Quân đội Malaysia ‘khắt khe nhất châu Á’ đối với tình dục đồng giới
Trung tâm nghiên cứu chiến lược Hague (HCSS) thuộc Bộ Quốc phòng Hà Lan xếp quân đội Malaysia hạng nhất khắt khe đối với tình dục đồng giới.
Quân đội quốc gia đa số Hồi giáo Malaysia đứng đầu châu Á về mức độ khắt khe đối với người có xu hướng tình dục đồng giới – Ảnh chụp màn hình website của HCSS
Bảng “Chỉ số thân thiện với tình dục đồng giới trong quân đội” (LGBT Milatary Index) năm 2014 được công bố hôm 20.2 ở quốc gia Tây Âu có vẻ làm hài lòng quốc gia đa số Hồi giáo ở Đông Nam Á này với số điểm 20/100, xếp thứ 92 trên tổng số 103 quốc gia được khảo sát.
Các lãnh đạo quân đội Malaysia từng tuyên bố trước thế giới: “Chúng tôi không thể chấp nhập những hành vi tình dục phi tự nhiên như vậy”, và “tình dục đồng giới là đi ngược với giáo lý Hồi giáo và vi phạm luật pháp địa phương”.
Cựu Tư lệnh Hải quân Mohd Anwar Mohd Nor tuyên bố năm 2005 rằng những quân nhân có xu hướng tình dục đồng giới bị “cấm phục vụ trên các tàu hải quân”, nhằm “bảo vệ hình ảnh của binh chủng”.
Năm 2010, Hải quân Malaysia cho phép phụ nữ được đầu quân, đanh dâu môt bươc đôt pha khoi vong đao ly khăt khe đôi vơi phu nư Hôi giao.
Cùng khu vực Đông Nam Á, “cởi mở nhất” là Thái Lan với 66/100 điểm, xếp thứ 48; Philippines 62,5 điểm, xếp thứ 50; Việt Nam 58 điểm, xếp thứ 53; và Indonesia 37,5 điểm, xếp thứ 67.
Không có xếp hạng đối với các quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar và Singapore.
Video đang HOT
Người có xu hướng tình dục đồng giới bị cấm phục vụ trên tàu hải quân Malaysia – Ảnh: Thục Minh
New Zealand “cởi mở tuyệt đối”
HCSS xếp hạng LGBT Military Index dựa trên 19 tiêu chí về chính sách và tập quán như tuyển quân, chấp nhận chung sống, khai trừ hoặc xử lý đối với những người thuộc nhóm LGBT áp dụng trong quân đội các nước.
Theo đó, quốc gia khắt khe nhất thế giới là Nigeria (3 điểm), tiếp theo là Iran (6 điểm) và Syria (7 điểm).
Cởi mở tuyệt đối trước vấn đề tình dục đồng giới là New Zealand, đạt 100/100 điểm, tiếp theo là Hà Lan và Anh (đồng 98 điểm), và Thụy Điển (97,5 điểm).
Úc đứng thứ 5 với 95 điểm và theo sát là Canada (94,3 điểm).
Shiena la 1 trong 5 thiêu nư đâu tiên tham gia lưc lương hai quân Malaysia, và la 1 trong 2 nư quân nhân cua thuy thu đoan 84 ngươi trên tuân dương ham KD Kelantan – Ảnh: Thục Minh
Trong khi đó, quân đội Mỹ, theo xếp hạng của HCSS, có vẻ “khá bảo thủ” khi xếp sau nước láng giềng Bắc Mỹ là Canada đến hơn 30 hạng – với số điểm 72,8 – “thua” cả quân đội Nhật Bản (78,5 điểm).
Trong khi đó Nga và Hàn Quốc ngang bằng (32,5 điểm), và có vẻ khắt khe hơn rất nhiều so với quân đội Trung Quốc (42 điểm).
Không có nhiều ý kiến phản đối trên thế giới về bảng xếp hạng này. HCSS nói rằng xếp hạng của họ là “thức thời, minh bạch, có hệ thống và có thể so sánh được”.
