Quan chức Mỹ bình luận về ‘kế hoạch chiến thắng’ của Tổng thống Ukraine
Các quan chức Mỹ cho biết kế hoạch chiến thắng của Tổng thống Ukraine thiếu một chiến lược toàn diện và không khác gì một yêu cầu về cung cấp thêm vũ khí và dỡ bỏ các hạn chế đối với tên lửa tầm xa.
Tổng thống Ukraine (trái) và Tổng thống Joe Biden. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal ngày 26/9, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức cấp cao của phương Tây đã bày tỏ sự lo ngại về kế hoạch chiến thắng của Tổng thống Ukraine trong cuộc chiến với Nga, cho rằng kế hoạch này thiếu một chiến lược toàn diện và chủ yếu xoay quanh việc yêu cầu cung cấp thêm vũ khí.
Cụ thể, đề xuất của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, được xem là khuôn khổ để đánh bại Nga, tập trung vào việc cung cấp thêm vũ khí và dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ và châu Âu không bị thuyết phục và cho rằng kế hoạch này không đưa ra một con đường rõ ràng để Ukraine có thể giành chiến thắng, đặc biệt trong bối cảnh Nga vẫn đang tiến bước trên chiến trường.
Quan điểm của chính quyền Mỹ
Trong cuộc họp cấp cao tại Nhà Trắng, Tổng thống Zelensky muốn trình bày chi tiết kế hoạch của Ukraine với Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, theo các quan chức cấp cao Mỹ, chính quyền Biden không “ấn tượng” với kế hoạch này. Một quan chức cấp cao của Mỹ đã thẳng thắn chia sẻ: “Không có nhiều thông tin mới trong đó”.
Điểm chính của kế hoạch là đề nghị Mỹ và các đồng minh dỡ bỏ các hạn chế đối với tên lửa tầm xa, cho phép Ukraine sử dụng các loại vũ khí này tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã nhiều tháng từ chối yêu cầu này, bất chấp áp lực từ phía Anh và một số đồng minh châu Âu. Chính quyền Mỹ lo ngại rằng việc sử dụng tên lửa tầm xa có thể không thay đổi cục diện chiến trường mà còn tạo cơ hội cho Moskva leo thang cuộc chiến. Lập trường này cũng nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người cho biết Berlin sẽ không ủng hộ việc dỡ bỏ các hạn chế.
Kế hoạch của Tổng thống Zelensky không chỉ gây chia rẽ trong nội bộ các quốc gia đồng minh mà còn làm nổi bật sự khác biệt giữa Mỹ và Ukraine. Trong khi Ukraine kỳ vọng sẽ có được sự hỗ trợ tối đa từ phương Tây, Mỹ và nhiều nước khác lại lo ngại về các hậu quả không mong muốn. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã chỉ trích phương Tây vì đã tốn quá nhiều thời gian nói về các “ranh giới đỏ” mà không hành động đủ mạnh để hỗ trợ Ukraine. Bà kêu gọi cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev “mà không có hạn chế” và để Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski đã nỗ lực thuyết phục Mỹ và Anh cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa mà không gặp trở ngại. Ông chỉ trích quan điểm cho rằng Nga sẽ leo thang nếu phương Tây cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, lập luận rằng Moskva đã sử dụng hầu hết mọi biện pháp để tấn công Ukraine.
Lý do Mỹ không ủng hộ
Nguyên nhân chính khiến Mỹ không ủng hộ kế hoạch của Ukraine không chỉ nằm ở lo ngại về việc Nga leo thang xung đột mà còn vì kế hoạch này thiếu tính toàn diện. Dù bao gồm các yêu cầu liên quan đến vũ khí, kế hoạch vẫn còn thiếu các chi tiết cụ thể về các yếu tố chính trị, kinh tế và quân sự cần thiết để đưa Ukraine đến chiến thắng. Theo một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, nội dung chính của kế hoạch chỉ là những yêu cầu liên quan đến vũ khí, trong khi các yếu tố khác lại mơ hồ và không rõ ràng.
Đối với chính quyền Biden, việc hỗ trợ Ukraine không chỉ dừng lại ở việc cung cấp vũ khí mà còn phải đảm bảo một chiến lược toàn diện để Ukraine có thể đứng vững về mặt quân sự, kinh tế và chính trị. Các quan chức Mỹ cho rằng việc chỉ tập trung vào vũ khí mà không có kế hoạch chi tiết hơn sẽ không thể giúp Ukraine giành chiến thắng.
