Quan chức Ukraine thừa nhận Kiev không thể đối phó với bom thông minh của Nga
Phát ngôn viên Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat thừa nhận Kiev không có cách nào đối phó với bom dẫn đường chính xác cao của Nga.
Máy bay ném bom Sukhoi Su-34 của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/AFP
Theo đài RT (Nga), phát biểu tại một cuộc họp báo, Đại tá Ignat cáo buộc Nga phóng tới 20 quả bom dẫn đường trên tiền tuyến mỗi ngày. Quan chức này chỉ ra rằng những loại bom đó có thể bay xa tới 70 km và tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng, cũng như các mục tiêu khác của Ukraine.
“Chúng tôi không thể đối phó với loại bom này và phòng không kém hiệu quả”, người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine nhấn mạnh và nói thêm rằng để ngăn chặn các cuộc tấn công đó, Ukraine cần được cung cấp các tiêm kích bom, như Su-34, Su-35 và các máy bay chiến thuật khác.
Để thực hiện điều này, ông Ignat cho hay Ukraine cần một loại vũ khí có thể tiếp cận đối phương ở khoảng cách xa hơn hiện tại. Ông chỉ ra rằng một trong những vũ khí phòng không tầm xa nhất mà Kiev sở hữu là hệ thống tên lửa S-300 từ thời Liên Xô, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 100 km. Ông nói thêm rằng khả năng phòng không của Ukraine đã được tăng cường hơn nhờ vũ khí do phương Tây sản xuất với tầm bắn 150 km, nhưng những vũ khí này đang ngày càng thiếu hụt.
Trước tình trạng đó, ông nhắc lại rằng vấn đề có thể được giải quyết nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine các máy bay phản lực hiện đại.
“Chiến đấu cơ F-16 có thể đối phó với máy bay Nga một cách hiệu quả dọc theo rìa của khu vực chiến sự”, ông Ignat nói đồng thời cho biết thêm rằng những máy bay chiến đấu này có thể ngăn cản máy bay của Moskva tiếp cận biên giới Ukraine. “Không nhất thiết phải bắn hạ máy bay của đối phương, nhưng chúng tôi cần có vũ khí phản công mạnh mẽ,” ông nói thêm.
Trước đó, hồi tháng 2, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Ukraine hiện không cần F-16. Theo ông, Mỹ đang tập trung vào việc gửi cho Kiev “những gì quân đội dày dạn kinh nghiệm của chúng tôi nghĩ rằng họ cần”, bao gồm cả xe tăng và pháo.
Video đang HOT
Từ tháng 10 năm ngoái, Moskva đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự và năng lượng của Ukraine, sau khi cáo buộc Kiev thực hiện một số hành động phá hoại trên lãnh thổ Nga. Moskva cũng cáo buộc Kiev đứng sau vụ đánh bom chết người nhằm vào cây cầu chiến lược Crimea. Giới chức Ukraine chưa từng chính thức thừa nhận đứng sau vụ tấn công này.
Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, cho rằng điều này sẽ chỉ kéo dài xung đột, đồng thời đẩy họ trở thành bên tham gia trực tiếp vào cuộc chiến.
Ukraine chế 'tên lửa nhân dân' tầm bắn gấp đôi HIMARS để lừa phòng không Nga
Các kỹ sư Ukraine đã giới thiệu loại "tên lửa nhân dân" có thể chế ngay trong sân nhà, với tầm bắn gần gấp đôi tên lửa HIMARS, để "đánh lừa" những tên lửa phòng không đắt tiền của Nga.
Các kỹ sư Ukraine tin tưởng người dân có thể tự chế tên lửa này tại nhà. Ảnh: Telegraph
Tên lửa sử dụng công nghệ tương tự như V1 của Đức, về cơ bản là một ống thép có động cơ, gắn với một cặp cánh lượn và được bắn từ máy phóng.
Nhóm hoạt động phản đối Nga có tên Vidsich là tác giả của thiết kế tên lửa có tên là Trembita này. Vidsich nói rằng tên lửa có thể được sản xuất với chi phí thấp, từ các vật liệu hàng ngày.
Một hình ảnh được nhóm công bố giải thích về công nghệ cho thấy có tới ba tên lửa được lắp bên trong nhà để xe dành cho một chiếc ô tô.
