Quan chức Moscow: Quan hệ Nga – Mỹ gần bằng 0
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ gần như bằng 0 và vấn đề giảm thiểu rủi ro xung đột vẫn phải là ưu tiên hàng đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov (Ảnh: TASS).
“Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ về cơ bản là con số 0, do vậy giữa 2 nước vẫn tiềm ẩn nguy cơ xung đột đáng kể. Quản lý những rủi ro này có thể sẽ là trọng tâm, ít nhất là mối quan tâm chính của cả Moscow và Washington. Ở cấp độ chuyên gia, chúng tôi cũng chuẩn bị cho cuộc đối thoại như vậy”, hãng tin TASS dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 14/1.
Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga và Mỹ hiện chỉ liên lạc kỹ thuật, chứ không phải một cuộc đối thoại chính trị thực sự.
“Như bạn đã biết, có một số kênh liên lạc nhất định giữa Washington và Moscow, thông qua cả đường quân sự và ngoại giao. Nhưng đây chỉ là những liên hệ mang tính kỹ thuật, không diễn ra đối thoại chính trị hoặc đối thoại ở cấp cao nhất”, người phát ngôn Điện Kremlin tiết lộ.
Video đang HOT
Tại cuộc họp báo tổng kết về hoạt động ngoại giao của Nga trong năm 2024, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cũng nhấn mạnh, mối quan hệ Nga – Mỹ không dễ dàng ở giai đoạn này.
Hiện chưa rõ mối quan hệ Nga – Mỹ sẽ ra sao trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới.
Bình luận về chính sách của chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ông Lavrov nói rằng thế giới cần chờ xem ông Trump sẽ làm gì để “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
“Nếu ông Trump thực sự làm cho nước Mỹ vĩ đại hơn nữa sau khi ông nhậm chức tổng thống, chúng ta sẽ phải theo dõi chặt chẽ các phương pháp được sử dụng để đạt được mục tiêu mà ông ấy đặt ra”, Ngoại trưởng Lavrov cho biết.
Nga cảnh báo Mỹ về nguy cơ thảm họa hạt nhân
Moscow cảnh báo các động thái của Mỹ nhằm chống lại Nga, Trung Quốc và Triều Tiên có thể dẫn tới thảm họa hạt nhân.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov (Ảnh: Interfax).
Các hành động của Mỹ chống lại Nga, Trung Quốc và Triều Tiên - những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - có thể dẫn đến thảm họa, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo.
Ông Ryabkov cho rằng vì Mỹ muốn duy trì vị trí lãnh đạo toàn cầu nên họ chấp nhận những rủi ro chiến lược lớn, bao gồm gia tăng áp lực lên các quốc gia mà Mỹ coi là đối thủ.
"Do chúng ta đang nói chủ yếu về các quốc gia có tiềm năng hạt nhân quân sự, Nga, Trung Quốc và Triều Tiên, nên các trò chơi địa chính trị của Mỹ có thể kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là thảm khốc", ông cảnh báo.
Nhà ngoại giao Nga cáo buộc Mỹ và đồng minh đã không tôn trọng nguyên tắc an ninh bình đẳng, cũng như các lợi ích an ninh cơ bản của các quốc gia khác. Theo ông, đây là nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng mà các bên đang phải đối mặt hiện nay.
Trong khi đó, vào ngày 18/12, Mỹ đã bày tỏ quan ngại tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc rằng Nga đang tiến gần đến việc chấp nhận một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Mặt khác, cả Moscow và Bình Nhưỡng đều lên tiếng bảo vệ mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa 2 bên.
"Đáng lo ngại, chúng tôi đán.h giá rằng Nga có thể đang tiến gần đến việc chấp nhận chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đảo ngược cam kết nhiều thập kỷ của Moscow về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói.
Bà cũng cho rằng Nga sẽ ngày càng không muốn ch.ỉ tríc.h sự phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời ngăn cản việc thông qua các biện pháp trừng phạt hoặc nghị quyết chống lại các hoạt động của Bình Nhưỡng.
Hồi tháng 9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow coi việc "phi hạt nhân hóa" Triều Tiên là một vấn đề khép lại, vì họ hiểu logic của Bình Nhưỡng trong việc dựa vào vũ khí hạt nhân làm nền tảng bảo đảm an ninh.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia không đề cập đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên khi phát biểu trước Hội đồng Bảo an. Ông bảo vệ mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển giữa Moscow và Bình Nhưỡng, coi đó là quyền chủ quyền của Nga.
"Hợp tác giữa Nga và Triều Tiên... tuân theo luật pháp quốc tế, không vi phạm nó", ông Nebenzia nói, đồng thời khẳng định rằng sự hợp tác này không nhằm vào bất kỳ quốc gia thứ ba nào, không gây ra mối đ.e dọ.a đối với khu vực hay cộng đồng quốc tế.
Thêm vào đó, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song mô tả mối quan hệ gần gũi giữa Bình Nhưỡng với Nga là "một đóng góp tích cực cho hòa bình và an ninh quốc tế."
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về nguy cơ bùng nổ xung đột hạt nhân ở Đông Bắc Á, đề cập tới sự hiện diện của "khối quân sự hạt nhân do Mỹ lãnh đạo" trong khu vực.
Đại sứ Hàn Quốc tại Liên hợp quốc Joonkook Hwang cảnh báo Hội đồng Bảo an về "những bất ổn mới đang chờ phía trước", liên quan tới tình hình an ninh khu vực.
Nga nói gì sau khi Mỹ công bố kế hoạch đưa tên lửa tầm xa đến Đức? Nga đã có phản ứng mạnh sau khi Mỹ thông báo kế hoạch triển khai tên lửa tầm xa tới Đức vào năm 2026. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington D.C ngày 10.7, Mỹ và Đức tuyên bố sẽ bắt đầu triển khai tên lửa tầm xa ở Đức vào năm 2026 để thể hiện cam kết của họ với NATO...