Quân đội Myanmar nói không sợ lệnh trừng phạt
Đặc phái viên LHQ cho biết quân đội Myanmar nói rằng họ sẵn sàng đương đầu các lệnh trừng phạt và cô lập sau cuộc đảo chính ngày 1/2.
Trong các cuộc trò chuyện với Phó tổng tư lệnh Myanmar Soe Win, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Schraner Burgener đã cảnh báo rằng quân đội Myanmar có khả năng phải đối mặt các biện pháp mạnh mẽ và cô lập từ một số quốc gia vì đảo chính.
“Ông ấy trả lời rằng: ‘Chúng tôi đã quen với các lệnh trừng phạt và chúng tôi đã sống sót”, bà nói với các phóng viên ở New York ngày 3/3. “Khi tôi cảnh báo rằng họ sẽ bị cô lập, ông ấy đáp: ‘Chúng tôi phải học cách đi cùng chỉ vài người bạn”.
Cảnh sát quan sát người biểu tình tại Yangon ngày 3/3. Ảnh: AFP .
Các nước phương Tây, bao gồm Mỹ, Anh, Canada và Liên minh châu Âu, đã thực hiện hoặc đang xem xét các biện pháp trừng phạt diện hẹp nhằm gây áp lực với quân đội Myanmar và các đồng minh kinh doanh của họ.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm 15 thành viên đã bày tỏ quan ngại về tình trạng khẩn cấp, nhưng không lên án cuộc đảo chính vào tháng trước vì sự phản đối của Nga và Trung Quốc, những bên coi diễn biến này là vấn đề nội bộ của Myanmar. Các nhà ngoại giao cho rằng Hội đồng Bảo an ít khả năng đưa ra hành động nào ngoài tuyên bố.
“Tôi hy vọng họ nhận ra đó không chỉ là vấn đề nội bộ mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực”, Schraner Burgener nói về Trung Quốc và Nga.
Soe Win đã nói với bà rằng Myanmar sẽ tổ chức một cuộc bầu cử khác sau một năm. Lần gần đây nhất Schraner Burgener nói chuyện với ông này là vào ngày 15/2 và bà đang liên lạc với quân đội Myanmar bằng văn bản.
“Rõ ràng, theo quan điểm của tôi, chiến thuật của họ bây giờ là điều tra các lãnh đạo đảng NLD để bỏ tù họ”, bà nói. “Cuối cùng NLD sẽ bị cấm và sau đó họ tổ chức một cuộc bầu cử mới. Họ muốn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đó và có thể tiếp tục nắm quyền”.
Schraner Burgener tin rằng quân đội “rất bất ngờ” trước các cuộc biểu tình phản đối đảo chính. “Ngày nay chúng ta có những người trẻ đã sống trong tự do 10 năm, họ có mạng xã hội, có tổ chức tốt và rất quyết tâm”, bà nói. “Họ không muốn quay trở lại chính quyền quân sự và cô lập”.
Làn sóng biểu tình ở Myanmar hôm 3/3 trải qua “ngày đẫm máu” nhất khi 38 người bị lực lượng an ninh bắn chết. Tổng cộng 50 người biểu tình đã thiệt mạng kể từ sau cuộc đảo chính.
Video đang HOT
Mỹ nói rằng họ “kinh hoàng” trước bạo lực ở Myanmar và kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho một nhà báo AP cùng 5 phóng viên khác, những người đã bị bắt và cáo buộc tội vi phạm luật trật tự công cộng. Tổng thống Pháp Macron kêu gọi chấm dứt ngay lập tức bạo lực ở Myanmar và để nền dân chủ trở lại.
Một tháng Myanmar sục sôi dưới chính quyền quân sự
Quân đội Myanmar bất ngờ đảo chính ngày 1/2, lập hội đồng tiếp quản quyền lực, châm ngòi cho làn sóng biểu tình ngày càng bạo lực trên cả nước.
Binh sĩ Myanmar đứng gác tại một trạm kiểm soát có rào chắn và xe bọc thép, chặn con đường tới tòa nhà quốc hội ở Naypyitaw hôm 2/2.
Trước đó một ngày, quân đội Myanmar bất ngờ đột kích, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo trong chính phủ dân cử, tuyên bố thành lập chính quyền quân sự tiếp quản quyền lực.
Cuộc đảo chính lập tức đẩy Myanmar vào tình cảnh hỗn loạn, chấm dứt thời kỳ chuyển đổi dân chủ trong một thập kỷ qua, gợi nhắc lại giai đoạn quân đội cai trị nước này hơn 50 năm.
Quân đội ngăn các nghị sĩ được bầu trong cuộc tổng tuyển cử năm ngoái tổ chức phiên họp quốc hội đầu tiên và cáo buộc cuộc bầu cử là gian lận, dù ủy ban bầu cử đã phủ nhận cáo buộc này.
Cuộc đảo chính của quân đội đã châm ngòi làn sóng giận dữ trong dư luận Myanmar. Sau một vài ngày nghe ngóng tình hình, người dân bắt đầu xuống đường phản đối đảo chính, yêu cầu khôi phục chính phủ dân chủ.
