Quan điểm của Italy về các cuộc xung đột trên toàn cầu
Italy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ Ukraine nhằm duy trì “cân bằng” trên chiến trường và cảnh báo việc leo thang xung đột hơn nữa ở Trung Đông có thể gây ra “hậu quả không thể tưởng tượng được”.
Thủ tướng Italy đặt sự phát triển của châu Phi và AI vào trọng tâm nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên G7. Ảnh: ANSA
Theo kênh truyền thông CGTN ( Trung Quốc) ngày 5/1, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết chính phủ nước này sẽ tập trung vào châu Phi và trí tuệ nhân tạo (AI) trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên G7 của Rome trong năm nay.
Bà Meloni cho biết tại cuộc họp báo ở Rome: “Tôi vô cùng lo ngại về tác động của [AI] đối với thị trường lao động”.
Italy đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của G7 (gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh và Italy) vào đầu tháng 1 năm nay.
Chính phủ nước này đã thông báo rằng hội nghị thượng đỉnh hàng năm của các nhà lãnh đạo G7 sẽ diễn ra ở miền Nam Italy vào tháng 6 tới. Thủ tướng Meloni cũng cho biết bà muốn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh riêng biệt tập trung đặc biệt vào AI.
Video đang HOT
Quan điểm của Italy về xung đột toàn cầu
Năm 2024, các nhà lãnh đạo G7 nỗ lực tìm cách ứng phó với cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine và cuộc chiến của Israel với Hamas ở Dải Gaza. Thủ tướng Meloni nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ Ukraine nhằm duy trì “cân bằng” trên chiến trường.
Về cuộc chiến ở Trung Đông, nhà lãnh đạo Italy lặp lại khẳng định rằng Israel “có quyền tự vệ”. Tuy nhiên, bà cũng kêu gọi Chính phủ Israel bảo vệ mạng sống dân thường ở Gaza và cần phải tìm ra giải pháp lâu dài hơn cho vấn đề Palestine.
Bên cạnh đó, bà cảnh báo rằng việc leo thang xung đột hơn nữa ở Trung Đông có thể gây ra “hậu quả không thể tưởng tượng được”.
Khởi động lại quan hệ thương mại với Trung Quốc
Italy đã rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, nhưng Thủ tướng Meloni cho biết bà có ý định “tái khởi động” quan hệ thương mại với Bắc Kinh vào năm 2024.
Italy trở thành quốc gia G7 đầu tiên và duy nhất tham gia BRI vào năm 2019 nhưng bà Meloni cho biết tư cách thành viên đã dẫn đến cán cân thương mại “kém thuận lợi” hơn cho quốc gia châu Âu này.
Về vấn đề di cư, một ưu tiên chính trị quan trọng của chính phủ liên minh cánh hữu ở Italy do bà Meloni lãnh đạo là cần các quy định mới tốt hơn của EU so với hệ thống trước đó. Tháng trước, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đạt được thỏa thuận lịch sử nhằm cải cách chính sách di cư của EU.
Tuy nhiên, bà Meloni nói thêm rằng thỏa thuận sẽ “không giải quyết” những thách thức do di cư đặt ra và kêu gọi “đầu tư chiến lược” vào châu Phi.
Thủ tướng Meloni nêu rõ: “Điều tôi nghĩ cần phải làm ở châu Phi không phải là từ thiện mà là xây dựng sự hợp tác và các mối quan hệ chiến lược nghiêm túc và bình đẳng nhằm thúc đẩy nền kinh tế và mức sống của người châu Phi để ngăn cản những người di cư đến châu Âu”.
Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, hơn 150.000 người di cư đã đến Italy bằng đường biển vào năm ngoái, con số hàng năm cao nhất kể từ năm 2016.
Nhật Bản nêu lý do không ký vào tuyên bố chung của G7 ủng hộ Israel
Nhật Bản và Canada đã "bỏ phiếu trắng" với tuyên bố chung của G7 ủng hộ Israel sau các cuộc tấn công chết người của Hamas từ Gaza.
Binh sĩ Israel triển khai sau các cuộc tấn công của lực lượng Hamas. Ảnh: AFP
Năm thành viên G7 mới đây đã đưa ra tuyên bố chung ủng hộ Israel sau các cuộc tấn công chết người của Hamas từ Gaza - nhưng Nhật Bản và Canada không nằm trong số đó.
Mạng tin tức Arab ngày 10/10 dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, việc Tokyo "vắng mặt" trong tuyên bố của G7 có thể là do mong muốn duy trì tính linh hoạt trong cách tiếp cận của mình.
Khi được hỏi tại sao Nhật Bản không ký tuyên bố chung của G7 về cuộc xung đột Israel - Hamas, Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno nêu rõ: "Nhật Bản, với tư cách là nước Chủ tịch luân phiên G7, đã hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên và tham gia thảo luận với từng quốc gia về việc theo đuổi hòa bình. Có vẻ như tuyên bố chung được đưa ra nhằm phản ánh quan điểm và lập trường đa dạng của từng thành viên G7 về vấn đề này".
Ông Matsuno nói thêm: "Việc Nhật Bản vắng mặt trong tuyên bố một phần là vì nước này mong muốn duy trì sự linh hoạt trong cách tiếp cận của mình, đồng thời tích cực làm việc ở hậu trường để hòa giải và gây ảnh hưởng lên cả Palestine và Israel. Nhật Bản vẫn cam kết nỗ lực giảm leo thang và góp phần giải quyết tình hình một cách hòa bình".
Tuyên bố của 5 thành viên G7 trên được ký bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Năm nhà lãnh đạo của G7 bày tỏ "sự ủng hộ kiên định và thống nhất đối với Israel", đồng thời chỉ trích "các hành động kinh hoàng" của Hamas, cho rằng những hành động đó "không có lý do chính đáng, không có tính hợp pháp và phải bị lên án toàn cầu".
Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng họ công nhận "những khát vọng chính đáng của người dân Palestine" và nói thêm: "Hamas không đại diện cho những khát vọng đó".
Italy "sẽ làm tất cả" để Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Italy cho biết: "Chúng tôi sẽ làm mọi cách để Ukraine gia nhập EU... Chúng tôi hy vọng có thể nhanh chóng kết nạp Ukraine, giống như các nước Tây Balkan. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc gặp ở Rome ngày 13/5/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 25/6, Phó Thủ tướng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quốc gia trở thành kênh ngoại giao bí mật không thể thiếu ở Trung Đông

