Quân đội Mỹ đối mặt “sức ép rõ rệt”: Trung Quốc là mối đe dọa chính
Báo cáo đánh giá môi trường tác chiến của Quân đội Mỹ ở 3 khu vực quan trọng – châu Âu, Trung Đông và châu Á, TQ đang tạo ra thách thức an ninh toàn diện nhất.
Binh sĩ Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc tiến hành huấn luyện
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 9 tháng 3 dẫn trang mạng “Học giả ngoại giao” Nhật Bản ngày 7 tháng 3 đăng bài viết “Đánh giá sức mạnh quân sự của Mỹ – một báo cáo mới đã đánh giá kỹ thực lực Quân đội Mỹ ở các khu vực trên thế giới, trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương” của tác giả Akhilesh Pillalamarri. Sau đây là nội dung bài viết:
Các chính trị gia vui vẻ nói với người Mỹ rằng, họ có một đội quân mạnh nhất trong lịch sử loài người. Nhưng, họ làm thế nào đưa ra kết luận này, điểm này lại rất ít được giải thích.
Sự thực chứng minh, mặc dù các báo cáo của chính phủ và của các cơ quan nghiên cứu có số lượng rất nhiều và đưa ra bất cứ lúc nào, nhưng lại không có một chỉ tiêu duy nhất để đánh giá sức mạnh quân sự của Mỹ.
Gần đây, Quỹ truyền thống Mỹ (Heritage Foundation) đã công bố bản thứ nhất của báo cáo thường niên sức mạnh quân sự Mỹ. Báo cáo này tên là “Chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ năm 2015: Đánh giá năng lực đảm bảo phòng thủ chung của Mỹ”, phỏng theo viết báo cáo “Chỉ số tự do kinh tế” rất thành công của quỹ này.
Mỹ tiến hành tập trận Valiant Shield-2014 ở Guam (ảnh tư liệu)
Chỉ số sức mạnh quân sự đánh giá sức mạnh cứng của Mỹ được tiến hành từ góc độ “năng lực hoặc trình độ hiện đại hóa, năng lực tác chiến và trạng thái sẵn sàng thực hiện thành công nhiệm vụ”. Báo cáo này cũng đã đánh giá “mức độ khó-dễ của tác chiến ở các khu vực quan trọng, dựa trên cơ sở các liên minh hiện có, tính ổn định chính trị khu vực, sự hiện diện của quân đồn trú Mỹ và tình hình hạ tầng cơ sở quan trọng”.
Video đang HOT
Mỹ cần có một đội quân “quy mô đầy đủ”, Lầu Năm Góc gọi là “thực lực” để đáp ứng các lợi ích chiến lược của họ trên phạm vi toàn cầu. Đối với “các quan chức Chính phủ, Quốc hội và Bộ Quốc phòng”, Quân đội Mỹ phải đủ mạnh để có thể đồng thời hoặc dựa vào “thời gian biểu chặt chẽ, trùng lặp” “ứng phó với 2 cuộc chiến tranh quy mô lớn” hoặc 2 “sự kiện bất ngờ ở khu vực quan trọng”.
Chỉ số này đã đánh giá môi trường tác chiến của Quân đội Mỹ ở 3 khu vực quan trọng (châu Âu, Trung Đông và châu Á). Báo cáo cho rằng, 3 khu vực này có khả năng nhất cùng xuất hiện lợi ích thiết thân của Mỹ, bởi vì ở đây có “chủ thể hành vi có thể thách thức lợi ích của Mỹ”. Đối với mỗi khu vực trong đó, liên minh, tính ổn định chính trị, tư thế quân sự của Mỹ và hạ tầng cơ sở đều được tiến hành đánh giá với các thước đo lựa chọn theo 5 phương án: rất kém, bất lợi, bình thường, có lợi và xuất sắc.
Ở châu Âu, chỉ số này cho rằng, môi trường tác chiến tổng thể là có lợi. Mặc dù tư thế quân sự của Mỹ ở châu Âu được đánh giá là trung bình, nhưng tất cả các nhân tố khác ở đó được đánh giá là có lợi đối với Mỹ., Mặc dù đặc điểm của châu Âu được mô tả là “điều kiện của hòa bình tổng thể”, nhưng lại “vẫn có vấn đề an ninh tiềm ẩn”. Ở châu Âu, một lo ngại tiềm ẩn khác của Mỹ là thực lực của các nước đồng minh NATO liên tục giảm đi. Điều này có nghĩa là, Mỹ sẽ buộc phải tham gia các hành động vốn do các nước đồng minh đảm nhiệm.
Máy bay chiến đấu F-22 Mỹ tham gia diễn tập Keen Sword giữa Mỹ-Nhật vào tháng 11 năm 2014 (ảnh tư liệu)
Ở khu vực Trung Đông, chỉ số này đánh giá môi trường tác chiến của Quân đội Mỹ là trung bình, tức là kết quả đánh giá đối với tất cả các nhân tố ngoài tính ổn định chính trị, trong khi đó, tính ổn định chính trị của Trung Đông được coi là bất lợi.
Ở châu Á, môi trường tác chiến tổng thể được cho là trung bình, mặc dù nhân tố liên minh được cho là có lợi cho Mỹ.
