Quan chức IMF: Tỷ giá Nhân dân tệ hiện nay “nhìn chung hợp lý”
“Chúng tôi cho rằng tỷ giá hối đoái Nhân dân tệ hiện nay không có gì bất thường”, một quan chức cấp cao của IMF nói…
Đồng Nhân dân tệ đã mất giá hơn 6% trong năm nay so với đồng USD – Ảnh: WSJ.
Tỷ giá đồng Nhân dân tệ hiện nay “nhìn chung hợp lý” với các yếu tố căn bản của nền kinh tế Trung Quốc, một quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận xét ngày 12/10, chỉ vài ngày trước khi Bộ Tài chính Mỹ dự kiến công bố một báo cáo mà Bắc Kinh có khả năng bị “dán nhãn” thao túng tỷ giá.
Theo hãng tin Bloomberg, đồng Nhân dân tệ đã mất giá hơn 6% trong năm nay so với đồng USD, dẫn tới những đồn đoán cho rằng đồng tiền này có thể rớt giá quá ngưỡng 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Sự giảm giá của Nhân dân tệ đã khiến Mỹ “để ý”, đặc biệt trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở trong một cuộc chiến thương mại căng thẳng với những đòn “ăn miếng trả miếng” không khoan nhượng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm thứ Năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói Mỹ muốn đảm bảo chắc chắn rằng sự mất giá của Nhân dân tệ không phải là một “hành động phá giá đồng tiền nhằm giành lợi thế cạnh tranh”.
IMF cho rằng Nhân dân tệ giảm giá như vậy phản ánh cam kết của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) về đưa tỷ giá hối đoái trở nên linh hoạt hơn.
“Chúng tôi cho rằng tỷ giá hối đoái Nhân dân tệ hiện nay không có gì bất thường. Mức tỷ giá nhìn chung hợp lý với các yếu tố căn bản của nền kinh tế”, ông Markus Rodlauer, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, nhận định bên lề hội nghị thường niên của IMF ở Bali, Indonesia.
Đánh giá này của IMF về tỷ giá đồng Nhân dân tệ được xem có ý nghĩa quan trọng, bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang có chiều hướng lan sang lĩnh vực tỷ giá. Nguồn thạo tin nói với Bloomberg rằng các quan chức Bộ Tài chính Mỹ nhận thấy không có đủ cơ sở để kết luận Trung Quốc thao túng tỷ giá trong báo cáo sắp được cơ quan này công bố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mnuchin mới là người quyết định cuối cùng về việc có “dán nhãn” thao túng tỷ giá lên Trung Quốc hay không. Nếu điều đó xảy ra, ông Mnuchin sẽ phải đàm phán trực tiếp với Trung Quốc hoặc thực hiện đàm phán thông qua IMF.
Trao đổi với hãng tin CNBC hôm thứ Sáu, ông Mnuchin nói vấn đề tỷ giá là một nội dung trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Ông cho biết đã bày tỏ lo ngại “về độ yếu của đồng Nhân dân tệ” với Thống đốc PBoC Dịch Cương tại các cuộc họp của IMF ở Bali tuần này.
Ông Rodlauer từ chối dự báo tỷ giá Nhân dân tệ thời gian tới. Tuy nhiên, ông nói rằng PBoC đang cho phép tỷ giá đồng nội tệ phản ứng với các “áp lực thị trường”, nhưng không để xảy ra những biến động gây bất ổn.
Vị quan chức IMF nói, cách đây 3-4 năm, sẽ không có chuyện Trung Quốc cho phép tỷ giá biến động mạnh như năm nay. “Sự linh hoạt đã tăng lên. Còn mức độ linh hoạt được giới hạn đến đâu trong ngắn hạn để ngăn biến động tỷ giá gây bất ổn sẽ là do PBoC đánh giá”, ông Rodlauer phát biểu.
Trong báo cáo ra hồi tháng 4, Bộ Tài chính Mỹ không đánh giá đối tác thương mại lớn nào của nước này là thao túng tỷ giá. Tuy nhiên, Washington tiếp tục giữ Trung Quốc trong danh sách các quốc gia cần theo dõi về tỷ giá.
Ông Mnuchin có thể đồng tình với quan điểm của cấp dưới tại Bộ Tài chính rằng Trung Quốc không thao túng tