Quận có một nửa dân số là người Hoa, mang nét văn hóa độc đáo bậc nhất Sài thành
Quận 5 (TPHCM) là nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống, chiếm khoảng 45% dân số. Nơi đây mang nhiều nét văn hóa đặc sắc, được gìn giữ qua hàng trăm năm.
Quận 5 có lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn. Nơi đây do người Hoa thành lập năm 1778, nằm trong khu vực từ đường Tản Đà đến Kim Biên và từ đường Nguyễn Trãi xuống kênh Tàu Hủ (chảy qua quận 5, 6 và 8). Người Hoa (chủ yếu là người Triều Châu và Phúc Kiến) chiếm khoảng 45% dân số quận. Họ không chỉ góp phần xây dựng thành phố mà còn tạo nên những giá trị đặc sắc về đời sống văn hóa, tinh thần.
Quận 5 hiện nay còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước. Đặc biệt, hội quán là một trong những nơi thể hiện rõ nét văn hóa của người Hoa. Đây là nơi mang sắc thái của một tổ chức xã hội thu nhỏ, phục vụ nhu cầu gắn kết các cá nhân trong cộng đồng, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo… Trong ảnh là Hội quán Nghĩa An (Nguyễn Trãi) được xây dựng cách đây 300 năm.
Cũng trên con đường này, hội quán Hà Chương, được thành lập vào năm 1809, vẫn gìn giữ được vẻ đẹp của kiến trúc cổ từ nghệ thuật chạm khắc gỗ trên phù điêu, hương án, liễn đối đến hội họa và thư pháp trên tranh tường.
Đây còn là nơi thờ tự Thiên Hậu Thánh Mẫu, là điểm tựa tôn giáo cho nhiều người dân sinh sống tại TP. HCM. Vào năm 2001, Hội quán Hà Chương được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia.
Ngoài những công trình kiến trúc, quận 5 còn để lại ấn tượng với những khu phố lâu đời, trung tâm buôn bán phồn thịnh, chuyên cung cấp các loại hàng hóa cho người dân trong quận nói riêng và thành phố nói chung. Đường Hải Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học… từ lâu đã được xem là khu phố thuốc bắc có tuổi đời lớn nhất TP.HCM.
Video đang HOT
Chỉ vỏn vẹn 500 m, con đường Lưu Xuân Tín (quận 5) nổi bật với sắc màu từ hàng chục hộ kinh doanh cá cảnh. Theo lời kể của các tiểu thương, chợ đã ra đời cách đây hơn 40 năm, bắt nguồn từ nhu cầu muốn có một địa điểm tập trung buôn bán của những chủ trại cá trên khắp TP.HCM. Hiện nơi đây thu hút nhiều người đam mê cá cảnh trên khắp TP.HCM đến mua, bán, sưu tầm cá.
Về ẩm thực, quận 5 được nhắc đến như là thiên đường của các tín đồ ăn uống, nơi tập trung những hàng quán có tuổi tính bằng đời người. Đến quận 5 vào buổi sáng, nhiều du khách thường ghé quán cà phê vợt Ba Lù nằm khuất trong khu chợ Phùng Hưng. Trải qua hai thế hệ, từ khâu kho cà phê bằng củi cho đến cách pha chế sử dụng siêu nấu thuốc bắc mang đậm dấu ấn của người Hoa đều được người bán gìn giữ.
Bên cạnh đó, sủi cảo (bánh chẻo) cũng là một món ăn chuẩn vị Trung Hoa được nhiều người yêu thích khi đặt chân đến quận 5. Phần vỏ bánh dai mềm, bọc nhân tôm, thịt và quyện với hỗn hợp xì dầu ớt tạo vị đậm đà, hấp dẫn.
Đặc biệt, người Hoa còn có nhiều loại bánh truyền thống chỉ được bán riêng vào dịp tết như bánh tổ, bánh trái lựu, bánh mè… Trong ảnh là bánh tổ, tiếng Trung là “Nian Gao”, phiên âm tiếng Việt là Niên cao. Theo đó, “Gao” có nghĩa là bánh, “Nian” là chất dính, người Hoa dùng món bánh này với mong muốn các thành viên trong gia đình luôn gắn bó, đoàn kết với nhau. Chính vì lẽ đó, loại bánh này thường được sử dụng phổ biến để ăn và làm quà biếu tặng ngày Tết.