Thái độ không hài lòng của Mỹ đối với kế hoạch của Ukraine diễn ra trong bối cảnh xung đột đang có ưu thế nghiêng về Nga. Lực lượng Nga đang tiến gần đến trung tâm hậu cần quan trọng Pokrovsk ở phía Đông Ukraine, cùng với các thành phố như Vuhledar và Toretsk.
Ngoài ra, Nga cũng đã tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến một nửa lưới điện của nước này bị mất điện và đẩy Kiev vào nguy cơ thiếu năng lượng trong mùa Đông sắp tới. Bên cạnh đó, Nga cũng đã tiến hành các cuộc phản công tại khu vực Kursk, nơi lực lượng Ukraine đã tiến vào từ tháng 8 năm nay.
Điểm dừng chân đầu tiên của Tổng thống Ukraine khi tới Mỹ trình bày 'kế hoạch chiến thắng'
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tham quan một nhà máy sản xuất đạn dược ở bang Pennsylvania trong ngày 22/9, khởi đầu chuyến thăm quan trọng tới Mỹ với mong muốn trình bày kế hoạch "đánh bại Nga" với Tổng thống Joe Biden và các đồng minh khác.
Theo đài truyền chình CNN, trong chuyến thăm, Tổng thống Zelensky sẽ phác thảo đầy đủ "kế hoạch chiến thắng" - bao gồm yêu cầu từ lâu của Kiev về việc sử dụng tên lửa tầm xa vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga - với Tổng thống Biden và với cả hai ứng cử viên tổng thống, các nhà lập pháp Mỹ vàcác đối tác quốc tế.
"Mùa thu năm nay sẽ quyết định tương lai của cuộc chiến này", Tổng thống Zelensky đăng trên tài khoản X khi đang trên máy bay đáp xuống Mỹ.
Ngay khi tới Mỹ, nhã lãnh đạo Ukraine đã bắt đầu chuyến thăm tại Nhà máy sản xuất đạn dược quânsự Scranton ở bang Pennsylvania - quê hương của Tổng thống Biden. Tại đây, ông Zelensky cảm ơn đội ngũ nhân viên đã cung cấp đạn dược cho Ukraine và cho biết cơ sở này sẽ tăng cường sản xuất đạn pháo 155mm, yếu tố quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Kiev.
Tổng thống Zelensky từ lâu luôn hối thúc các đồng minh của Ukraine nới lỏng các hạn chế về vũ khí và mặc dù có những dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ thay đổi lập trường, ngày 20/9, ông tiết lộ Kiev vẫn chưa được "bật đèn xanh".
"Chúng tôi có vũ khí tầm xa. Nhưng Mỹ và Vương quốc Anh đều không cấp phép cho chúng tôi sử dụng những vũ khí này trên lãnh thổ Nga", Tổng thống Zelensky phát biểu trước báo chí.
Ông chỉ ra sự do dự của các đồng minh trong việc cấp phép sử dụng vũ khí là do lo ngại leo thang, nhưng cho biết ông hy vọng các lập luận của mình sẽ được lắng nghe trong chuyến thăm của mình.
Tổng thống Zelensky dự kiến đến New York, nơi ông sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc trong ngày 25/9 và gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các quốc gia Nam Bán cầu, G7, châu Âu và các tổ chức quốc tế.
Sau đó, ông sẽ đến thủ đô Washington, D.C. để hội đàm với Tổng thống Biden và ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris.
Về phần mình, bà Harris đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Ukraine và các đồng minh NATO. Phó Tổng thống cho hay bà sẽ tiếp tục các chính sách ủng hộ Ukraine của Tổng thống Biden, nếu bà đắccử.
Ông Zelensky cũng có kế hoạch gặp ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, người trong một cuộc tranh luận gần đây đã từ chối nói liệu ông có muốn Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến hay không.
Ba vấn đề chính đáng chú ý trong chuyến đi Mỹ của Tổng thống Ukraine Khi Tổng thống Ukraine thực hiện chuyến đi thứ 5 tới Mỹ để thảo luận với người đồng cấp nước chủ nhà Joe Biden và những người kế nhiệm tiềm năng của ông, dự kiến sẽ có động thái về một số vấn đề quan trọng. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà...