Quân chủng Vũ trụ Mỹ lần đầu triển khai lính ngoài lãnh thổ
Nhóm binh sĩ Quân chủng Vũ trụ Mỹ lần đầu tiên được triển khai ra nước ngoài làm nhiệm vụ tại căn cứ ở Qatar.
20 binh sĩ đầu tiên của Lực lượng Vũ trụ Mỹ (USSF) hôm 21/9 nhận nhiệm vụ tại căn cứ không quân Al-Udeid ở Qatar. Đây là đợt triển khai đầu tiên ngoài lãnh thổ nước Mỹ của USSF, trong bối cảnh quân đội nước này nhận định khu vực Trung Đông xuất hiện các mối đe dọa mới, gồm chương trình tên lửa của Iran và các nỗ lực gây nhiễu, tấn công hoặc làm mù vệ tinh trên không gian.
“Chúng tôi nhận thấy các quốc gia đang rất tích cực mở rộng phạm vi xung đột tới không quan”, đại tá Todd Benson, chỉ huy lực lượng USSF tại Al-Udeid, nói. “Chúng tôi phải duy trì khả năng cạnh tranh và bảo vệ tất cả lợi ích quốc gia của mình”.
USSF được Tổng thống Donald Trump thành lập tháng 12/2019, là quân chủng thứ 6 của quân đội Mỹ và quân chủng đầu tiên được thành lập kể từ năm 1947, sau khi Không quân Mỹ ra đời. Quân chủng mới này gây hoài nghi trong Quốc hội Mỹ và bị cười nhạo trên mạng xã hội, thậm chí biểu tượng của lực lượng còn bị ví giống phim Star Trek.
Trong lễ tuyên thệ hồi đầu tháng 9, 20 binh sĩ thuộc Không quân Mỹ đã chuyển biên chế sang Quân chủn Vũ trụ. Các binh sĩ khác sẽ sớm tham gia vào đơn vị “vận hành không gian cốt lõi”, chịu trách nhiệm điều khiển vệ tinh, theo dõi hoạt động của đối phương và ngăn xung đột trong không gian. “Nhiệm vụ và nhân sự không phải mới”, đại tá Benson nói.
Video đang HOT
Binh sĩ Không quân Mỹ trong buổi tuyên thệ chuyển sang Quân chủng Vũ trụ tại căn cứ Al-Udeid, Qatar, ngày 1/9. Ảnh: USAF.
Đại tá Benson từ chối nêu tên các quốc gia “đối thủ” mà lực lượng USSF đóng tại Qatar sẽ theo dõi và có thể chiến đấu chống lại. Giới chuyên gia nhận định các binh sĩ USSF được triển khai tại Trung Đông có thể do căng thẳng leo thang với Iran trong nhiều tháng.
Tình trạng thù địch giữa hai nước bắt đầu sau khi Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. Mỹ tiếp tục không kích hạ sát thiếu tướng Iran Qasem Soleimani hồi tháng 1, khiến Tehran đáp trả bằng cách phóng tên lửa đạn đạo nhằm vào vị trí Washington triển khai quân ở Iraq.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hồi đầu năm phóng vệ tinh đầu tiên vào không gian trong khuôn khổ “một chương trình vũ trụ quân sự bí mật”. Chính quyền Tổng thống Trump áp lệnh trừng phạt nhằm vào cơ quan vũ trụ của Iran, cáo buộc họ phát triển tên lửa đạn đạo với vỏ bọc chương trình dân sự đưa vệ tinh lên quỹ đạo.
Giới chức Mỹ cũng cho rằng các cường quốc với chương trình vũ trụ tiên tiến hơn như Nga và Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ hơn trong không gian. Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper hồi tháng 8 cảnh báo Nga và Trung Quốc đang phát triển vũ khí có thể đánh bật các vệ tinh Mỹ, phát tán mảnh vỡ nguy hiểm khắp không gian và làm tê liệt điện thoại di động, hệ thống dự báo thời tiết, máy bay không người lái, tiêm kích, tàu sân bay và thậm chí cả hệ thống điều khiển vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Sai lầm lớn của phương Tây về Nga
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói ý kiến của phương Tây cho rằng trong bất kỳ trường hợp nào Nga cũng sẽ phải chơi theo luật của họ, là một sai lầm lớn.
Ngoại trưởng Nga Lavrov.
Ngoại trưởng Nga rõ thời đại liên tục gây sức ép đối với Nga bắt đầu sau khi Liên Xô sụp đổ. Chính lúc đó các nước phương Tây chắc rằng Nga đã như món đồ trong túi của họ. Tuy nhiên, nước này lại hành động một cách tự chủ, điều mà các đối tác không thể nào chấp nhận được, ông Lavrov lưu ý.
Đồng thời, Bộ trưởng Ngoại giao còn chỉ ra rằng Nga không hào hứng gì trước quan hệ căng thẳng với phương Tây và đang cố gắng tìm kiếm thỏa hiệp, song đôi khi không ngại có những đánh giá sắc bén về hành động của các đối tác.
Ngoại trưởng Lavrov chắc chắn rằng Nga không cần phải cố gắng làm hài lòng phương Tây.
"Cho rằng Nga sẽ chơi theo luật lệ của phương Tây trong bất kỳ trường hợp nào là một sai lầm lớn, cũng giống như việc đem "thước đo" của mình tới Trung Quốc", nhà ngoại giao cho biết trong một cuộc phỏng vấn được phát trên kênh truyền hình RTVI.
Một ngày trước đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper đã xác định đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ, khi gọi Moscow và Bắc Kinh là những thách thức chủ yếu. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy họ tin chắc rằng Nga là mối đe dọa chủ yếu đối với các nước châu Âu.
Mỹ quyết cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc bằng chiêu này Theo ghi nhận của N-TV, ở khu vực này của thế giới, Trung Quốc thể hiện yêu sách lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Mỹ coi các yêu cầu của Bắc Kinh là bất hợp pháp và liên tục cử lực lượng quân sự của mình đến khu vực. Đội tàu chiến của hải quân Mỹ. Mỹ dự định tăng quy mô...