Quan điểm, ứng xử của không ít phụ huynh về thầy cô đang lệch lạc
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quý Đức, những cú “dội” từ xã hội, từ nền kinh tế thị trường đang khiến văn hóa ứng xử giữa phụ huynh và giáo viên lệch chuẩn.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển thở dài khi nói về câu chuyện buồn của giáo dục những ngày qua. Đó là bạo lực học đường.
Ông nhấn mạnh: “Tôi không tán thành việc phạt, đánh học trò. Việc cô giáo bắt học trò uống nước giẻ lau là điều không thể chấp nhận được”.
Tình trạng ăn miếng trả miếng trong nhà trường thấy rõ khi phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối, học sinh đâm thủng bụng thầy giáo…
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quý Đức.
Phó giáo sư Đức cho rằng, để tình trạng bạo lực học đường diễn ra hiện nay cũng có lỗi của thầy cô. Thầy cô hành hung, xét nét, thậm chí làm việc tiêu cực với học trò.
Tuy nhiên, dư luận, phụ huynh mấy nay đang dồn về đổi lỗi cho giáo viên mà quên đi vai trò của chính phụ huynh trong việc giải quyết vấn đề.
Phó giáo sư Đức nêu quan điểm, từ những vụ việc trong thời gian qua cho thấy, sự lệch chuẩn không chỉ diễn ra ở mỗi học sinh, giáo viên mà còn ở chính phụ huynh.
Hiện nay, các gia đình sinh ít con nên họ sót con. Họ không cho ai phép quyền động vào con của họ. Dù chỉ là nói nặng hay bắt đứng xó.
Bên cạnh đó, chúng ta đang giáo dục quá đề cao quyền này, quyền kia, sự dân chủ trong trường học đến mức họ không hiểu, nhận ra thế nào cho đầy đủ, đúng.
“Sự dân chủ trong trường học là sự tham gia của học sinh, ứng xử của giáo viên và ứng xử của phụ hynh.
Tất cả tình huống diễn ra trong thời gian gần đây là những hiện tượng cho xã hội nhìn thấy sự lệch chuẩn trong trường học”, Phó giáo sư Đức nói.
Video đang HOT
Đặt trong bối cảnh, đạo đức xã hội của chúng ta hiện nay cho thấy, thầy cô không được tôn trọng, học sinh không được tôn trọng.
“Một nền giáo dục triết lý không rõ ràng. Vị thế của người thầy hiện nay đã mất đi”, Phó giáo sư Đức nhận định.
Vị Phó giáo sư viện dẫn, các cụ xưa đã dạy:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Nhưng điều này giờ không còn được xem trọng.
Phó giáo sư chia sẻ thực tế hiện nay, học trò phản ứng thầy, phụ huynh phản ứng thầy. Thậm chí còn phản ứng tiêu cực hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng thầy, cô giáo của mình.
Ngoài nguyên nhân vị thế của người thầy mất đi, đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay, theo Phó giáo sư Đức, giáo dục, bạo lực học đường trong trường học cũng không thoát khỏi tâm lý xã hội đang có những bức xúc.
Và họ nhằm vào nơi yếu nhất của xã hội, ít được bảo vệ nhất là thầy giáo và thầy thuốc để xả bực dọc.
Một điểm nữa theo Phó giáo sư Đức, đáng quan ngại nhất trong văn hóa ứng xử giữa phụ huynh và giáo viên là nhiều phụ huynh có tiền cho con đi học biến thầy giáo thành “tay sai”.
“Họ coi giáo viên như những người làm thuê cho con họ chứ không phải làm thầy”, Phó giáo sư Đức nói.
“Nền kinh tế thị trường dội vào giáo dục, phụ huynh cảm thấy họ đang bỏ tiền mua thầy.
“Thầy” như là một thứ dịch vụ xã hội, họ có thể mua được thầy, thì họ có thể sai khiến, hành hung thầy là chuyện bình thường”, Phó giáo sư Đức buồn bã nhận định.
Thực sự mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên khiến ông lo ngại.
Nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau giữa phụ huynh và giáo viên, họ khó có thể hợp tác để cùng nhau dạy trẻ nên người.
Theo giaoduc.net.vn.
Dạy trẻ sống có trách nhiệm
Nhiều phụ huynh không khỏi lo ngại khi thấy con mình dù giỏi giang, chăm chỉ nhưng lại có phần ít quan tâm tới những người thân xung quanh. Tuy nhiên, phần lớn những điều này đều xuất phát từ nguyên nhân cha mẹ quá nuông chiều con trẻ.
Con vô tâm vì đâu?
Nằm trong căn phòng tối om một mình, chị Mai Anh (ở khu đô thị Văn Khê - Hà Đông - Hà Nội) thở dài nghĩ ngợi. Chồng thì đi làm xa, có cô con gái học đến lớp 11 rồi mà những lúc ốm đau chỉ có một mình.
