Quân đội Myanmar bị tố kiểm soát bệnh viện
Quân đội Myanmar bị cáo buộc khống chế bệnh viện, ký túc xá nhằm đối phó các cuộc biểu tình, theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
“Chúng tôi nhận thông tin đáng tin cậy rằng nhiều bệnh viện tại Myanmar đã bị khống chế, gồm ít nhất 4 viện ở Yangon và một cơ sở tại Mandalay. Những hành động này là không thể chấp nhận. Bệnh viện là địa điểm được bảo vệ theo các điều luật nhân đạo quốc tế”, trưởng đại diện Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) tại Myanmar James Rodehaver cho biết hôm nay.
Đây dường như là động thái mới nhất của chính quyền quân sự nhằm đối phó với làn sóng biểu tình bùng phát khắp Myanmar.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình ở thủ đô Naypyidaw hôm 8/3. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Hãng tin Myanmar Now cho biết binh sĩ quân đội đã được triển khai đến nhiều bệnh viện và ký túc xá đại học ở Yangon và Mandalay, hai thành phố lớn nhất nước này. Nhiều nhà hoạt động lo ngại điều này có thể cản trở nỗ lực cấp cứu người biểu tình bị thương hoặc giúp lực lượng an ninh bắt người phản đối.
Người dân Myanmar hôm nay tiếp tục tập trung biểu tình tại các thành phố lớn như Yangon, Mandalay và một số thị trấn khác. Người biểu tình còn dựng “rào chắn tâm linh” bằng quần áo và đồ lót của phụ nữ ở nhiều nơi, do binh sĩ nước này quan niệm đây là những đồ vật xui xẻo.
Quân đội Myanmar gần đây liên tục điều lực lượng tới các thành phố lớn để ngăn những cuộc biểu tình chống đảo chính chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 50 người biểu tình Myanmar đã thiệt mạng dưới các cuộc trấn áp của lực lượng an ninh.
Liên minh các công đoàn Myanmar kêu gọi đình công toàn quốc từ ngày 8/3 nhằm phản đối hành động của quân đội. 9 tổ chức đại diện cho người lao động Myanmar đề nghị “tất cả người dân” ngừng làm việc để gây sức ép buộc chính quyền quân đội trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự.
An ninh Myanmar bắn chết hai người biểu tình Công đoàn Myanmar kêu gọi ‘đóng cửa kinh tế’ Dân Myanmar treo quần áo phụ nữ ngăn quân đội
Internet tại Myanmar gián đoạn diện rộng
Kết nối Internet tại Myanmar gián đoạn "trên quy mô quốc gia" khi hàng nghìn người xuống đường phản đối việc quân đội tiến hành đảo chính.
Nhóm giám sát mạng NetBlocks trong bài đăng trên Twitter ngày 6/2 cho biết dữ liệu truyền qua mạng Internet thời gian thực tại Myanmar giảm xuống còn 54% so với mức thông thường. Một số nhân chứng cho biết dịch vụ mạng di động và kết nối Wifi đã ngừng hoạt động.
Sự cố xảy ra trong bối cảnh khoảng 1.000 người tham gia tuần hành trên đường phố Yangon, đánh dấu cuộc biểu tình có nhiều người tham gia nhất kể từ khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt hôm 1/2. Kết nối Internet tại Myanmar cũng bị gián đoạn diện rộng vào ngày quân đội tiến hành đảo chính.
Thiết giáp lội nước BRDM-2MS dẫn đầu đoàn xe quân sự tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar, ngày 4/1. Ảnh: Reuters .
Trước đó, đại diện hãng viễn thông Telenor cho biết các bên cung cấp dịch vụ Internet và di động nhận lệnh chặn truy cập mạng xã hội Twitter và Instagram "tới khi có thông báo mới", sau động thái chặn Facebook hôm 5/2. Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar chưa bình luận về sự cố gián đoạn kết nối và việc hai mạng xã hội bị chặn.
Quân đội Myanmar bắt Cố vấn Suu Kyi và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Cảnh sát Myanmar cáo buộc Suu Kyi nhập trái phép thiết bị liên lạc và tạm giữ bà đến ngày 15/2 để điều tra.
Quân đội Myanmar ngày 2/2 cảnh báo dân chúng không đăng những "tin đồn trên mạng xã hội" có thể kích động "bạo loạn và gây bất ổn". Facebook cùng ngày xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar.
Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu tình phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Báo Myanmar nói quân đội đóng cửa không phận Giới chức thu hồi toàn bộ giấy phép đến và đi cho các hãng hàng không, đồng thời đóng cửa mọi sân bay đến ngày 1/5, theo tờ Myanmar Times. Tờ Myanmar Times hôm 2/2 cho biết giới chức nước này đã phát Thông báo Hàng không (NOTAM), trong đó thông báo thu hồi giấy phép cất hạ cánh với mọi chuyến bay...