Quân đội Mỹ sắp có drone điều khiển bằng ‘thần giao cách cảm’
DARPA, cơ quan phụ trách các dự án nghiên cứu và phát triển của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đang tài trợ cho các nhà nghiên cứu để phát triển các thiết bị đeo được có ứng dụng quân sự như sử dụng trí óc để điều khiển máy bay không người lái thường được gọi là drone.
Thay vì sử dụng cấy ghép não để đạt được mục đích đó, DARPA đang tìm kiếm các phương pháp không hoặc ít xâm lấn để giao tiếp với máy. Thông tín viên VOA tìm hiểu chi tiết về công việc của một nhóm nghiên cứu ở Đại học Rice.
Đánh máy, đó là một phần cuộc sống của nhiều người. Nhưng hãy tưởng tượng nếu bạn không phải cử động bất kỳ cơ bắp nào để tương tác với thiết bị của mình. Jacob Robinson thuộc Đại học Rice nói: “Một người lính điều khiển máy bay không người lái có thể gửi tín hiệu nhanh hơn nhiều nếu họ có thể gửi nó từ suy nghĩ trực tiếp thay vì phải gõ lệnh trên bàn phím.” Jacob Robinson cho biết nhóm của ông đang cố gắng biến giao diện máy tính não loại đó thành hiện thực.
Nghiên cứu bắt đầu ở cấp độ tế bào: “Chúng tôi đã có thể tác động lên virus để chúng có thể tạo ra các gen mới mang lại cho tế bào khả năng làm những việc mà chúng thường không làm.” Chẳng hạn như làm cho các tế bào não biến đổi gen nhạy cảm hơn với từ trường và ánh sáng. Một khi virus đã được biến đổi này và nam châm nano được tiêm vào máu. Thì một bộ tai nghe laser như thế này, máy dò ánh sáng và nam châm điện có thể đo lường và kích thích hoạt động của não và cuối cùng giao tiếp được với máy mà không cần phẫu thuật não. Jacob Robinson cho biết: “Bạn đội mũ này, ngồi trên ghế và điều khiển máy bay không người lái.
” Ngoài việc sử dụng cho quân đội, Robinson cho biết giao diện máy tính não không xâm lấn có thể giúp mọi người có lại thính giác hoặc thị giác: “Nếu bạn bị mất một mắt hoặc võng mạc, phần não xử lý thông tin đó vẫn hoạt động. Và nếu tôi có thể tìm ra mô hình hoạt động phù hợp để truyền tín hiệu cho não thì sẽ như thể bạn vẫn còn mắt, bởi vì thông tin đến phần não nơi bạn cảm nhận hình ảnh vẫn còn nguyên vẹn. ” Cho đến nay, nhóm của Robinson đã có thể kiểm soát hành vi của ruồi giấm bằng nam châm Đây, nó đang dang cánh ra. DARPA muốn loại nghiên cứu này được thực hiện với người trong bốn năm. Robinson cho biết nghiên cứu này gây ra quan ngại về quyền riêng tư và tự chủ. Ông cho biết các hướng dẫn về đạo đức đang được tiến hành để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro của công nghệ này.
Theo VOV
Rắn hổ mang "mặt cười" xuất hiện ở Ấn Độ
Rắn hổ mang có khuôn mặt cười trên lưng thuộc sở hữu của một người dân Ấn Độ đang gây xôn xao.
Rắn hổ mang có mặt cười trên lưng ở làng Gauriganj, Ấn Độ
Theo Dailymail, ngôi làng Gauriganj có truyền thống nuôi rắn ở miền bắc Ấn Độ. Chú rắn hổ mang có mặt cười trên lưng thuộc sở hữu của một người điều khiển rắn chuyên nghiệp.
Có người còn đặt tên cho rắn là Hạnh phúc. Hoa văn kỳ lạ trên lưng rắn hình thành một cách hoàn toàn tự nhiên.
Làng Gauriganj nuôi rất nhiều rắn kể cả các loài rắn độc. Rắn được coi là loài vật thiêng liêng và người dân cũng kiếm sống bằng nghề điểu khiển rắn.
Thậm chí, vai trò của các gia đình trong làng cũng phụ thuộc vào số lượng rắn sở hữu, bao gồm cả những loài rắn độc nhất.
Ông Uttam Nath, 44 tuổi, cho biết truyền thống của dân làng là giúp cho trẻ em làm quen với rắn càng sớm càng tốt.
Ông nói: "Trẻ được huấn luyện từ lúc lên 2 tuổi. Chúng được học cách điều khiển rắn để đến khi lớn chúng nắm rõ được thói quen, nguyên tắc của loài động vật này".
Ở ngôi làng này, con trai lên 10 tuổi đã có thể biểu diễn điều khiển rắn bằng sáo để kiếm tiền.
Phụ nữ trong làng cũng không hề sợ rắn. Khi người đàn ông vắng nhà, họ là những người chăm sóc rắn. Người dân làng Gauriganj còn biết cách trị độc và cứu người bị rắn cắn bằng phương pháp tự nhiên.
Ông Nath chia sẻ: "Điều khiển rắn là tất cả những gì chúng tôi học được trong nhiều thế kỷ qua, một cách hoàn toàn chuyên nghiệp. Đây là nghệ thuật từ xa xưa, tuy nhiên trẻ em trong làng ngoài học điều khiển rắn vẫn cần đến trường để có nghề nghiệp, cuộc sống tốt hơn nữa".
Kumati Devo, 38 tuổi, người bắt đầu điều khiển rắn từ khi lên 5 tuổi, chia sẻ: "Rắn gắn liền với tuổi thơ của chúng tôi nhưng tôi cũng không chắc chắn được sẽ sống bằng nghề này trong bao lâu".
Cô cũng cho biết thêm ngày nay, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và quy định về thú nuôi cũng trở nên nghiêm ngặt, khiến số lượng rắn giảm dần, đe dọa đến nét văn hóa truyền thống của làng.
Hoàng Dung
Theo Infonet
Bí mật chưa từng hé lộ giữa phát xít Đức và người ngoài hành tinh Theo một số nguồn tin, phát xít Đức từng ghi nhận một sự cố UFO rơi giống vụ tai nạn ở Roswell, Mỹ. Theo đó, sau khi thu thập các mảnh vỡ đĩa bay, các nhà khoa học làm việc cho Hitler bí mật nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ tiên tiến của người ngoài hành tinh. Phát xít Đức được cho...