Quân đội Thái tuyên bố giam giữ cựu thủ tướng Yingluck “tới 1 tuần”
Quân đội Thái Lan hôm nay tuyên bố sẽ giam giữ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và các lãnh đạo của chính phủ vừa bị lật đổ tới một tuần, khi họ thắt chặt kiểm soát đất nước sau cuộc đảo chính vào ngày 22/5 vừa qua – cuộc đảo chính bị nhiều nước lên án mạnh mẽ.
Nhiều người biểu tình phản đối chính phủ “ăn mừng” cuộc đảo chính bằng cách tự chụp ảnh với các binh sỹ được triển khai trên đường phố.
Thông báo với báo chí lần đầu tiên kể từ khi nắm quyền lực vào hôm thứ năm vừa qua, hội đồng quân sự đã từ chối cho biết nơi cựu Thủ tướng và các quan chức của chính quyền bị lật đổ bị bắt giam, song khẳng định họ không gặp nguy hiểm. Trong khi đó, các các cuộc biểu tình lẻ tẻ vẫn tiếp diễn ở Bangkok.
“Họ sẽ bị giam giữ tới một tuần, dựa vào việc họ liên quan trực tiếp như thế nào (đối với những bất ổn chính trị ở Thái Lan)”, phát ngôn viên quân sự, tướng Winthai Suvaree cho biết với các phóng viên.
Trong thông báo mới nhất trên trang twitter của mình, tư lệnh quân đội Thái Lan, Tướng Prayut Chan-O-Cha, đã lên án chính phủ dân sự, và cho biết hành động của quân đội là nhằm ngăn chặn vương quốc Thái Lan trở thành một “Ukraine hoặc Ai Cập”.
Dưới sự nắm quyền của quân đội, tự do dân sự bị kiểm soát chặt chẽ. Lệnh giới nghiêm ban đêm cũng bị áp đặt.
Cựu Thủ tướng Yingluck và hàng chục nhân vật khác trong chính quyền bị lật đổ và đảng Peua Thai của bà cũng như nhiều đối thủ chính trị của họ đã bị quân đội triệu tập vào ngày hôm qua. Sau đó họ đã bị bắt giữ. Trung tướng Thirachai Nakwanich, tư lệnh Quân khu miền trung ương, bao gồm cả thủ đô Bangkok, cho biết bà Yingluck vẫn khỏe và bà cùng những người khác bị bắt giữ theo một điều khoản của luật quân sự, cho phép quân đội bắt giữ người trong 7 ngày mà không cần cáo buộc.
Hiện chưa rõ có cáo buộc nào đưa ra với họ hay không.
Thêm người bị gọi trình diện
Quân đội cho biết 135 người cho đến nay đã tới trình diện theo lệnh triệu tập, trong đó có cả người kế nhiệm bà Yingluck, thủ tướng tạm quyền Niwattumrong Boonsongpaisan. Hầu hết những người này là thành viên của đảng Puea Thái và đồng minh của họ.
Video đang HOT
Theo thông tin mới nhất quân đội Thái đã lệnh thêm hơn 35 người nữa, trong đó có cả những học giả nổi tiếng, phải tới trình diện họ cho tới chiều nay 24/5.
Hiến pháp sẽ thay đổi?
Giới phân tích chính trị xem cuộc đảo chính là nỗ lực lớn nhất của một nhóm quyền lực ở Bangkok, cùng với quân đội, những nhân vật bảo hoàng, nhằm loại bỏ “nguy cơ chính trị” do anh trai của bà Yingluck, hay cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, tạo ra.
Ông Thaksin, một tỷ phú chuyển sang làm chính trị, đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006 và đã chạy trốn ra nước ngoài 2 năm sau đó nhằm tránh án tù do cáo buộc tham nhũng. Tuy nhiên gia đình và đồng minh của ông tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sau đó.
Hiến pháp đã được thay đổi vào năm 2006 trong đó có điều khoản nhằm hạn chế ảnh hưởng đối với các cuộc bầu cử của ông Thaksin. “Lần này những thay đổi hiến pháp sẽ còn sâu rộng hơn nữa”, một nhà phân tích chính trị Thái Lan Paul Chambers cho hay.
Ông cho rằng, những thay đổi sẽ bao gồm những biện pháp chống gian lận bầu cử, “thậm chí trao quyền lực lớn hơn cho tòa án và cuối cùng, và cũng là điều đáng ngại nhất, trao quyền nhiều hơn cho quân đội”.
Theo Dantri
Thái Lan: Phe "Áo Đỏ" rầm rộ chuẩn bị xuống đường bảo vệ Thủ tướng
Hàng trăm nghìn người "Áo Đỏ" ủng hộ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra dự kiến sẽ xuống đường trong ngày mai (5/4) để bảo vệ chính quyền, trong bối cảnh bà Yingluck sắp có nguy cơ bị phế truất sau khi bị tòa án hiến pháp cáo buộc vi phạm phiến pháp.
Một ngày trước cuộc tuần hành lớn, hàng trăm người Thái Lan thuộc phe "Áo Đỏ" đã tham gia các cuộc huấn luyện võ tự vệ, làm dấy lên lo ngại về một giai đoạn xung đột dân sự nguy hiểm mới.