Báo cáo cho rằng, 3 mối đe dọa chủ yếu ở châu Á bao gồm chủ nghĩa khủng bố (đến từ Afghanistan và Pakistan), Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Tất cả 3 loại mối đe dọa này đều được đánh giá là mang tính xâm lược. Thực lực của Trung Quốc giống như của Nga, được cho là “đang tích tụ”. Bắc Kinh tiếp tục “tạo ra thách thức an ninh toàn diện nhất khu vực này đối với Mỹ”. CHDCND Triều Tiên và hoạt động khủng bố đến từ Afghanistan và Pakistan được coi là mối đe dọa “có thực lực”.
Trong tất cả các nước được cho là có tính xâm lược đối với Mỹ, thực lực mạnh nhất là Trung Quốc và Nga.
Về trạng thái tổng thể của lực lượng quân sự Mỹ trên phương diện ứng phó tất cả các mối đe dọa mang tính toàn cầu này, tư thế tổng thể của Quân đội Mỹ được đánh giá là “đủ tư cách một cách miễn cưỡng”. Kết luận của chỉ số là, điều này có nghĩa là, sức mạnh quân sự của Mỹ hiện “đủ để đáp ứng nhu cầu ứng phó với cuộc xung đột khu vực chủ yếu duy nhất, đồng thời đảm bảo được hoạt động của các loại quân đồn trú và duy trì tiếp xúc”, nhưng không thể đáp ứng nhu cầu “thực lực” của Lầu Năm Góc trong trạng thái lý tưởng.
Năm 2014, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey đến thăm Việt Nam (ảnh tư liệu)
Không còn nghi ngờ gì nữa, Quân đội Mỹ đang chịu “sức ép rõ rệt”, rất nhiều đơn vị đang được triển khai với thời gian dài hơn. Trên phương diện sức mạnh quân sự tổng thể, kết luận của chỉ số này là, thực lực của lục quân, hải quân, thủy quân lục chến và lực lượng hạt nhân đạt tiêu chuẩn một cách miễn cưỡng, trong khi đó lực lượng không quân Mỹ hùng hậu. Điều này hoàn toàn không phải bất ngờ, bởi vì Quân đội Mỹ lệ thuộc nghiêm trọng vào lực lượng đường không trong các chiến dịch. Vài phương diện của lực lượng hạt nhân Mỹ đều bị đánh giá là kém, thực lực của hải quân và thủy quân lục chiến cùng với trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lục quân cũng được cho là như vậy.
Kết luận của báo cáo này là, Quân đội Mỹ “có thể đáp ứng nhu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia cực kỳ quan trọng của Mỹ một cách miễn cưỡng”. Mặc dù Mỹ có thể bảo đảm thực hiện mục tiêu của họ, nhưng năng lực làm như vậy trên nhiều chiến tuyến không thực sự tin cậy. Xét tới trạng thái hiện nay, Quân đội Mỹ không thể đồng thời ứng phó với 2 cuộc xung đột quy mô lớn.
Theo Giáo Dục
"29 tàu Mỹ giám sát nhất cử nhất động của Trung Quốc ở Biển Đông"
Theo tờ Beijing Morning Post, không gì qua mắt được các hoạt động giám sát liên tục của Mỹ gần bờ biển Trung Quốc và chuỗi đảo thứ nhất ở TBD (kéo dài từ Alaska tới Philippines).
Tàu thăm dò đại dương USNS Bowditch. Trung Quốc gọi đây là "máy hút" thông tin tình báo của Mỹ.
Bài viết trên Beijing Morning Post cho hay, Hải quân Mỹ có tổng cộng 12 tàu giám sát, chia thành 4 lớp.
Trong đó, USNS Bowditch, một tàu khảo sát đại dương lớp Pathfinder, phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Con tàu cũng là một phần trong chương trình "Tàu tác chiến đặc biệt" được thiết lập để thu thập tin tức tình báo tại khu vực Biển Đông.
Theo bài viết, nhờ tin tình báo do tàu USNS Bowditch cung cấp, tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ có thể ngăn chặn các tàu ngầm Trung Quốc ở những "vùng biển tranh chấp" (thực chất là khu vực mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền một cách phi lý).
Bài viết cho biết, Mỹ huy động tổng cộng 29 tàu để kiểm soát hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông,
Các tàu thu thập thông tin tình báo khác cũng được triển khai ở Biển Hoàng Hải và Hoa Đông.
Tàu USNS Victorious từng bị tàu và máy bay Trung Quốc "quấy rối".
Bài viết nhắc lại rằng, 6 năm trước, USNS Victorious, một tàu giám sát tương tự của Mỹ, từng đụng độ với tàu Trung Quốc.
Cụ thể, trong đợt triển khai hoạt động tại vùng biển quốc tế ở biển Hoàng Hải năm 2009, một tàu tuần tra của Cục Ngư nghiệp Trung Quốc đã sử dụng đèn cao áp chiếu thẳng vào tàu USNS Victorious.
Hôm sau, máy bay tuần thám Y-12 của Trung Quốc đã quần thảo 12 lượt trên đầu chiếc tàu Mỹ, ở độ cao chừng 120m.
Theo Đại Lộ
Tàu sân bay Mỹ lộ điểm yếu, bị đánh chìm khi tập trận với Pháp Kịch bản cuộc tập trận mô phỏng phản ứng của quân đội Mỹ khi bị nước ngoài tấn công nhằm vào các lợi ích kinh tế và lãnh thổ. Tàu sân bay USS Theodor Roosevelt Mạng Những người yêu thích hàng không đưa tin cho biết hôm 4/3/2015 vừa qua một website của Bộ Quốc phòng Pháp đã đăng tải một báo cáo...