“Bảng chỉ số này là nguồn tài nguyên quý giá cho các nhà hoạch định chính sách, các bên tham gia cũng như các nhóm vận động có nguyện vọng cổ vũ cho sự tham gia của những người thuộc nhóm LGBT vào quân ngũ”, thông cáo của HCSS nói.
Theo TNO
Việt Nam xếp thứ 10 về thị trường hàng không của Singapore
Lượng hành khách đi các chuyến bay nối giữa Việt Nam và sân bay Changi của Singapore xếp thứ 10 trong tổng số hành khách toàn thế giới đến và đi tại sân bay này.
Máy bay xếp hàng chờ cất cánh trên một đường băng tại ga hành khách số 1 của sân bay Changi - Ảnh: Thục Minh
Đó là con số mà tập đoàn quản lý sân bay nhiều năm liền đứng đầu thế giới về chất lượng này cung cấp cho Thanh Niên Online ngày 24.2.
Changi Airport Group (CAG) cho biết chỉ trong tháng 1.2014, sân bay này đã đón và tiễn 4,6 triệu lượt khách (tăng 6,3% so với cùng kì năm 2013) với tổng cộng 30.400 chuyến bay hạ và cất cánh (tăng 7,6%).
Tuy nhiên, lượng hành khách bay đi và đến từ Thái Lan giảm khoảng 25% trong khoảng thời gian này, CAG tiết lộ.
CAG xếp Việt Nam trong số những thị trường "hàng đầu" với "tốc độ tăng trưởng 2 chữ số", bên cạnh Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia.
Tuy nhiên, tập đoàn này từ chối cung cấp con số hành khách chính xác đối với mỗi quốc gia.
Về vận tải hàng hóa, trong tháng 1.2014, sân bay này đã xử lý tổng cộng 151.400 tấn hàng, tăng 3,8%.
CAG giải thích lượng hàng hóa tăng nhờ vào dịp Tết nguyên đán, khi cầu gửi nhận hàng tăng lên.
Cửa ngõ hàng không Đông Nam Á
Trừ vài chuyến bay cá nhân hay quân sự sử dụng sân bay Seletar, hầu hết khách đi máy bay tại Singapore đều qua sân bay Changi.
Ngoài 3 ga hành khách với sức tải khoảng 50 triệu hành khách mỗi năm, sân bay Changi cũng có khu ga VIP dành cho các máy bay chuyên cơ của các đoàn khách quan trọng và nhà ga dành cho máy bay vận tải hàng hóa.
Hiện tại ga hành khách thứ 4 đang được xây dựng trên nền ga hành khách giá rẻ trước đây chỉ phục vụ các chuyến bay của Tiger Air, một hãng giá rẻ của Singapore có sở hữu lớn bởi hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines danh giá.
Hồi tháng 8.2013, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết sân bay Changi sẽ được mở rộng với việc xây dựng thêm ga hành khách số 5, nhằm nâng tổng công suất lên gấp đôi hiện nay vào giữa thập niên 2020.
CAG cho biết, tính đến ngày 1.2.2014, có trên 100 hãng hàng không hoạt động tại sân bay Changi với các đường bay nối đến 280 thành phố ở 60 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới.
Với trên 6,900 chuyến bay đến và đi mỗi tuần, tính trung bình cứ khoảng 90 giây thì có một máy bay cất cánh hoặc hạ cánh tại sân bay này.
Năm 2013, sân bay Changi đón và tiễn cả thảy 53 triệu hành khách, con số con nhất từ trước đến nay.
Theo TNO
Tên trộm và... án tâm thần Chánh án Tối cao Singapore đã trực tiếp làm quan tòa xử phúc thẩm một tên trộm mà ông nghi có dấu hiệu bị tâm thần nhưng tòa sơ thẩm đã bỏ qua. Ảnh minh họa Tên trộm Ng Chun Hian, 35 tuổi, bị kết án 12 năm tù cải tạo và đánh 6 roi sau khi thừa nhận lẻn vào nhà người...