Quân đội Mỹ tính ngừng hỗ trợ CIA chống khủng bố
Lầu Năm Góc lên kế hoạch ngừng phần lớn hoạt động hỗ trợ chiến dịch chống khủng bố của CIA từ đầu năm 2021, quan chức Mỹ cho biết.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller đã thông báo quyết định ngừng hỗ trợ chống khủng bố cho Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Gina Haspel trong tuần này, các quan chức cao cấp đương nhiệm và đã nghỉ hưu ngày 10/12 cho biết.
Quân đội Mỹ hỗ trợ nhiều mặt trong các chiến dịch bán quân sự chống khủng bố của CIA như vận chuyển hàng không, hậu cần và sơ tán y tế. Các thay đổi dự kiến được thực hiện từ ngày 5/1/2021, bao gồm rút nhân sự Bộ Quốc phòng được biệt phái sang CIA cùng một số khí tài như máy bay không người lái (UAV) vũ trang MQ-1.
Video đang HOT
Trụ sở Lầu Năm Góc tại thủ đô Washington, Mỹ. Ảnh: AFP .
Động thái Lầu Năm Góc cắt phần lớn hỗ trợ quân sự cho CIA được nhận định là thay đổi chính sách lớn nhất sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thay đổi loạt lãnh đạo của Bộ Quốc phòng, trong đó có việc sa thải bộ trưởng Marks Esper. Chính quyền Trump trước đó cũng tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan, Iraq và Somalia.
Trung tá Uriah Orlando, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, ngày 10/12 cho biết cơ quan này làm việc với CIA để “điều chỉnh phân bổ nguồn lực phù hợp với thay đổi trong Chiến lược Quốc phòng Quốc gia 2018″ trong thời kỳ “cạnh tranh giữa các siêu cường”. Orlando không bình luận về thông tin Lầu Năm Góc dừng phần lớn hỗ trợ cho CIA.
Phát ngôn viên CIA Nicole de Haay khẳng định không mối quan hệ đối tác nào “bền chặt và tốt đẹp hơn” giữa cơ quan tình báo này với Lầu Năm Góc, bày tỏ tin tưởng rằng hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong nhiều năm tới.
Đặc vụ CIA chết trong giao tranh ở Somalia
Một đặc vụ CIA thiệt mạng trong giao tranh tại Somalia cuối tuần trước, làm dấy lên tranh cãi về hoạt động chống khủng bố của Mỹ ở châu Phi.
Đặc vụ này thuộc Trung tâm Hoạt động Đặc biệt, đơn vị vũ trang của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), từng là thành viên đội đặc nhiệm SEAL Team 6 của hải quân Mỹ, một số quan chức Mỹ đương nhiệm và đã nghỉ hưu cho biết ngày 25/11.
Danh tính của đặc vụ CIA và diễn biến vụ giao tranh khiến người này thiệt mạng vẫn được giữ bí mật. Các cựu quan chức cho biết chưa rõ đặc vụ này chết trong một cuộc đột kích hay là nạn nhân của một vụ phục kích. CIA từ chối bình luận về thông tin.
Thành viên Trung tâm Hoạt động Đặc biệt của CIA hộ tống 3 triệu USD tiền mặt tới Afghanistan, tháng 9/2001. Ảnh: CIA .
CIA ít chịu thiệt hại về nhân sự trong chiến đấu hơn các binh sĩ quân đội Mỹ. Tuy nhiên, Trung tâm Hoạt động Đặc biệt của CIA thường tiến hành các nhiệm vụ nguy hiểm nhất, các đặc vụ tại đơn vị vũ trang này cũng phải đối mặt với rủi ro tương tự đặc nhiệm Delta hoặc SEAL.
Thông tin đặc vụ CIA thiệt mạng gây ra làn sóng tranh cãi về hoạt động chống khủng bố của Mỹ ở châu Phi, bởi nó được đưa ra trong bối cảnh Lầu Năm Góc cân nhắc khả năng rút toàn bộ 700 binh sĩ Mỹ đang làm nhiệm vụ huấn luyện và chống khủng bố tại Somalia về nước trước khi Tổng thống Trump rời nhiệm sở tháng 1/2021.
CIA từ lâu coi Somalia là vùng chiến sự đặc biệt nguy hiểm. Các quan chức tình báo cao cấp của Mỹ nhiều lần tranh luận việc các hoạt động chống khủng bố tại quốc gia châu Phi này có đáng để người Mỹ hứng chịu rủi ro về nhân mạng hay không.
Một số quan chức tình báo Mỹ đánh giá Shabab, nhóm phiến quân tại Somalia có liên hệ với al-Qaeda, là mối đe dọa tồi tệ nhất tại châu Phi, song các hoạt động của nhóm này không vượt ngoài khu vực.
Nhóm Shabab hôm 24/11 nhận trách nhiệm vụ tấn công khiến ít nhất 12 binh sĩ Somalia do Mỹ huấn luyện thiệt mạng. Một quan chức Mỹ cho biết không có công dân nào của nước này chết trong vụ tấn công.
Hé lộ về chuỗi cung ứng vũ khí và vật liệu cho IS Ngày 8/12, Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí trong xung đột (CAR) cho biết tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng có thể đã xây dựng được một kho chứa vũ khí và khí tài quân sự lớn, trong đó có cả thuốc nổ và máy bay không người lái thông qua một quá trình thu mua tinh vi,...