Theo nhóm Vidsich, tên lửa "chế tạo trong gara" sẽ không thể tấn công với độ chính xác như các hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser. Nhưng khi phóng một loạt 20 tên lửa, vũ khí mới có khả năng "vượt qua hệ thống phòng không của kẻ thù và tấn công mục tiêu ở độ sâu vừa đủ" - nhóm này tuyên bố.
Các kỹ sư Ukraine tuyên bố việc sử dụng xăng làm nhiên liệu có thể đẩy tên lửa đi khoảng 140 km, gấp đôi tầm bắn của tên lửa HIMARS mà Mỹ cung cấp.
Đầu đạn của Trembita có thể chứa bộ điện tích nhiệt áp hoặc điện tích nổ kết hợp, nặng 20kg, có khả năng gây hỗn loạn đội hình quân địch ở gần khu vực mục tiêu.
Theo các nhà phát triển, Trembita sẽ tạo ra một tín hiệu nhiệt được các hệ thống phòng không của đối phương thu được, sau đó hệ thống đó sẽ bắn các loại đạn dược đắt tiền để hạ gục tên lửa rẻ tiền này.
Các nhà phát triển cho biết: "Tên lửa đơn giản của chúng tôi rẻ hơn rất nhiều so với tên lửa từ các hệ thống tên lửa phòng không của kẻ thù".
Chế tạo tên lửa bằng phương pháp khá thô sơ. Ảnh: Telegraph
Mô phỏng tên lửa Trembita bay trong không trung. Ảnh: Telegraph
Họ tuyên bố tiếng ồn động cơ 100 decibel cũng sẽ có tác động về mặt tinh thần đối với quân đội Nga. Tên lửa V1, hay Doodlebug, của Đức quốc xã từng khủng bố người dân London trong Thế chiến thứ hai với tiếng kêu đặc biệt của nó.
Hamish de Bretton-Gordon, một cựu tư lệnh NATO, cho biết: "Vũ khí cải tiến có thể rất hiệu quả và người Ukraine rất khôn ngoan. Chúng có thể là một hệ số nhân lực lượng khổng lồ, đặc biệt là để tiết kiệm việc sử dụng vũ khí tinh vi của phương Tây".
Cái khó ló cái khôn
Không chỉ ra mắt "tên lửa nhân dân", các xưởng chế tạo trên khắp đất nước bị chiến tranh tàn phá còn có nhiều sáng kiến như biến những chiếc xe bán tải thành bệ phóng tên lửa Grad và phát triển các thiết bị nổ điều khiển từ xa.
Máy kéo được chế để gỡ mìn trên cánh đồng. Ảnh: Telegraph
Sau khi các lực lượng Nga bị đẩy lùi khỏi các khu vực ở miền đông Ukraine bởi cuộc phản công của Ukraine vào năm ngoái, mìn vẫn còn trên nhiều cánh đồng, khiến nông dân gặp nguy hiểm khi gieo hạt cho vụ thu hoạch mới.
Hôm 2/5, Oleksandr Kryvtsov, một nông dân gần làng Hrakove, cho biết ông đã nghĩ ra một cách mới để gỡ mìn bằng cách gắn máy kéo của mình với các tấm thép bảo vệ lấy từ xe tăng Nga bị bỏ lại và vận hành xe bằng điều khiển từ xa.
Máy kéo có thể chịu được các vụ nổ khi sử dụng lớp giáp từ các phương tiện quân sự bị hư hại của Nga để bảo vệ thân xe.
Ông Kryvtsov, Tổng Giám đốc một công ty nông nghiệp tư nhân, cho biết: "Chúng tôi bắt đầu làm cách này chỉ vì thời điểm gieo trồng đã đến và các dịch vụ cứu hộ đang rất bận rộn".
"Chúng tôi đã cán phải một quả mìn chống tăng. Lớp bảo vệ bị bung ra nhưng chiếc máy kéo vẫn an toàn", ông cho biết, "Mọi người đều an toàn. Thiết bị đã được khôi phục và sửa chữa."
Toàn cảnh vụ UAV nghi của Ukraine tấn công Điện Kremlin Giới chức Nga cáo buộc Ukraine triển khai 2 chiếc máy bay không người lái (UAV) tấn công Điện Kremlin, gọi đây là "hành động khủng bố" và "âm mưu ám sát Tổng thống Putin". Vụ tấn công bất ngờ Điện Kremlin. Ảnh: Sputnik Rạng sáng 3/5, hai chiếc UAV nghi của Ukraine đã tiếp cận Điện Kremlin - một địa danh mang...