Mỹ gọi Trung Quốc là “phép thử địa chính trị lớn nhất” trong tài liệu về chính sách an ninh quốc gia và bài phát biểu của Ngoại trưởng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 3/3 lần đầu có bài phát biểu lớn về chính sách đối ngoại. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra đánh giá về Trung Quốc trong tài liệu dài 24 trang về chính sách an ninh quốc gia
“Đây là đối thủ duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để tạo ra thách thức lâu dài với hệ thống quốc tế ổn định và mở cửa”, phần nói về Trung Quốc trong tài liệu an ninh quốc gia của chính quyền Biden có đoạn viết.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu về chính sách ngoại giao tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington hôm 3/3. Ảnh: Reuters.
Tài liệu nói thêm khi đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc và Nga, quân đội Mỹ sẽ chuyển trọng tâm khỏi “các hệ thống vũ khí và nền tảng cũ không cần thiết để giải phóng nguồn lực nhằm đầu tư vào công nghệ tiên tiến”.
Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng do cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, các hoạt động kinh tế của Bắc Kinh , vấn đề Hong Kong , Đài Loan và nhân quyền ở Tân Cương. Chính quyền Biden tuyên bố tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc mà cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đề ra, nhưng sẽ cùng thực hiện với đồng minh.
“Chúng tôi sẽ xử lý phép thử địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21: mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc”, Blinken nói trong một sự kiện ở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3/3. “Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc sẽ là cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và trở thành đối thủ khi bắt buộc”.
Mỹ sẽ tương tác với Trung Quốc “từ vị thế quyết liệt” như cách chính quyền đang làm và khẳng định sẽ cứng rắn với Bắc Kinh về vấn đề Tân Cương và Hong Kong, Blinken bày tỏ.
Các nhà hoạt động và chuyên gia của Liên Hợp Quốc nói rằng một triệu người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo đang bị giữ trong các trại giam của Trung Quốc. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc lạm dụng người Hồi giáo, tuyên bố các cơ sở của mình đang đào tạo nghề và kiến thức cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Trong khi Blinken gọi Iran, xung đột ở Yemen và Myanmar là thách thức tiềm tàng, Trung Quốc là quốc gia duy nhất ông xếp vào một trong 8 ưu tiên, bao gồm tránh một đại dịch toàn cầu khác xảy ra, giải quyết biến đổi khí hậu và thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài.
Biden muốn báo hiệu cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” mà Trump đưa ra đã kết thúc, bằng việc tái giao lưu với đồng minh và tập trung vào ngoại giao đa phương
Blinken tìm cách đặt ra chính sách đối ngoại mang lại lợi ích cho người lao động và các hộ gia đình Mỹ, tuyên bố đó là vấn đề then chốt cho cách làm việc của chính quyền mới. “Chúng tôi sẽ đấu tranh cho mọi công việc của mỗi người Mỹ, đấu tranh vì quyền, lợi ích và bảo hộ cho tất cả người lao động Mỹ”, Ngoại trưởng Mỹ cam kết.
Không phải quân sự, đây mới là cốt lõi chính sách đối đầu Trung Quốc của Mỹ
Chính quyền Biden đặt chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội 5G làm trọng tâm trong chiến lược đối trọng với Trung Quốc.
Vấn đề cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc của Mỹ càng trở nên cấp thiết hơn bởi sự thiếu hụt đột ngột các vi mạnh cần thiết trong các sản phẩm như ô tô, điện thoại di động, tủ lạnh... trên toàn cầu.
Theo Bloomberg , Mỹ đang tìm cách tập hợp một liên minh các quốc gia để giành lợi thế trong chế tạo chất bán dẫn và điện toán lượng tử, bỏ qua các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như kho dự trữ tên lửa và quân số.
Các quan chức và chuyên gia nhận định kế hoạch của chính Biden trong lĩnh vực công nghệ là mô hình thu nhỏ của các kế hoạch rộng lớn hơn nhằm tìm kiếm liên minh đối đầu với Bắc Kinh sau cách tiếp cận hỗn loạn dưới thời Trump.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)
"Có một nhận thức mới về tầm quan trọng của chất bán dẫn trong cuộc đối đầu địa chính trị này vì chip là nền tảng cho mọi công nghệ trong kỷ nguyên hiện đại. Đó là nỗ lực nhằm nhân đôi lợi thế so sánh về công nghệ", bà Lindsay Gorman, chuyên gia về các công nghệ mới nổi tại Quỹ Marshall cho hay.
Cách tiếp cận này dựa trên việc ngăn cản Trung Quốc tiếp cận với một số công nghệ nhất định càng lâu càng tốt, đồng thời tìm cách những "kẻ phá bĩnh" như Huawei.
