‘Quán của thời thanh xuân’ cập bến Sài Gòn, giới trẻ háo hức rủ nhau tìm ngày an yên
Trái ngược với sự ồn ào, náo nhiệt của một Sài Gòn hoa lệ, vẫn có đâu đó một không gian yên bình, nhẹ nhàng với tiếng nhạc êm dịu đi vào lòng người.
Quán của thời thanh xuân đã tồn tại được 3 năm ở Đà Lạt, là điểm đến quen thuộc của người Đà Lạt và những ai từng đặt chân đến ‘thành phố ngàn hoa’ này.
Đây là nơi các bạn trẻ câm điếc được học tập và làm việc, không chỉ vậy, nơi đây còn giúp trẻ rèn luyện nhiều kỹ năng như kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
Quán của thời thanh xuân vừa mở thêm một chi nhánh ở Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM). Quán hoạt động được khoảng 2 tuần, đón một lượng khách nhất định mỗi ngày.
Clip: ‘Quán của thời thanh xuân’ giữa lòng Sài Gòn
Giống như mô hình đã triển khai tại Đà Lạt, Quán của thời thanh xuân ở Sài Gòn không ghi giá từng món mà chỉ chú thích màu bên cạnh mỗi loại nước uống, khách uống loại nào thì rút que có màu tương ứng với đồ uống và đưa nhân viên.
Bảng menu và các que màu để khách chọn thức uống
Đối với các loại nước uống như trà và cà phê, quán không quy định giá cả mà khách sẽ trả tiền tùy tâm.
Thùng để tiền được đặt ngay trên quầy pha chế gần cửa ra vào, để khách hàng sau khi thưởng thức, tùy vào sự hài lòng của mình mà bỏ vào thùng tiền bao nhiêu tùy ý.
Sản phẩm chính của quán là các loại tinh dầu và xà bông do chính tay các trẻ điếc làm ra, nguyên liệu cũng do các bạn tìm kiếm ở Đà Lạt.
Thùng tiền để khách tự trả tiền
Các sản phẩm khác của quán đều do bàn tay của các nhân viên câm điếc làm ra.
Chia sẻ về lý do mở thêm quán ở Sài Gòn mà không phải ở nơi khác, anh Võ Thành Luân (chủ quán) cho biết: Sài Gòn là điểm đến thú vị, là ‘miền đất hứa’ của nhiều người, đồng thời anh cũng từng có 4 năm học tập và làm việc tại đây.
Nhận thấy Sài Gòn là nơi mở ra cơ hội cho những ai có chí hướng dù cũng đầy rẫy những thử thách nhưng anh tin là với sự hào sảng của người Sài Gòn và ‘cái tâm’ của đội ngũ nhân viên thì quán sẽ ’sống’ được ở vùng đất này.
Một thực khách trổ tài sáng tác tranh ngay tại quán.
Theo anh Luân, điểm khác biệt của Quán của thời thanh xuân ở Sài Gòn so với Đà Lạt là chất lượng đồ uống, không gian và giá cả.
Không gian ở Đà Lạt rộng hơn Sài Gòn, tuy nhiên cũng được đánh giá là vừa so với mặt bằng chung ở Sài Gòn. Chất lượng đồ uống ở Sài Gòn tốt hơn nhiều vì nguyên liệu khá cao, ví dụ cà phê dao động từ 800.000 – 900.000 đồng/kg, có khi lên tới 1 triệu đồng/kg.
Giá thành mua nguyên liệu cao dẫn tới giá cả của đồ uống cũng cao hơn ở Đà Lạt, ở Đà Lạt dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/ly nước, còn ở Sài Gòn từ 50.000-55.000 đồng/ly.
Chủ quán cũng tự tay pha chế cafe cho khách.
Vì mới mở nên lượng khách của quán ở Sài Gòn vẫn còn hạn chế so với ở Đà Lạt, tuy nhiên quán đang ngày càng được nhiều người biết đến bởi sự ấm áp và nhân văn mà quán mang lại.
Nhiều người ở Sài Gòn từng đến thăm quán ở Đà Lạt sau khi biết tin quán có thêm chi nhánh ở Sài Gòn cũng háo hức đến thưởng thức.
