Quân đội Myanmar ‘phát hiện tin mật’ khi bắt cố vấn Australia
Vụ bắt cố vấn người Australia của bà Suu Kyi giúp Myanmar tìm ra nhiều thông tin tài chính bí mật, theo thống tướng Min Aung Hlaing.
“Nỗ lực trốn ra nước ngoài của cựu cố vấn kinh tế Sean Turnell đã bị ngăn chặn kịp thời, nhiều thông tin tài chính bí mật của quốc gia cũng được phát hiện qua ông ta. Các bộ trưởng đang tiến hành những hành động pháp lý liên quan đến vấn đề này”, Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, cho biết hôm nay.
Turnell, cố vấn kinh tế người Australia của bà Aung San Suu Kyi, bị bắt hôm 6/2. Cáo buộc nhằm vào ông chưa được công bố, quyền tiếp xúc lãnh sự cũng bị hạn chế.
Giáo sư Sean Turnell, cố vấn kinh tế của bà Suu Kyi. Ảnh: ISEAS-Yusof Ishak Institute .
Video đang HOT
Ngoại trưởng Australia Marise Payne trước đó yêu cầu Myanmar lập tức trả tự do cho Turnell, đồng thời tuyên bố sẽ dừng quan hệ quốc phòng với nước này và chuyển hướng chương trình viện trợ sang các cộng đồng thiểu số Myanmar.
Myanmar đang trải qua chuỗi ngày bất ổn kể từ khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Augn San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực hôm 1/2. Lực lượng an ninh Myanmar liên tục triển khai tại các thành phố lớn để ngăn những cuộc biểu tình chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Người dân Myanmar vẫn quyết tâm xuống đường phản đối chính phủ quân sự. Liên Hợp Quốc cho biết hơn 50 người đã thiệt mạng trong các cuộc trấn áp biểu tình.
Các công đoàn Myanmar kêu gọi 'đóng cửa kinh tế'
Một liên minh các công đoàn Myanmar hôm nay kêu gọi đình công trên toàn quốc từ ngày 8/3 nhằm phản đối cuộc đảo chính của quân đội.
Trong một thông báo, 9 tổ chức đại diện cho người lao động Myanmar kêu gọi "tất cả người dân" ngừng làm việc trong một nỗ lực nhằm yêu cầu quân đội trao trả quyền lực sau cuộc binh biến lật đổ chính quyền dân cử hôm 1/2.
"Tiếp tục các hoạt động kinh doanh và duy trì nền kinh tế như bình thường... sẽ chỉ có lợi cho quân đội trong khi họ đang kìm nén năng lượng của người dân Myanmar", liên minh 9 công đoàn tuyên bố. "Đã đến lúc chúng ta hành động để bảo vệ nền dân chủ. Chúng tôi kêu gọi... đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế trong thời gian dài".
Người biểu tình dàn hàng trên đường phố Yangon, Myanmar, ngày 6/3. Ảnh: Reuters.
Andrew Tillett-Saks, đại diện tại Myanmar của Trung tâm Đoàn kết, một tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động có trụ sở ở Mỹ, cho hay rất nhiều công đoàn sẽ tổng đình công ngay lập tức.
"Nhưng điều quan trọng hơn là nó sẽ mở ra cánh cửa cơ hội thu hút nhiều người hơn nữa từ khu vực tư nhân đáp lại lời kêu gọi trong những ngày và tuần tiếp theo... Đây là một chiến lược có thể thực sự gây áp lực lên quân đội", Tillett-Saks nói.
Lời kêu gọi từ các công đoàn được đưa ra sau khi Khin Maung Latt, một quan chức đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, chết đêm qua trong lúc bị cảnh sát bắt giam. Nguyên nhân cái chết hiện chưa được làm rõ.
Ba Myo Thein, một thành viên của Thượng viện Myanmar đã bị giải tán sau cuộc đảo chính, cho biết những báo cáo về việc trên đầu và cơ thể của Khin Maung Latt có vết bầm tím đang làm dấy lên nhiều hoài nghi.
"Có vẻ như ông ấy bị bắt trong đêm và bị tra tấn", Myo Thein nói với Reuters. "Đây là hành vi hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Cảnh sát ở Pabedan, quận thuộc thành phố Yangon nơi Khin Maung Latt bị bắt, từ chối bình luận.
Hàng chục nghìn người hôm nay tiếp tục biểu tình khắp Myanmar, đánh dấu một trong những ngày biểu tình lớn nhất.
Quân đội Myanmar gần đây liên tục điều lực lượng tới các thành phố lớn để ngăn những cuộc biểu tình chống đảo chính chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Người dân Myanmar vẫn quyết tâm xuống đường phản đối chính phủ quân sự bất chấp đã trải qua "ngày đẫm máu", khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Ảnh: Đám tang nữ sinh Myanmar tử vong do bị bắn vào đầu trong biểu tình phản đối đảo chính 3/3 là ngày tang tóc tại Myanmar khi 38 người thiệt mạng do biểu tình phản đối chính quyền quân sự, nữ sinh Kyal Sin là một trong số các nạn nhân đó. Nữ sinh viên đại học Myanmar, Kyal Sin, vào hôm 3/3/2021 tham gia biểu tình phản đối việc quân đội lên nắm chính quyền. Các cuộc biểu tình như vậy...