Việc Mỹ thúc đẩy chiến lược trên diễn ra ở thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ như trọng tâm phát triển tương lai của Trung Quốc trong kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc diễn ra trong tháng này.
Ông Rexon Ryu, điều phối viên khu vực của Asia Group dự đoán sau khi vạch rõ mục tiêu, Washington sẽ tập trung vào các đối tác chính như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, đồng thời đưa ra các biện pháp khuyến khích để đưa việc chế tạo chip trở lại Mỹ.
Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu - do Trung Quốc dự trữ và nhu cầu tăng vọt trong đại dịch buộc một số nhà sản xuất ô tô Mỹ phải đóng cửa các nhà máy. Nó cũng bộc lộ điểm yếu trong chuỗi cung ứng của Washington là phụ thuộc quá nhiều vào một số nhà sản xuất ở châu Á.
Tuần trước, Tổng thống Biden ra lệnh đánh giá chuỗi cung ứng toàn cầu đối vi mạch, pin dung lượng lớn, dược phẩm, khoáng sản quan trọng và vật liệu chiến lược như đất hiếm.
Các quan chức nói rằng còn quá sớm để trình bày chi tiết kế hoạch của Mỹ. Nhưng cách tiếp cận này nhận được sự ủng hộ từ Quốc hội.
Các nghị sỹ lưỡng đảng đang đề xuất một số dự luật nhằm thúc đẩy công nghệ của Mỹ, cung cấp các động lực để đưa sản xuất chip về nước và kìm chân sự phát triển của Trung Quốc.
"Tất cả chúng tôi ta đều hiểu điều này hết sức quan trọng, không chỉ với nền kinh tế mà còn đối với an ninh quốc gia. Bởi những chất bán dẫn tiên tiến, cao cấp này hoạt động trên mọi thứ, từ chiến đấu cơ vi mạch cũng như pin dung lượng lớn, dược phẩm, khoáng sản quan trọng và vật liệu chiến lược như đất hiếm", Thượng nghị sĩ John Cornyn nói trong cuộc gặp với ông Biden tại Nhà Trắng.
Các chuyên gia nhận định ý tưởng của chính quyền Biden phần nào đó được chuyển giao từ chính quyền Trump. Nhưng điểm khác biệt là Biden và cấp dưới đang nỗ lực để gắn kết các yếu tố khác nhau thành một chiến lược thống nhất.
Dưới thời Trump, việc vừa cố gắng đảm bảo thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh trong khi triển khai các chính sách đối đầu khiến các thông điệp trở nên xáo trộn.
Giới phân tích dự đoán chiến lược của Biden sẽ bao gồm việc hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia cũng như củng cố các quan hệ đối tác hiện tại. Ưu tiên hàng đầu vẫn là "Bộ tứ Kim cương" và niềm tin Ấn Độ sẽ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng.
"Để cạnh tranh, chúng ta sẽ phải thay đổi cách chúng ta tham gia vào cuộc chơi" , bà Elizabeth Economy, thành viên cấp cao tại Viện Hoover của Đại học Stanford nhấn mạnh.
Biden gánh áp lực 'siết gọng kìm' Trung Quốc từ Trump Biden chịu sức ép phải duy trì loạt biện pháp kiềm chế Trung Quốc từ thời Trump, dù ông muốn theo đuổi chiến lược toàn diện và hiệu quả hơn. Ngay trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cố gắng thể hiện thái độ cứng rắn với Trung Quốc, khi coi nước này là...
Tin mới nhất
Tiền tệ: 'Vũ khí chiến lược' được Bắc Kinh kích hoạt phản công Mỹ
05:24:26 12/04/2021
Tiền tệ đã chính thức trở thành một vũ khí phản công chiến lược của Trung Quốc vào Mỹ, sau cuộc đấu khẩu nổi tiếng giữa hai người khổng lồ tại Đối thoại cấp cao Alaska, Mỹ.
Chuyên gia Nga: Thập niên tới sẽ là thời kỳ tăng trưởng về chất đối với Việt Nam
05:20:34 12/04/2021
Báo điện tử Infox.ru vừa đăng bài viết Việt Nam và vòng cung Đại Á-Âu của tác giả Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ Ý tưởng Á-Âu cho rằng, thập niên tới sẽ là thời kỳ tăng trưởng về chất đối với Việt Nam.
Belarus phát hiện 8 mỏ dầu mới trong 5 năm qua
05:18:23 12/04/2021
8 mỏ dầu mới đã được phát hiện ở Belarus trong 5 năm qua, Phó Tổng giám đốc địa chất của Tập đoàn công nghiệp Belarus Belorusneft - Piotr Povzhik cho biết trong một cuộc họp báo ngày 8/4, BelTA đưa tin.