Trong thời gian sinh sống, người Hoa đã gìn giữ và phát triển những phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, tạo nên đời sống văn hóa tinh thần đa dạng, phong phú. Cứ mỗi dịp Tết, trước cửa nhà nhiều gia đình người Hoa sẽ dán mỗi bên một tờ giấy đỏ viết những câu chúc mừng.
Đặc biệt, vào tháng 1/2020, “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa” tại quận 5 đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Rum Raisin.
Bản đồ hành chính quận 5.
Cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền ở Sài Gòn - Chợ Lớn 150 năm trước
Những bức ảnh về Sài Gòn - Chợ Lớn do Émile Gsell chụp cho thấy cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, phố xá đông đúc của vùng đất này khoảng 150 năm trước.
Trong cuốn Sài Gòn Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, tác giả Nguyễn Đức Hiệp đã giới thiệu đôi nét về tiểu sử và tác phẩm của Émile Gsell (1838-1879) - nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và thương mại đầu tiên ở Sài Gòn. Ông Hiệp cho biết Émile Gsell chụp rất nhiều hình ảnh về Sài Gòn - Chợ Lớn (chụp khoảng những năm 1875-1879). Trong ảnh là quang cảnh đường Rigault de Genouilly nay là đường Nguyễn Huệ. Chính tại con phố này, Gsell đã mở văn phòng nhiếp ảnh của mình. Vào thời Gsell hai bờ kênh trên phố mang hai tên khác nhau: Rigault de Genouilly và Charner. Đại lộ này sau chỉ mang tên Charner, khi con kênh tại đây được lấp đầy.
Ảnh một con tàu vận tải trên ụ nổi cảng Sài Gòn.
Một con phố ở Sài Gòn nơi những túp lều rơm và những ngôi nhà xây cùng tồn tại.
Quang cảnh Chợ Lớn cho thấy cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập. Chợ Lớn là thủ phủ kinh tế của Nam Kỳ: tất cả lúa gạo trồng ở đồng bằng được vận chuyển đến đây bằng thuyền để xay xát và sau đó xuất khẩu. Kênh Bến Nghé (rạch Bến Nghé), chiều dài 3,1 km, là ranh giới tự nhiên kết nối giữa Chợ Lớn với Sài Gòn (nay là quận 4 và quận 1). Kênh bắt đầu từ ngã ba nơi giao với sông Sài Gòn và kết thúc tại ngã tư nơi giao với kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ và kênh Đôi.
Một bức ảnh chụp quang cảnh Chợ Lớn khác cho thấy cảnh tàu thuyền tấp nập cập bến.
Một phần cảng Sài Gòn trong những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố. Những chiếc thuyền buồm và tàu chạy bằng hơi nước lớn của Châu Âu neo đậu trên sông.
Quang cảnh đường Charner nhìn ra sông Sài Gòn (sau thành đại lộ Charner, nay là Nguyễn Huệ, khi con kênh được lấp đầy). Có thể thấy biển hiệu của tòa nhà ở giữa hình ảnh có nội dung: "Khách sạn Sài Gòn".
Quang cảnh đường Charner đang xây dựng (nhìn từ phía sông Sài Gòn vào). Sau này tòa thị chính Sài Gòn được xây dựng ở phía cuối con đường.
Bức ảnh này cho thấy một phần cảng Sài Gòn trong những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố.
Toàn cảnh Sài Gòn. Bức ảnh này được tạo thành từ ba bức ảnh của Gsell được dán lại với nhau.
Bức ảnh này cho thấy một phần cảng Sài Gòn trong những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố.
Quai de Commerce (Bến Thương Mại), sau này được đặt tên là Quai Le Myre de Vilers. Nó nằm không xa phố Rigault de Genouilly và phố Charner.
Tọa độ check-in mang đậm nét hoài cổ cách Nha Trang không xa nhưng ít người biết Ngôi miếu với phong cách kiến trúc mang dấu ấn văn hóa của người Hoa ở Ninh Hòa đã thu hút du khách đến tham quan và chụp ảnh. Không phải ai cũng biết, Nha Trang không chỉ có khung cảnh check-in thơ mộng với biển xanh nắng vàng mà chỉ cần dịch chuyển một chút ra ngoài trung tâm thành phố tầm...