Nhiều người Áo Đỏ luyện võ chuẩn bị đi biểu tình
Mặc dù chưa thể được xem như những quân nhân sẵn sàng chiến đấu, đội ngũ những nông dân trồng lúa này vẫn đầy quyết tâm ngăn chặn người biểu tình đối lập tại Bangkok lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Đến từ các khu vực đông dân cư nhưng nghèo khó ở miền Bắc và Đông Bắc, những người "Áo Đỏ" đã ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck một cách rộng rãi.
Vài tuần gần đây, những cảnh báo họ đưa ra đã dần tăng nhiệt, tương ứng với những thách thức pháp lý mà bà Yingluck phải đối mặt cũng như nguy cơ bị phế truất. Bà đang phải đối mặt với cáo buộc lơ là trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi. Mới đây nhất, vị nữ thủ tướng lại bị Tòa hiến pháp cáo buộc lạm dụng quyền lực khi điều động ông Thawil Pliensri, tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia năm 2011.
Cho rằng bà Yingluck sắp bị phế truất, phe "Áo Đỏ" khẳng định sẽ đưa hàng trăm nghìn người ủng hộ tới ngoại ô Bangkok trong ngày mai (5/4) để tiến hành cuộc tuần hành kéo dài 2 ngày. Động thái này có khả năng sẽ làm gia tăng cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 6 tháng qua, vốn đã khiến 24 người chết và hàng trăm người bị thương trong các vụ tấn công bằng lựu đạn và súng, nhắm vào người biểu tình.
"Trái tim sư tử"
"Chúng tôi có trái tim sư tử...chúng tôi là những chiến binh thực sự", lãnh đạo phe Áo Đỏ Kwanchai Pripana khẳng định với AFP tại khu trại huấn luyện của phong trào này ở tỉnh Udon Thani.
Bà Yingluck đang đối mặt với nguy cơ bị phế truất
Tại đây, khoảng 500 người gồm cả nam và nữ, chủ yếu ở độ tuổi trung niên, tích cực tập luyện các thế võ Muay Thái cũng như diễu hành, bất chấp trời nắng như đổ lửa. Đồng phục áo đỏ được thay bằng áo đen, một hành động nhằm bày tỏ sự phản đối sau khi tòa ra phán quyết bác kết quả tổng tuyển cử hồi tháng 2.
Kwanchai khẳng định 40.000 tình nguyện viên đã đăng ký làm người bảo vệ cho các cuộc tuần hành của người "Áo Đỏ", và còn nhiều đợt huấn luyện nữa sẽ được tổ chức tại khu vực Isaan ở phía Đông Bắc.
"Chúng tôi đang tăng cường sức mạnh để học cách tự vệ", ông Kwanchai cho biết, và nhấn mạnh những người tình nguyện sẽ không có vũ trang. "Nếu họ sát hại chúng tôi lần này, khi một người ngã xuống, một nghìn người Áo Đỏ sẽ ra đời".
Kwanchai từng bị bắn nhiều lần tại nhà mình hồi tháng Giêng, trong hành động được tin là tấn công có động cơ chính trị. Hiện ông vẫn thường cần phải di chuyển bằng xe lăn và gặp hạn chế khi sử dụng tay phải.
Quân đội sẵn sàng ứng phó biểu tình
Trước những cáo buộc từ tòa án hiến pháp, bà Yingluck khẳng định việc thuyên chuyển ông Thawil nằm trong khuôn khổ pháp luật. Phát biểu trước báo giới ngày thứ Năm, bà bày tỏ mong muốn được tòa đối xử như những chính trị gia khác.
Trong khi đó, bộ trưởng ngoại giao Surapong Tovichakchaikul cảnh báo các cuộc tuần hành của phe "Áo Đỏ" sẽ biến thành bạo lực nếu tòa ra phán quyết chống lại bà Yingluck.
Theo các nhà phân tích chính trị, vụ việc này có thể là đòn chí tử nhắm vào vị thủ tướng và chính phủ của bà, bởi nếu bị kết tội vi phạm hiến pháp, bà sẽ tự động bị phế truất và nội các bị giải tán.
Hồi tháng trước Tòa hành chính tối cao Thái Lan đã ra phán quyết khẳng định việc điều chuyển ông Thawil là trái luật.
Trước khả năng xảy ra biểu tình lớn, quân đội Thái Lan tuyên bố đang đợi chỉ dẫn từ Trung tâm giám sát trật tự và hòa bình (Capo) để triển khai binh sỹ.
Thiếu tướng, Apirat Kongsompong, tân tư lệnh sư đoàn 1, lực lượng Vệ binh của quốc vương, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh và trật tự tại Bangkok khẳng định sẽ không tha thứ mọi hành vi khi quân, và rằng chiến dịch làm suy yếu hoàng gia đã diễn ra trong thời gian dài.
Trong khi đó, giám đốc Capo Chalerm Yubamrung trấn an rằng cuộc tuần hành của phe áo đỏ sẽ diễn ra trong hòa bình, và đảm bảo tư gia của các nhân vật nổi tiếng, trong đó có cựu tư lệnh quân đội Anupong Paochinda và lãnh đạo phe đối lập Suthep Thaugsuban sẽ không bị ảnh hưởng.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Quân đội Thái triệu tập cựu thủ tướng Yingluck Quân đội Thái Lan yêu cầu cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra và 22 chính trị gia trình diện hôm nay, trong bối cảnh những lời chỉ trích cuộc đảo chính đang gia tăng. Hình ảnh của bà Yingluck và anh trai Thaksin tại trại biểu tình của 'phe áo đỏ' ở Bangkok hôm 21/5. Bà Yingluck và 22 chính trị gia khác được...