Quan chức Trung Quốc phá rào lo “hậu sự”
Mặc dù Luật Công chức của Trung Quốc quy định trong vòng 3 năm sau khi về hưu, các quan chức nhà nước không được làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan đến ngành nghề họ từng đảm nhiệm nhưng một bộ phận không nhỏ cựu quan chức nước này vẫn kiếm một vị trí “hậu quan trường” trong các doanh nghiệp lớn.
Hai bên đều có lợi
Vương Ngọc Khải, Giáo sư quản trị công ở Học viện Hành chính quốc gia Trung Quốc cho biết, các công ty luôn sẵn sàng trả một mức lương cao cho các quan chức đã nghỉ hưu. Bởi lẽ, các cựu quan chức này có khả năng đem lại lợi nhuận cho các công ty, nhờ vào “mối quan hệ” mà họ có được.
Đơn cử như ông Lưu Hồng Nho, cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, dù đã 82 tuổi, nhưng vẫn được Tập đoàn Dầu khí quốc gia China National Petroleum Corp (CNPC) mời vào hội đồng quản trị, với mức lương 243.000 NDT một năm (39.000 USD). Công ty xuất nhập khẩu SINOTRUK thuộc Tập đoàn xe tải nặng quốc gia Trung Quốc (nhà sản xuất xe tải nặng lớn thứ ba ở Trung Quốc đại lục) đã mời cựu Chủ tịch tỉnh Quý Châu Thạch Tú Thi, cựu Chủ tịch tỉnh Sơn Đông Hàn Ngụ Quần và cựu Cục trưởng Cục Thuế Nhà nước Thôi Tuấn Tuệ vào vị trí “giám đốc độc lập” của công ty. Riêng ông Thôi Tuấn Tuệ trước đây cũng từng là một “giám đốc độc lập” của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn Dầu khí Trung Quốc (PetroChina).
Không chỉ các cựu quan chức, mà các “ông vua con” – con cái của các bậc quan chức cấp cao cũng là mục tiêu được các doanh nghiệp nhắm tới với mục đích “dựa hơi”. Điển hình là: Ngô Kiện Thường, con rể của cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình, người từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Luyện kim, Tổng giám đốc China Non-ferrous Metals Co., Ltd., đứng đầu Hiệp hội Sắt thép, Chủ tịch danh dự của Công ty Thủy vận & Chuyên chở Kim Huy (Jinhui Shipping & Transportation), Giám đốc Công ty đồng Giang Tây (Jiangxi Copper) tại Hồng Kông, cũng đã được thuê làm chuyên viên tư vấn của Hiệp hội Gang thép Trung Quốc kể từ tháng 2-2007.
Được biết, các “giám đốc độc lập” như thế này được nhận mức lương trung bình không dưới 180.000 NDT một năm. Tuy nhiên, Giáo sư Vương lo ngại, hình thức tuyển dụng cán bộ hưu trí giữ vị trí “giám đốc độc lập” trong các doanh nghiệp có thể tiêu diệt cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, và những hành vi như thế có thể dẫn đến tệ nạn tham nhũng.
Nghiêm ngặt giám sát “hậu quan trường”
Video đang HOT
Luật Công chức của Trung Quốc quy định trong vòng 3 năm sau khi về hưu, các quan chức nhà nước không được làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan đến ngành nghề mà họ từng đảm nhiệm trước đó. Ngay cả hơn 3 năm nghỉ hưu, nếu các cựu quan chức muốn làm việc trong các công ty như vậy cũng phải có được sự chấp thuận của các cơ quan chính phủ.
Trong bối cảnh chính phủ nước này tăng cường chiến dịch chống tham nhũng, theo nhận định, các quy tắc về việc kiểm soát quan chức chính phủ khi về hưu có thể sẽ được thắt chặt hơn. Ngày 22-7 vừa qua, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tái khẳng định rằng, các quan chức đã nghỉ hưu không được tham gia vào hội đồng quản trị độc lập trong các công ty, nếu không thực hiện điều này đồng nghĩa với việc vi phạm các quy định của Đảng. “Tất cả cán bộ nghỉ hưu, bao gồm cả những người làm việc tại các trường đại học hoặc các tổ chức chính phủ đều bị cấm làm bán thời gian tại các công ty”, Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức của Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, chỉ tính riêng tháng 5-2014, Ban Tổ chức Trung ương đã xử lý 40.700 trường hợp cán bộ lãnh đạo nhà nước (đương chức và đã nghỉ hưu) làm việc trong các doanh nghiệp, trong đó có 229 trường hợp quan chức cấp tỉnh.
Tuy nhiên, vẫn có những sự lách luật như hoạt động “sau cánh gà”. Các cựu quan chức có thể hỗ trợ công ty thuê họ mà không cần xuất đầu lộ diện. Chu Lực Gia, một giáo sư nghiên cứu về sự trong sạch trong bộ máy nhà nước cho rằng, cần phải có những biện pháp giám sát hữu hiệu hơn để quản lý các quan chức định “phá rào”.
Trung Quốc phạt tù cựu Phó Chủ tịch Chính hiệp Quảng Tây
Hôm qua 13-10, một cựu quan chức cấp cao thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đã bị kết án 15 năm tù giam vì tội nhận hối lộ. Ngoài án phạt tù, bị cáo Lý Đạt Cầu, cựu Phó chủ tịch Chính hiệp khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây còn bị tước quyền chính trị trong vòng 4 năm. Khối tài sản cá nhân của ông ta trị giá 2 triệu NDT cũng bị sung công.
