của vũ khí chiến lược. Do đó, chuyên gia Tapia tin rằng hoạt động của trung tâm NEUQUEN "gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia không chỉ của Mỹ và các đồng minh mà còn của chính Argentina".
Vì vậy, sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Argentina của ông Javier Miley, người ủng hộ quan hệ hợp tác với Mỹ, Washington nhận ra rằng đã đến lúc phải hành động dứt khoát và yêu cầu Buenos Aires đóng cửa trung tâm vệ tinh của Trung Quốc dưới bất kỳ lý do gì. Trong bối cảnh đó, Đại sứ Mỹ tại Buenos Aires Mark Stanley gần đây đã tuyên bố rằng "Argentina đang cho phép quân đội Trung Quốc tiến hành các hoạt động bí mật tại một trung tâm vệ tinh ở Patagonia".
Tiếp theo đó là cuộc gặp giữa ông Miley và Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam Mỹ, Tướng Laura Richardson, với trọng tâm là thảo luận về triển vọng hoạt động của NEUQUEN. Vài ngày sau, Tổng thống Miley có chuyến đi thị sát trung tâm vệ tinh của Trung Quốc. Mặc dù Tổng thống Argentina không tìm thấy "bất cứ điều gì đáng ngờ" ở đó, nhưng ông đảm bảo với Mỹ và công chúng Argentina rằng chính quyền sẽ "kiểm soát các hoạt động của trung tâm này và nếu cần, sẽ xem xét lại thỏa thuận với phía Trung Quốc".
Trung Quốc đã phản ứng ngay lập tức nhằm bảo vệ trung tâm vệ tinh ở Patagonia, cho rằng việc Washington gây áp lực lên Buenos Aires về các hoạt động quân sự và tình báo của Trung Quốc bị cáo buộc là do tham vọng địa chính trị của Mỹ. Bắc Kinh nêu rõ rằng "nếu Tổng thống Miley tiếp tục con đường trên, Trung Quốc sẽ không chỉ đình chỉ tài trợ cho một số dự án quan trọng ở Argentina mà còn ngừng hỗ trợ hoàn toàn đối với quốc gia Mỹ Latinh này".
Trước áp lực từ Trung Quốc, ông Miley phản hồi lại rằng "lãnh đạo hiện tại của Argentina không có quyền cấm doanh nghiệp của mình kinh doanh với Trung Quốc và tham gia các giao dịch thương mại với nước này".
Chuyên gia Tapia nhấn mạnh: "Argentina ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, các mối quan hệ tài chính và kinh tế với quốc gia này hiện rất khó phá vỡ. Tuy nhiên, còn quá sớm để Trung Quốc vui mừng, vì Mỹ chắc chắn sẽ tăng áp lực lên Tổng thống Miley để đạt được mục tiêu là đóng cửa trung tâm".
Julio Montero, chuyên gia tại Đại học San Andres (Buenos Aires), kết luận: trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hiện nay ở Argentina, mối quan hệ của nước này với Trung Quốc có tầm quan trọng sống còn: "Nếu Trung Quốc ngừng hỗ trợ tài chính và kinh tế cho Argentina cũng như ngừng mua hàng hóa của nước này thì Argentina sẽ sụp đổ".
Tiêm kích Trung Quốc bị cáo buộc gây nguy hiểm cho trực thăng quân sự Australia Australia cáo buộc tiêm kích Trung Quốc gây nguy hiểm cho một trực thăng quân sự của nước này ở Hoàng Hải bằng cách thả pháo sáng. Theo hãng tin Reuters, hôm nay (7/5), Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết, nhân viên quốc phòng Australia đã gặp nguy hiểm trên không phận quốc tế do hành động của quân đội Trung Quốc,...