Israel cam kết phối hợp với Mỹ trong vấn đề Iran
23:56:37 11/04/2021
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz ngày 11/4 cam kết nước này sẽ phối hợp với Mỹ trong vấn đề Iran, đồng thời bày tỏ hy vọng an ninh của Israel sẽ được bảo đảm cho dù Washington trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran.
Trung Quốc cân nhắc kết hợp các loại vaccine nhằm tăng hiệu quả ngừa COVID-19
23:53:41 11/04/2021
Truyền thông Trung Quốc đưa tin Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Trung Quốc (CDC), ông Cao Phúc cho biết nước này đang chính thức cân nhắc kết hợp các loại vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 để tăng hi...
Thế giới có trên 136,1 triệu ca mắc COVID-19
23:50:28 11/04/2021
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 11/4 theo giờ Việt Nam, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 136.159.992 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 2.941.490 ca tử vong.
Pháp hối thúc EU có kế hoạch tham vọng hơn để phục hồi sau dịch COVID-19
23:49:03 11/04/2021
Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune ngày 11/7 cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần có một kế hoạch phục hồi sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với quy mô lớn hơn gói kích thích trị giá 750 tỷ euro đã nhất trí nă...
Peru tiến hành bầu cử tổng thống trong điều kiện dịch bệnh
23:45:40 11/04/2021
Ngày 11/4, hàng nghìn điểm bỏ phiếu đã mở cửa ở Peru để khoảng 25 triệu cử tri nước này đến bỏ phiếu bầu tổng thống mới, trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Dự báo các nước tiêm chủng sớm ngừa COVID-19 ở Trung Đông phục hồi kinh tế vào năm 2022
23:40:31 11/04/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 11/4 cho biết kinh tế của các nước tiến hành tiêm chủng sớm ngừa COVID-19 ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi vào năm 2022 sẽ phục hồi trở lại các mức tăng trưởng trước khi bùng phát dịch.
Lào ghi nhận ca mắc COVID-19 trong nước đầu tiên sau 1 năm
23:38:31 11/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, chiều 11/4, Bộ Y tế Lào cho biết nước này có thêm 2 ca mắc COVID-19 là ca bệnh thứ 50 và 51, trong đó có một trường hợp không xuất cảnh ra khỏi Lào trong hơn 1 năm qua. Đây có thể sẽ là ca mắc COVID-19 tro...
Thái Lan không cho phép bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà
23:31:46 11/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 11/4, Bộ Y tế Thái Lan khẳng định rằng nước này không có chính sách cho phép bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại nhà và người nhiễm bệnh phải nhập viện.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Israel
23:27:17 11/04/2021
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tới Israel ngày 11/4, bắt đầu chuyến thăm 2 ngày với chương trình nghị sự được cho là tập trung chủ yếu vào vấn đề hạt nhân Iran. Đây là chuyến thăm đầu tiên của quan chức cấp cao trong chính quyề...
Lĩnh vực dịch vụ ăn uống tại Nhật Bản thiệt hại nặng nề vì đại dịch COVID-19
23:20:28 11/04/2021
Công ty phân tích dữ liệu tín dụng của Nhật Bản Teikoku Databank vừa công bố số liệu cho thấy trong năm tài chính vừa qua (kết thúc ngày 31/3/2021), “xứ hoa anh đào” đã ghi nhận tổng cộng 715 vụ phá sản trong ngành dịch vụ ăn uống, là m...
Yemen: Giao tranh tiếp diễn tại Marib làm 70 người thiệt mạng
23:17:57 11/04/2021
Giới chức quân sự Yemen ngày 11/4 cho biết giao tranh ác liệt giữa các lực lượng ủng hộ chính phủ và phiến quân Houthi nhằm giành quyền kiểm soát thành phố chiến lược Marib đã làm 70 người thiệt mạng trong 24 giờ qua.
UAE chọn người phụ nữ Arab đầu tiên tham gia khóa huấn luyện phi hành gia
23:12:53 11/04/2021
Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã lựa chọn người phụ nữ Arab đầu tiên tham gia khóa huấn luyện phi hành gia, trong bối cảnh quốc gia vùng Vịnh này đang nhanh chóng mở rộng lĩnh vực không gian nhằm đa dạng hóa nền kinh tế.
Làn sóng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nghiêm trọng tại Ấn Độ
23:07:15 11/04/2021
Ấn Độ đang phải hứng chịu một làn sóng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nghiêm trọng. Số ca nhiễm mới nước này ghi nhận ngày 11/4 lên tới 152.879 ca - cao chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch. Số ca tử vong ghi nhận cùng ngày cũng ở mức ...
