Quan chức Thái rơi rụng vì tham nhũng
Nhiều lãnh đạo cao cấp tại Thái Lan đang bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng ở cấp cao, ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của chính phủ.
Cho đến nay, ít nhất 5 quan chức cấp cao từ hàng thứ trưởng, bộ trưởng đến phó thủ tướng đang bị điều tra về tham nhũng liên quan tới cương vị hiện tại hoặc trong quá khứ.
Quản lý ngành lúa gạo là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất, luôn gây nhiều tranh cãi tại quốc gia xuất khẩu gạo thuộc hàng lớn nhất thế giới này. Hiện nay, Bộ trưởng Thương mại Boonsong Teriyapirom là đối tượng bị chỉ trích nhiều nhất, đối diện nhiều cáo buộc tham nhũng, khuất tất trong điều hành, đặc biệt là về chính sách bán gạo cho Trung Quốc. Đầu tháng 12.2012, cơ quan hữu trách thông báo chính thức mở cuộc điều tra nhằm vào ông này.
Video đang HOT
Các phó thủ tướng Thái Lan ký cam kết “nói không với tham nhũng”. Không lâu sau, ông Yongyuth (áo trắng) phải từ chức vì bê bối – Ảnh: Minh Quang
Bộ trưởng Quốc phòng Sukampol Suwannatat cũng nằm trong tầm ngắm khi bị dư luận nghi ngờ “chấm mút” trong kế hoạch mua 3 tàu chiến trị giá 553 triệu baht (hơn 3.800 tỉ đồng) cho hải quân. Trước đó, ông Sukampol khiến người dân vô cùng phẫn nộ với phát biểu gây sốc rằng chính phủ không đáng bị chỉ trích khi chỉ để mất có… 20% ngân sách do tham nhũng.
Ở cấp phó thủ tướng, nhiều tên tuổi rất được Thủ tướng Yingluck Shinawatra tín nhiệm đã phải ra đi hoặc chuẩn bị ra tòa. Tòa hình sự Thái Lan vừa đồng ý thụ lý vụ án sai phạm cách đây 10 năm liên quan tới đương kim Phó thủ tướng Plodprasop Suraswadi. Ông này bị cho là cố ý làm trái quy định vào năm 2002 khi cấp phép cho xuất khẩu 100 con hổ quý hiếm sang một vườn thú ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Lúc đó, ông Plodprasop đang nắm vị trí lãnh đạo Vụ Quản lý rừng quốc gia.
Trước đó, một phó thủ tướng khác là ông Yongyuth Wichaidit cũng bị cáo buộc trục lợi trong dự án mua bán một lô đất khi ông còn làm việc ở Bộ Nội vụ hồi năm 2000. Trước sức ép dư luận và cáo buộc từ cơ quan chống tham nhũng, ông Yongyuth đã phải tuyên bố từ chức, dù là cộng sự thân tín của bà Yingluck.
Đòn của phe đối lập
Một số nhà phân tích ở Thái Lan cho rằng những vụ việc liên tục vừa qua nằm trong chiến dịch của phe đối lập nhằm vào chính phủ sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Yingluck hồi tháng 11. Dù các cáo buộc trên vẫn đang trong giai đoạn điều tra nhưng đã ảnh hưởng nặng nề uy tín nội các của bà.
“Tham nhũng ở Thái Lan muôn hình muôn dạng và chúng tôi cần phải quyết liệt chống tham nhũng. Tuy nhiên, theo tôi, chưa có ai trong chính phủ thực sự có trách nhiệm chống tệ nạn này. Đòn trả đũa của phe đối lập thực sự cũng cần thiết cho mục tiêu chống tham nhũng”, ông Sungsidh Piriyarangsan, Hiệu trưởng Trường Social Innovation thuộc Đại học Rangsit, nhận định với PV Thanh Niên.
Theo ông Sungsidh, các cáo buộc đối với giới chức cao cấp là rất có cơ sở. Ông cũng cho rằng những vụ việc bị phanh phui xuất phát từ động cơ của phe đối lập nhằm “dằn mặt” chính phủ trước phiên xử cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva về cáo buộc giết người liên quan tới cái chết của dân thường trong chiến dịch trấn áp biểu tình năm 2010. Tuy nhiên, Hiệu trưởng Sungsidh nói dù xuất phát từ động cơ gì thì chiến dịch chống tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo cũng sẽ có ý nghĩa tích cực đối với xã hội Thái Lan.
Theo TNO
Nước Nga không cho phép tồn tại "cách mạng màu"
Ngày 18-12, trong bài trả lời phỏng vấn giới báo chí, ông Nikolai Patrushev, Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga cho biết, hiện nay, các thế lực thù địch chống đối Nga đang cố gắng dồn mọi lực lượng để châm ngòi cho cuộc "cách mạng màu", song nước Nga sẽ không cho phép tồn tại điều này.
Trong những năm gần đây, Matxcơva đã nhiều lần phản ứng với những cuộc "cách mạng màu" ở các nước trong khu vực. Ông Patrushev cũng cho biết thêm, hiện nay các tổ chức phi chính phủ dùng "cách mạng màu" như một công cụ để can thiệp vào tình hình nội bộ của Nga. "Một số thành viên của phe đối lập và các tổ chức cực đoan đã dùng mọi thủ đoạn để lợi dụng các quyền hoạt động chính trị của công dân để tổ chức gây rối, chống phá, gây bất ổn chính trị trong khu vực và kiểm soát các doanh nghiệp lớn", ông Nikolai Patrushev nhấn mạnh và cho biết "hiện nay, các hoạt động của phần tử cách mạng sắc màu chỉ hoạt động tự phát với nhiều nhóm nhỏ nhằm mục đích tránh xa kiểm soát của chúng tôi".
Theo ANTD
Tòa án Hiến pháp Ai Cập tê liệt Tòa án Hiến pháp Ai Cập (HCC) phải ngừng làm việc vô thời hạn do các cuộc biểu tình của người Hồi giáo ủng hộ Tổng thống nước này Mohammed Morsi, theo báo Ahram Online Ngày 16.12, hàng trăm người tăng cường tụ tập bên ngoài văn phòng HCC khiến thẩm phán Maher El-Beheiry, lãnh đạo cơ quan này, không thể vào trong....