Quân đội Mỹ tìm ‘kế hoạch B’ tại Nam Phi sau khi rút khỏi Niger
Một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc đã có chuyến thăm hiếm hoi đến châu Phi để thảo luận các biện pháp nhằm giữ một phần sự hiện diện của Mỹ tại Tây Phi sau khi quân đội nước này rút khỏi Niger.
Lực lượng Mỹ huấn luyện binh sĩ Mali chống các tay súng khủng bố. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Charles Q. Brown trước khi hạ cánh xuống Botswana ngày 24/6 chia sẻ với các phóng viên tháp tùng rằng ông sẽ thảo luận với một số đối tác trong khu vực.
Tướng Charles Q. Brown nêu rõ: “Tôi đã thấy cơ hội. Có những quốc gia chúng tôi từng cộng tác tại Tây Phi”.
Tướng Brown bổ sung rằng việc xây dựng những mối quan hệ này giúp Mỹ có cơ hội để bố trí lực lượng ở Niger đến một số địa điểm khác, nhưng từ chối nêu rõ những quốc gia đang trong tầm ngắm.
Một số chuyên gia cho rằng quân đội Mỹ sẽ khó có thể sớm tái tạo dấu ấn chống khủng bố như tại Niger. Đặc biệt, việc Mỹ rút quân khỏi Niger đồng nghĩa với chia tay với căn cứ Không quân 201 Mỹ đã xây gần Agadez ở miền Trung quốc gia Tây Phi này với chi phí trên 100 triệu USD.
Video đang HOT
Căn cứ này từng đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến chung của Mỹ và Niger chống lại lực lượng nổi dậy.
Bối cảnh chính trị thay đổi tại Tây và Trung Phi đang là vấn đề nan giải đối với Mỹ. Chỉ trong vòng 4 năm qua, khu vực này có đến 8 cuộc đảo chính, bao gồm đảo chính tại Niger, Burkina Faso và Mali. Lãnh đạo của những quốc gia này không mặn mà hợp tác với các nước phương Tây.
Bà Catherine Nzuki tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) phân tích: “Mỹ có các đối tác vững chắc ở khu vực. Nhưng hiện nay Mỹ phải rút quân khỏi Niger và tôi cho rằng câu hỏi chính trị mà Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc đang tự băn khoăn là: Liệu chúng ta có đang mất các đồng minh trong khu vực? Chúng ta đang không theo kịp những thay đổi diễn ra quá nhanh?”.
Thời hạn chót để Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Niger là vào ngày 15/9. Hiện tại có khoảng 600 binh sĩ Mỹ vẫn đồn trú ở căn cứ Không quân 101. Trong khi đó, quân đội Nga cũng đã đến và hoạt động tại căn cứ này. Căn cứ Không quân 101 nằm đối diện sân bay quốc tế Diori Hamani ở thủ đô Niamey của Niger.
Vào tháng 3, chính quyền quân sự Niger thông báo sẽ chấm dứt thỏa thuận hợp tác quân sự với Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ tại Niger trong gần một thập kỷ tập trung vào các hoạt động chống khủng bố, bao gồm huấn luyện quân đội Niger và hỗ trợ các chiến dịch quân sự chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Jama’at Nusrat al-Islam wal Muslimeen, một nhánh của tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng sau cuộc đảo chính quân sự ở Niger vào tháng 7/2023. Sau sự kiện này, Niger cũng đã yêu cầu lực lượng Pháp rời đi và chuyển hướng hợp tác với Nga.
Nga thay thế Mỹ tại Niger
Truyền thông quốc tế cho biết các nhân viên quân sự Nga đã tiến vào một căn cứ không quân ở Niger, nơi quân đội Mỹ đang đóng quân, sau quyết định của chính quyền Niger trục xuất lực lượng Mỹ khỏi nước này.
Động thái cho thấy Nga đang chính thức thay thế Mỹ để hỗ trợ quân sự Niger.
Theo giới quan sát, vào đầu tháng 5 vừa qua, khoảng vài chục quân nhân Nga đã tiến vào Căn cứ không quân 101 nằm cạnh sân bay quốc tế Diori Hamani ở thủ đô Niamey của Niger. Khi đó, các quân nhân Mỹ vẫn đang còn ở trong căn cứ, chưa rút đi, tạo nên một tình thế "chạm trán" bất đắc dĩ giữa quân nhân Nga-Mỹ vào thời điểm sự cạnh tranh quân sự và ngoại giao giữa hai nước ngày càng gay gắt vì xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, hai bên không có bất kỳ sự tiếp xúc nào mà sử dụng doanh trại riêng.
Trên thực tế, từ giữa tháng 4/2024, người ta đã nhìn thấy các chuyên gia quân sự Nga xuất hiện tại Niger với mục đích, nhiệm vụ là "giúp Niger huấn luyện các lực lượng quân sự chống khủng bố Hồi giáo cực đoan". Động thái "tiến vào Niger" này của quân đội Nga còn đặt ra câu hỏi về số phận của các cơ sở của Mỹ ở nước này sau khi rút quân.
Người dân Niger giương cờ Niger và cờ Nga.
Đây có lẽ là động thái "thay thế" rõ nét và mới nhất giữa Nga và Mỹ trên bàn cờ châu Phi. Trong khi Mỹ liên tục phải rút lui khỏi một số quốc gia vùng Hạ Sahara (Sahel) thì Nga lại tiến quân mạnh vào khu vực này. Trước Niger, một loạt quốc gia Sahel khác như Mali, Burkina Faso, Chad, Cộng hòa Trung Phi,... đã "đá" Mỹ và Pháp văng khỏi địa bàn mình. Phải chăng, thời của những chú "diều hâu" săn mồi ở lục địa đen đang khép lại rồi?