Bình thường, thấy con học hành vất vả mọi việc trong nhà chị đều giành phần làm hết. Bởi chị nghĩ mình làm cố một chút cũng không sao, khi lớn con khắc sẽ biết suy nghĩ.
Thế nhưng, khi thấy con ngày một lớn nhưng không để ý tới suy nghĩ của những người gần gũi với con, thì chị biết mình đã sai lầm trong cách dạy con.
Mấy tháng trước, ông nội phải vào cấp cứu bệnh viện, cả nhà tất tả lo lắng thay phiên nhau vào chăm sóc, còn con gái chị cũng không mấy quan tâm. Mỗi khi người lớn nhắc nhở vào thăm ông nội, cháu cũng vào nhưng tỏ ý không thoải mái.
Về nhà, con lại hay kêu ca sợ mùi của bệnh viện, rồi sợ lây nhiễm... khiến chồng chị bực mình mắng mỏ. Chị cũng đã lựa lời khuyên răn, nhưng con gái chị trả lời cho qua quýt rồi lại chỉ chú tâm tới những việc của mình.
Còn hôm nay chị sốt cả ngày, dù biết nấu cơm phần mẹ, nhưng khi có bạn rủ đi sinh nhật cháu không hề từ chối mà vẫn mặc nhiên xin phép đi chơi. Chị cũng buồn lắm nhưng không đành ngăn cản con...
Đó chỉ là một trong nhiều tâm sự của những người mẹ. Họ đều giống nhau ở điểm quá thương yêu con, nên đã chiều chuộng mặc nhiên đáp ứng mọi sở thích mong muốn của con từ nhỏ.
Chính vì tình thương vô điều kiện ấy đã khiến những đứa trẻ dù đã lớn nhưng vẫn ích kỷ. Đa phần chúng chỉ muốn nhận được sự quan tâm của người khác mà không biết chia sẻ, hay suy nghĩ vì những người thân yêu của mình.
Hình thành thói quen ngay từ nhỏ
Theo cô Nguyễn Bích Lộc, giáo viên Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Thanh Trì (Hà Nội) đó là: Cần phải dạy trẻ về tình yêu thương và sự sẻ chia từ khi còn nhỏ. Bởi điều này sẽ giúp các con hình thành thói quen biết quan tâm tới những người xung quanh khi lớn lên.
Điều đầu tiên là các con cần học cách lắng nghe từ những người sống bên mình và mọi người trong cộng đồng. Việc học cách quan tâm tới mọi người cũng phải được trau dồi thường xuyên như bất kỳ một môn học nào.
Cha mẹ nên khuyến khích các con mỗi ngày làm được nhiều việc tốt. Đó là khi các con biết giúp đỡ bạn bè hoặc cùng chia sẻ các hoạt động của tập thể.
Những điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt biết vì người khác. Việc dạy trẻ bày tỏ sự biết ơn một cách thường xuyên cũng chính là hướng trẻ biết quan tâm tới mọi người.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thói quen thể hiện sự biết ơn thường có xu hướng sẵn sàng giúp đỡ người khác, hào phóng, nhiệt tình và dễ tha thứ. Và những người này cũng thường hạnh phúc và mạnh khỏe hơn.
Trên thực tế, đa số cha mẹ thường kỳ vọng vào sự trưởng thành của con cái hơn là muốn trẻ biết sống nhân hậu và quan tâm tới người khác hay không.
Rõ ràng chúng ta nên xem lại quá trình nuôi dạy trẻ. Hãy để trẻ tập thói quen phải cân bằng giữa nhu cầu của bản thân với nhu cầu của người khác.
Tùy theo độ tuổi của con mà bố mẹ nên phân công, giao trách nhiệm cho con với các công việc trong gia đình. Bên cạnh đó cũng cần có những quy định về chuẩn mực trong cách hành xử giao tiếp.
Việc tạo cho trẻ có những thói quen tốt sẽ giúp trẻ tự giác và biết có trách nhiệm hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, phụ huynh chính là tấm gương mà các con soi vào để học tập và noi theo.
Chính vì vậy, cách hành xử giao tiếp hàng ngày của người lớn sẽ giúp các con cảm nhận và học theo một cách nhanh nhất. Trẻ cần được học về lòng vị tha, về tình yêu thương chia sẻ từ những bài học thực tế trong cuộc sống.
Cha mẹ nào cũng mong muốn các con khi lớn lên sẽ trở thành người tốt. Tuy nhiên, chính sự yêu thương và nuông chiều thái quá đã khiến những đứa trẻ luôn coi mình là cái rốn của vũ trụ.
Thu Trà
Theo giaoducthoidai.vn
7 nguyên tắc phụ huynh cần lưu ý khi dạy con Đam mê của trẻ có thể bị dập tắt từ sớm vì bố mẹ thường dạy phải tìm kiếm công việc thiết thực, không được mơ mộng viển vông. 1. Con là trung tâm của vũ trụ Phụ huynh không nên bảo vệ, canh chừng con thái quá. Nếu muốn trẻ trở thành người độc lập, vững vàng, bạn hãy để chúng đưa...