Bạn Thiện Hợp (quận Bình Tân, TP.HCM) chia sẻ: ‘Mình đã từng đến quán ở Đà Lạt. Theo mình thì quán ở Sài Gòn có sự khác biệt vì Sài Gòn vốn dĩ ồn ào, nó trái ngược với không gian yên tĩnh của quán. Quán đặt ở Sài Gòn là một sự mới lạ.’
‘Ở sài gòn khó kiếm được không gian yên tĩnh như thế này. Đồng thời, khách và các em nhân viên ở đây không còn rào cản, giúp mình hiểu các em hơn. Có dịp thì sẽ tới đây thường xuyên’ - Cô Nguyễn Thanh Xuân (quận 3, TP.HCM) chia sẻ.
Nhóm các bạn trẻ ngồi thưởng thức món nước trong quán.
Không gian và cách bài trí thân thiện mang đến cảm giác bình yên và nhẹ nhàng cho người ghé chân.
Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Luân cho biết, trong tương lai quán sẽ phát triển ra nhiều tỉnh thành để ngày càng có nhiều bạn trẻ bị điếc bẩm sinh có cơ hội làm việc, học hỏi cái mới.
Những dòng tờ note viết tay dễ thương của nhân viên quán và khách ghé quán.
Tất cả được dán hết lên tường, truyền một cảm giác về sự ấm áp và gần gũi cho bất kỳ ai đặt chân đến quán sau đó.
Giữa trung tâm Sài Gòn hào nhoáng và nhộn nhịp, Quán của thời thanh xuân như ‘một nốt nhạc trầm’ trên ‘bản nhạc sôi động’ của thành phố phồn hoa này. Có lẽ chính không gian an yên, nhẹ nhàng và gần gũi đã thu hút giới trẻ Sài Gòn đến thưởng thức, ngồi cả ngày trời không muốn rời đi.
Sau một thời gian làm việc mệt mỏi và áp lực, nhiều người muốn tìm một nơi bình yên, ấm áp để có những ‘khoảng lặng’ và ’sống chậm’ lại. Hy vọng những giá trị nhân văn và tốt đẹp mà Quán của thời thanh xuân mang đến sẽ ngày càng được nhiều bạn trẻ biết đến và lan rộng hơn nữa
Ảnh, clip: Thanh Nghĩa
Lê Trúc
Theo baodatviet
Bác sĩ: "Không thể nhiễm bệnh khi uống ly nước có băng dính máu"
Vị bác sĩ cũng khẳng định thêm rằng ngay cả khi vị khách đang bị nhiệt miệng, lở loét hay tổn thương vùng miệng thì tình trạng lây nhiễm cũng không thể xảy ra.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xôn xao sự việc một khách hàng sau khi đi uống trà của một thương hiệu đồ uống khá nổi tiếng đã phát hiện ra bên trong cốc trà có một miếng băng keo y tế cá nhân. Điều đặc biệt là miếng băng này có chứa máu khiến vị khách hàng này vô cùng lo lắng.
Sợ hãi sau khi uống trà vải có chứa băng keo y tế dính máu
Được biết, trước đó, một tài khoản có tên N. đã chia sẻ lên mạng xã hội câu chuyện bản thân cùng nhóm bạn đi uống trà vải tại một cửa hàng nằm ở quận 1, TP. HCM. Sau khi uống gần hết cốc, một người bạn trong nhóm của N. đã phát hiện bên trong chiếc cốc có chứa 1 miếng băng keo y tế.
Tài khoản này sau đó cho biết người uống ly nước trên đã tới thăm khám tại Bệnh viện Nhiệt Đới. Tại đây, bác sĩ phân tích tình trạng miếng băng đã qua sử dụng trên và thấy có khả năng dính máu rất cao, bởi vậy nên khả năng bị phơi nhiễm với các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan hay HP. Chủ nhân ly nước cũng đã được kê thuốc dùng phòng chống phơi nhiễm.
Dòng trạng thái gây chú ý trên mạng xã hội
Về phía quán đồ uống trên, có thông tin cho biết đơn vị này đã có phản hồi tới khách hàng về sự việc. Cửa hàng này cho biết đã tiến hành kiểm tra camera tại quầy pha chế, tuy nhiên không phát hiện ra điều gì bất thường.
Trong khi đó, tại vị trí khách hàng ngồi và phát hiện ra miếng băng keo cá nhân bên trong ly trà thì camera tại cửa hàng lại không thể quay hình được. Đơn vị trên cũng cho biết bản thân họ đã mang băng keo y tế do khách hàng tìm thấy đi xét nghiệm tại 3 cơ sở y tế, tuy nhiên đều bị trả về với cùng 1 lý do: "Không nhận xét nghiệm với những vật dụng đã mở."