Trong ảnh, người biểu tình giơ ảnh gạch chéo mặt của Thống tướng Min Aung Hlaing, người lãnh đạo chính quyền quân sự, khi đối mặt với cảnh sát chống bạo động tại Naypyitaw hôm 8/2.
Xe cảnh sát phun vòi rồng vào người biểu tình ở Naypyitaw hôm 8/2.
Nhân viên y tế là những người đầu tiên khởi xướng phong trào Bất tuân Dân sự, kêu gọi người biểu tình khắp đất nước hưởng ứng. Biểu tình diễn ra khắp các thành phố lớn như thủ đô Naypyitaw, trung tâm kinh tế tài chính Yangon, hay thành phố lớn thứ hai Myanmar là Mandaly.
Tại những thành phố nhỏ hơn, hàng chục nghìn người cũng xuống đường biểu tình, bất chấp quân đội cấm tụ tập đông người.
Người biểu tình giơ ba ngón tay, biểu tượng cho phong trào phản đối cuộc đảo chính của quân đội Myanmar, hô khẩu hiệu trả tự do cho Suu Kyi trong cuộc biểu tình ở Mandalay hôm 10/2.
Hy vọng xây dựng nền dân chủ vững chắc tại Myanmar tan tành sau cuộc đảo chính thúc đẩy người dân tiếp tục xuống đường gần như hàng ngày tại các tỉnh thành trên khắp cả nước.
Các kỹ sư cầm áp phích hình Suu Kyi trong lúc tuần hành phản đối đảo chính ở Mandalay hôm 15/2.
Trong thời kỳ cai trị trước đây, quân đội Myanmar từng nhiều lần sử dụng vũ lực để dập tắt các cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988 và 2007. Sau khi đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng sau cuộc bầu cử năm 2015, Myanmar chuyển đổi sang chế độ dân chủ, nhưng quân đội vẫn nắm giữ quyền lực thông qua hiến pháp mà lực lượng này tự soạn thảo.
Một người bị cảnh sát bắt trong cuộc biểu tình ở trước Ngân hàng kinh tế Myanmar tại Mandalay hôm 15/2.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết ít nhất 1.132 người đã bị bắt, truy tố hoặc kết án từ sau đảo chính. Một số nhân chứng cho biết nhiều người bị cảnh sát đánh đập trước khi bị bắt đi.
Người biểu tình mang theo biểu ngữ đòi "Công lý cho Myanmar" và "Trả tự do cho Suu Kyi" nằm, ngồi trên đường ray nhằm làm gián đoạn dịch vụ đường sắt trong cuộc biểu tình ở Mandalay hôm 17/2.
Nhóm người biểu tình phản đối đảo chính đối mặt với hàng rào cảnh sát chống bạo động tại Yangon hôm 19/2.
Khi phong trào biểu tình ngày càng tăng nhiệt, lực lượng an ninh Myanmar áp dụng các biện pháp trấn áp quyết liệt hơn, trong đó có cả sử dụng đạn thật. Hàng trăm người đã bị bắt và nhiều người đã thiệt mạng trong các vụ biểu tình cuối tuần qua.
Một ủy ban đại diện các nghị sĩ được bầu tháng 11 cho biết ít nhất 26 người đã thiệt mạng trong "ngày đẫm máu" 28/2. "Sử dụng vũ lực quá mức và các hành vi vi phạm khác của quân đội đang bị phơi bày và họ sẽ phải chịu trách nhiệm", ủy ban cho hay.
Quan tài Mya Thwet Thwet Khine, 20 tuổi, trong đám tang ở Naypyitaw hôm 21/2. Cô là người biểu tình đầu tiên chết vì trúng đạn tại Myanmar, sau khi phong trào biểu tình bùng lên sau cuộc đảo chính.
Tom Andrews, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar, cho biết quân đội nước này chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng bạo lực, vì vậy cộng đồng quốc tế nên phối hợp phản ứng. Ông đề xuất lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu, thêm nhiều biện pháp trừng phạt từ nhiều quốc gia hơn đối với những người đứng sau đảo chính, trừng phạt các doanh nghiệp quân đội và đưa sự việc lên Tòa Hình sự Quốc tế.
Người biểu tình phản đối đảo chính giơ nắm tay lên trời trong cuộc tuần hành gần ga xe lửa Mandalay hôm 22/2.
Một người biểu tình xòe tay cho thấy những viên đạn thật, đạn súng săn, đạn cao su mà lực lượng an ninh sử dụng trong cuộc biểu tình chống đảo chính ở Mandalay, Myanmar hôm 26/2.
Sau "ngày đẫm máu" 28/2 khiến ít nhất 18 người thiệt mạng do trúng đạn thật của cảnh sát, các cuộc biểu tình hôm nay tiếp tục nổ ra ở Myanmar, một tháng sau khi đất nước này nằm dưới sự cai quản của chính quyền quân sự.
Myanmar khó thoát 'ác mộng' Khi làn sóng biểu tình chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giới chuyên gia nhận định Myanmar không thể sớm thoát khỏi cơn ác mộng bất ổn hậu đảo chính. Một tháng sau đảo chính, làn sóng biểu tình vẫn sục sôi khắp đất nước Myanmar để phản đối chính quyền quân sự và đòi thả cố vấn Nhà nước Aung San Suu...