WHO cảnh báo Campuchia bên bờ vực thảm kịch
23:02:44 11/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, ngày 11/4, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia cảnh báo Campuchia đang bên bờ vực thảm kịch quốc gia do dịch COVID-19, mặc dù nước này đã rất nỗ lực trong chiến dịch phòng chống đại d...
Hàn Quốc quyết định tiếp tục tiêm vaccine của AstraZeneca
22:58:47 11/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc ngày 11/4 đã quyết định tiếp tục triển khai việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất cho những người đủ điều kiện.
Viết tiếp giấc mơ chinh phục vũ trụ của con người
22:02:56 11/04/2021
Cách đây 60 năm, ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên thực hiện chuyến bay của con người vào vũ trụ. Sự kiện trọng đại này đã mở ra một kỷ nguyên mới trên con đường chinh phục không gian của loài n...
Câu lạc bộ bóng đá tặng vaccine COVID-19 miễn phí cho người hâm mộ
21:59:30 11/04/2021
Một câu lạc bộ bóng đá Brazil đã lên kế hoạch mua vaccine phòng COVID-19 cho các cầu thủ, ban quản lý và người hâm mộ có trả phí thành viên.
Đàm phán cứu vãn JCPOA: Vạn sự khởi đầu nan
21:52:38 11/04/2021
Việc Iran ngày 10/4 thông báo đã bắt đầu đưa vào hoạt động các máy ly tâm tiên tiến làm giàu urani với tốc độ nhanh hơn tại nhà máy Natanz, là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tiến trình đàm phán vừa được nối lại để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân...
Nhật Bản tăng cường biện pháp chống nạn quấy rối học đường
21:37:38 11/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) vừa ban hành thông báo tăng cường các biện pháp bảo vệ học sinh tránh bị giáo viên xâm hại hoặc quấy rối tình dục, trong đó có việc c...
Bé 8 tháng tuổi tử vong thương tâm, nghi bị anh trai 3 tuổi bắn
21:31:38 11/04/2021
Cảnh sát Houston (Mỹ) đã khẩn thiết đưa ra lời cảnh báo với các bậc phụ huynh sau khi một bé 8 tháng tuổi bị bắn chết bởi anh trai 3 tuổi tại nhà riêng.
Biến thể của virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh tại Canada
21:04:28 11/04/2021
Theo mạng truyền hình Canada (CTV), tính đến chiều 10/4 (giờ địa phương), Canada ghi nhận tổng cộng 30.108 ca nhiễm 3 loại biến thể của virus SARS-CoV-2 và sự lây lan của các loại biến thể này được cho là nguyên nhân khiến làn sóng dịch...
Bộ trưởng Kinh tế Argentina đến châu Âu để đàm phán lại các khoản nợ
20:57:29 11/04/2021
Bộ trưởng Kinh tế Argentina Martin Guzman sẽ đến châu Âu vào Chủ nhật (11/4) để tìm kiếm sự ủng hộ giữa các quốc gia thuộc Nhóm G7 và G40 nhằm đàm phán lại các khoản nợ hàng tỷ USD của nước này với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và nhóm các ...
Sơ tán do bão Seroja mạnh lên ở Tây Australia
19:45:25 11/04/2021
Ngày 11/4, bão nhiệt đới Seroja mạnh lên ngoài khơi bang Tây Australia. Các cơ quan dịch vụ khẩn cấp của Australia cảnh báo tới vài thị trấn, người dân ngay lập tức phải tìm nơi trú ấn bởi gió giật và khả năng ngập duyên hải.
Quốc đảo Saint Vincent mất điện, nước sau khi núi lửa phun trào
19:29:33 11/04/2021
Tình trạng mất điện trên diện rộng đã xảy ra tại quốc đảo Saint Vincent ở vùng Caribe chiều 11/4, sau khi giới chức địa phương ghi nhận đợt phun trào mới của ngọn núi lửa La Soufriere.
Ecuador sẵn sàng cho cuộc bầu tổng thống vòng hai
18:38:23 11/04/2021
Hơn 13 triệu cử tri Ecuador đủ điều kiện được kêu gọi tham gia cuộc bầu cử tổng thống vòng hai vào ngày 11/4 để lựa chọn nhà lãnh đạo mới của đất nước trong nhiệm kỳ 4 năm tới.
Hơn 16.000 người phải sơ tán do tro bụi từ núi lửa La Soufriere
15:49:10 11/04/2021
Tro bụi từ núi lửa La Soufriere đã phủ kín quốc đảo Saint Vincent ở vùng Caribe trong ngày 10/4.