Vị khách tới cơ sở y tế khám vì sợ lây nhiễm HIV
Mặc dù chưa biết phải, trái thuộc về ai, tuy nhiên một thông tin cho biết cửa hàng đồ uống đã hỗ trợ cho khách hàng chi phí ban đầu là 5 triệu đồng để đi khám chữa bệnh. Trả lời trên báo chí, đại diện truyền thông của hãng đồ uống trên cho hay sau khi tiếp nhận sự việc, đơn vị đã gặp trực tiếp khách hàng để làm rõ.
Sau đó, đơn vị đã chuyển vụ việc sang cho cơ quan công an để tiếp tục điều tra. Người này cũng nói thêm: "Chúng tôi có đủ bằng chứng và lẫn camera ghi hình vì vậy trường hợp này để công an giải quyết, nếu khách hàng có kiện ra toà thì chúng tôi sẽ đi hầu. Lúc đó P.L sẽ đưa ra hết những bằng chứng có được trước toà. Chúng tôi sẽ không giải thích thêm về vấn đề này nữa."
Bác sĩ lên tiếng: "HIV không lây qua đường tiêu hóa"
Lên tiếng về mối lo ngại trên của vị khách hàng, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng - Trưởng khoa Nội của Bệnh viện 09 (Hà Nội) trả lời trên VTC News cho biết HIV sẽ không bao giờ lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Điều này có nghĩa là nếu vị khách có lỡ uống nước có miếng băng y tế dính máu nhiễm HIV cũng không thể bị lây HIV như lo ngại.
Vị bác sĩ cũng khẳng định thêm rằng ngay cả khi vị khách đang bị nhiệt miệng, lở loét hay tổn thương vùng miệng thì tình trạng lây nhiễm cũng không thể xảy ra. Ông nhấn mạnh thêm: "Chuyện này có thể lý giải bằng việc nếu uống trà, nước sẽ trôi thẳng vào dạ dày. Phần còn lại là virus HIV chỉ có thể lây nhiễm qua con đường vết thương hở, với nồng độ thích hợp."
Vị khách uống cốc trà có chứa miếng băng keo có thể bớt lo lắng với lời giải thích của bác sĩ (Ảnh minh họa)
Được biết, HIV chỉ lây nhiễm qua 3 con đường là: đường máu (do dùng chung kim tiêm), quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con. Ngoài ra, do tính đặc thù nên thời gian tồn tại bên ngoài môi trường của virus HIV là rất ngắn, bởi vậy mà miếng băng keo có dính máu trong cốc nước khó có thể lây nhiễm HIV cho con người.
Bác sĩ Hưng cũng đưa ra khuyến cáo, cho biết thuốc điều trị phơi nhiễm có chứa tác dụng phụ, bởi vậy chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định của chuyên gia, bác sĩ và đã chắc chắn được nguồn phơi nhiễm.
"Trong trường hợp uống trà có băng keo y tế trên, việc điều trị phơi nhiễm tôi cho là không cần thiết", bác sĩ Hưng nhấn mạnh thêm.
Bác sĩ khẳng định băng keo dính máu không thể làm lây nhiễm HIV (Ảnh minh họa)
Mặc dù vẫn chưa biết sự việc trên có phần lỗi thuộc về bên nào, tuy nhiên đây vẫn là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Đây cũng là lời khuyên cho những người hay có thói quen sử dụng đồ ăn, đồ uống ở bên ngoài nên tới nơi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời nên kiểm tra trước khi sử dụng các loại thức ăn đó.
Tổng hợp
Theo Yan
Phúc Long lên tiếng về việc khách hàng phải uống thuốc phơi nhiễm HIV sau khi phát hiện băng keo y tế trong cốc trà vải Trong thư phúc đáp, mặc dù chưa rõ sự việc đúng sai như thế nào, phía Phúc Long vẫn hỗ trợ chi phí ban đầu với số tiền 5 triệu đồng để khách hàng khám chữa bệnh. Ngoài ra, Phúc Long cũng cho biết sẽ nhờ đến cơ quan có thẩm quyền làm rõ sự việc này. Mới đây, một khách hàng đã...