Theo cáo trạng, từ năm 2003-2013, Lý Đạt Cầu đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi từ 17 công ty và cá nhân, nhận hối lộ số tiền 10,95 triệu NDT. Trước đó, Lý Đạt Cầu đã bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản Trung Quốc và bị cách chức vì vi phạm kỷ luật hồi tháng 9-2013.
Theo_An ninh thủ đô
"Bóng ma" chiến tranh tiền tệ sắp quay lại?
Trước việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất và lên kế hoạch bơm tiền vào nền kinh tế, các ngân hàng trung ương khác có thể sẽ lên kế hoạch ứng phó với biến động tỷ giá, dẫn tới sự trở lại của nguy cơ "chiến tranh tiền tệ".
Ảnh minh họa.
Hồi tuần trước, Chủ tịch ECB Mario Draghi công bố kế hoạch mua vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (ABS) và trái phiếu có đảm bảo, theo đó bơm 1 nghìn tỷ Euro, tương đương 1,29 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế đang chật vật của khu vực Eurozone. Cùng với đó, ECB hạ lãi suất cơ bản đồng Euro về mức thấp kỷ lục 0,05-0,15%.
Ngoài ra, ông Draghi còn xem xét khả năng liệu có nên mở một chương trình mua vào trái phiếu chính phủ kiểu như các chương trình nới lỏng định lượng (QE) mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện. Với những kế hoạch như vậy của ECB, đồng Euro được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm mạnh với các đồng tiền chủ chốt khác. Các chuyên gia cho rằng, đây chính là mấu chốt của vấn đề.
"Cuộc tranh luận về chiến tranh tiền tệ sẽ được nối lại bởi vì các ngân hàng trung ương sẽ đánh giá ảnh hưởng của các dòng vốn chảy vào nước họ và biến động tỷ giá đồng nội tệ", ông Claus Vistesen, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Eurozone tại hãng nghiên cứu Pantheon Macroeconomics nhận định sau cuộc họp vừa qua của ECB.
Theo bà Diana Choyleva, trưởng bộ phận nghiên cứu thuộc công ty Lombard Street Research, một trong những hệ quả không mong muốn từ chương trình mua tài sản của ECB có thể là việc các ngân hàng ở Eurozone tăng cường cho vay đối với các thị trường mới nổi để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn. Mức cho vay của các ngân hàng ở châu Âu, trừ các ngân hàng Anh và Thụy Sỹ, đối với các nền kinh tế mới nổi đang ở ngưỡng cao nhất từ trước đến nay và có khả năng sẽ tăng thêm trong thời gian tới - bà Choyleva nhấn mạnh.
"Nhật Bản có khả năng sẽ tăng cường nỗ lực nới lỏng định lượng để đạt mục tiêu lạm phát 2%. Nếu cả Nhật và Eurozone cùng tung ra những gói QE lớn, các thị trường mới nổi ở châu Á sẽ &'chịu trận' bởi đồng tiền của họ sẽ tăng giá mạnh so với đồng Yên và Euro", bà Choyleva dự báo.
Theo chuyên gia này, trong tình huống như vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) sẽ hành động, tìm cách làm cho đồng Nhân dân tệ suy yếu. Bà Choyleva nhấn mạnh rằng, động lực tăng trưởng đang giảm sút của kinh tế Trung Quốc khó có thể hồi phục nếu đồng Nhân dân tệ không giảm giá mạnh.
"Kịch bản này, cùng với khả năng lãi suất đồng USD tăng cao hơn, sẽ trở thành một sự kết hợp nguy hiểm đối với khu vực sử dụng đồng Euro. Rốt cục, một cuộc chạy đua phá giá đồng tiền nối tiếp nhau sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu càng thêm chật vật giữa lúc nhu cầu của người tiêu dùng đang ở mức thấp", bà Choyleva viết.
Điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc có thể là một cách mà ngân hàng trung ương một nước có thể sử dụng để chống biến động tỷ giá, bên cạnh điều chỉnh lãi suất cơ bản và áp dụng QE. Các ngân hàng trung ương thường nói rằng, tỷ giá hối đoái không phải là một mục tiêu chính sách hàng đầu và có thể được xem là một "sản phẩm phụ" của việc nới lỏng tiền tệ.
Tuy nhiên, mấy năm qua, nhiều nước đã có chủ ý tăng cung tiền nhằm hạ giá đồng nội tệ, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, dẫn tới quan ngại về nguy cơ xảy ra "chiến tranh tiền tệ". Đây là thuật ngữ được Bộ trưởng Bộ Tài chính Brazil Guido Mantega đưa ra vào tháng 9/2010.
Vào đầu năm 2013, cuộc tranh luận về "chiến tranh tiền tệ" đặc biệt nóng khi cả FED, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) cùng thực hiện chương trình QE. Ngoài ra, việc đồng Nhân dân tệ bị cho là được định giá thấp hơn giá trị thực một cách có chủ ý trong thời gian dài cũng khiến cuộc tranh luận này thêm phần căng thẳng.
Sau đó, khi tỷ giá Nhân dân tệ tăng dần, và các ngân hàng trung ương lớn như FED, BOJ và BOE tiến tới nâng lãi suất trở lại, chủ đề "chiến tranh tiền tệ" cũng dần lắng xuống.
Phương Anh
Theo dantri/CNBC
Liên tục bổ sung chuyên đề phù hợp tình hình mới Chiều 28-7, CATP Hà Nội phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức bế giảng khóa VI, khai giảng khóa VII Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước và kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy CATP năm 2014. Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia và CATP trao Giấy khen cho...