Việc mất chân đứng tại quốc gia Tây Phi có vị trí chiến lược quan trọng này đã bắt đầu ngay từ cuộc đảo chính quân sự vào ngày 26/7/2023, những dấu hiệu của sự rạn nứt có lẽ đã xuất hiện từ trước đó khi các vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội của các quốc gia trong khu vực đều bắt nguồn từ chính sách của Mỹ, Pháp và các đồng minh tại khu vực này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chính sách của Mỹ và đồng minh cũng chính là nguồn gốc dẫn đến các cuộc đảo chính quân sự trong 2 năm qua tại vùng Sahel, trong đó cuộc đảo chính tháng 7/2023 ở Niger được xem là điển hình cho nỗi bất bình của dân chúng đối với chính quyền của Tổng thống Mohamed Bazoum vốn bị xem như "bù nhìn" cho các chính sách của Mỹ, Pháp tại đây.
Cuộc đảo chính quân sự tại Niger đã biến thành phong trào chống Mỹ-Pháp lan rộng trong dân chúng với việc hàng nghìn người dân đổ xuống đường phố, bao vây các trụ sở chính phủ để ủng hộ phe đảo chính và giương cao khẩu hiệu ủng hộ nước Nga, ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin. Từ trong cuộc đảo chính cũng đã vang lên những tiếng nói kêu gọi quân đội Mỹ, Pháp rút khỏi khu vực, rút khỏi các quốc gia từng là địa bàn đứng chân quan trọng của phương Tây trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan như IS và Al-Qaeda.
Sau đảo chính, chính quyền quân sự tại Niger cũng như một vài quốc gia khu vực Sahel khác đã lên tiếng rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ, Pháp tại đây không còn phù hợp nữa. Trong mắt các tướng lĩnh nắm quyền, Nga là sự lựa chọn thay thế phù hợp nhất. Do đó, bắt buộc các bên phải đàm phán lại về các thỏa thuận hợp tác đã ký trước đây về việc quân đội Mỹ, Pháp có được phép tiếp tục trú đóng tại các quốc gia này nữa hay không.
Sau cuộc đảo chính, quân đội Mỹ đã chuyển một số lực lượng của mình ở Niger từ Căn cứ không quân 101 đến Căn cứ không quân 201 ở thành phố Agadez, miền trung Niger. Hiện chưa rõ thiết bị quân sự Mỹ còn lại ở Căn cứ Không quân 101 là gì và các chuyên gia quân sự phương Tây lo ngại liệu quân đội Nga có tiếp cận được các thiết bị này hay không. Mỹ xây dựng Căn cứ không quân 201 với chi phí hơn 100 triệu USD. Đây là cơ sở điều hành máy bay không người lái chủ yếu của Mỹ ở châu Phi. Kể từ năm 2018, căn cứ này đã được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các chiến binh Jama'at Nusrat al-Islam wal Muslimeen của Nhà nước Hồi giáo và chi nhánh al-Qaeda bằng drone có vũ trang. Trước viễn cảnh phải rút quân khỏi Niger, Washington lo ngại về việc phiến quân Hồi giáo ở Sahel có thể mở rộng hoạt động mà không có sự hiện diện của lực lượng quân sự và tình báo Mỹ tại đây.
Sự báo động của người Mỹ đã dấy lên khi Tổng thống Lamine Zeine đến thăm Moscow vào tháng 12 năm ngoái để thảo luận về các mối quan hệ kinh tế và quân sự, sau đó là chuyến thăm tới Tehran vào tháng sau, nơi ông gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Động thái của Niger yêu cầu rút quân Mỹ được đưa ra sau cuộc họp ở Niamey vào giữa tháng 3/2024, khi các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc đến thăm Niger trong nỗ lực giữ nguyên thỏa thuận quân sự. Chuyến thăm không thành công khi Mỹ nêu lên những lo ngại, bao gồm cả về sự xuất hiện dự kiến của lực lượng Nga và báo cáo về việc Iran đang tìm kiếm nguyên liệu thô ở nước này, bao gồm cả uranium. Các quan chức Nigeria bày tỏ sự tức giận trước những gì họ cho là sự nghi ngờ vô căn cứ của Mỹ về các cuộc đàm phán nhằm cho phép Iran tiếp cận tài nguyên uranium của Niger, có khả năng tăng cường chương trình hạt nhân của Tehran. Một quan chức Mỹ cho biết, mặc dù thông điệp của Mỹ gửi tới các quan chức Nigeria không phải là tối hậu thư, nhưng rõ ràng là lực lượng Mỹ không thể đóng cùng căn cứ với lực lượng Nga.
Các quan chức Mỹ đã bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán hậu trường có thể cứu vãn thỏa thuận 12 năm đã rơi vào tình thế nguy hiểm vào ngày 15/3 khi một phát ngôn viên của chính quyền quân sự công khai tuyên bố sự hiện diện quân sự tiếp tục của Mỹ ở Niger là "bất hợp pháp". Nhưng, Mỹ cuối cùng đã thừa nhận thất bại sau cuộc gặp ở Washington vào ngày 16/4 giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell và Thủ tướng Niger Ali Lamine Zeine.
CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần. Căn cứ Không quân 101 tại Niger. Ảnh: Không quân Mỹ Một quan chức quốc phòng Mỹ đã tiết lộ với kênh CNN thông tin trên hôm 2/5. Điều này dẫn đến tình huống quân đội Nga-Mỹ ở gần nhau ở...