Xung đột Hamas - Israel: Phái đoàn Hamas đến Ai Cập thảo luận lệnh ngừng bắn

Chính quyền quân sự Myanmar gia hạn lệnh ngừng bắn

Thủ tướng Thái Lan bác bỏ đồn đoán cải tổ nội các

155 năm ngày sinh V.I.Lenin: Lễ kỷ niệm tưởng nhớ công lao của vị lãnh tụ vĩ đại

Núi lửa Semeru tại Indonesia phun trào 4 lần trong ngày

Nga bày tỏ thiện chí đàm phán với Ukraine

Ấn Độ: Du khách ở khu vực Kashmir bị tấn công khiến nhiều người thương vong

Tranh cãi xung quanh kế hoạch an ninh lương thực của Indonesia

EU mở rộng đầu tư quốc phòng trong ngân sách chung

Marlin: 'Sát thủ' không người lái mới của Nga

Hai ứng cử viên thủ tướng Australia tranh luận trực tiếp lần thứ ba
Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh túm tóc, đánh bạn ngã ngửa tại quán ăn
Tin nổi bật
08:16:01 23/04/2025
Amazon Q Developer mở rộng hỗ trợ tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác
Thế giới số
08:09:56 23/04/2025
Ferrari 296 GTS Rosso F1-75 chính thức có mặt tại Việt Nam
Ôtô
08:09:38 23/04/2025
Game thủ Steam tiếp tục đón tin vui, nhận miễn phí một tựa game chất lượng, thời gian có hạn
Mọt game
08:07:56 23/04/2025
Thời kỳ "nổi loạn" trước khi gặp Trấn Thành của Hari Won
Sao việt
07:56:08 23/04/2025
Nhận 300 triệu đồng hứa giúp 'chạy' vào trường công an rồi bỏ trốn
Pháp luật
07:48:55 23/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 29: An dừng hẹn hò Đại, khóc thương anh Nguyên
Phim việt
07:06:52 23/04/2025
Nữ ca sĩ tử vong với hàng loạt dấu vết lạ, bạn trai biến mất 1 cách khó hiểu
Sao châu á
06:03:12 23/04/2025
Thực phẩm rẻ, dễ mua lại giúp tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ nên bổ sung với 3 món ngon này
Ẩm thực
05:59:45 23/04/2025
"Bạo quân" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc 9 người ngắm 10 người ưng, xé truyện bước ra cũng chỉ đến thế
Hậu trường phim
05:55:13 23/04/2025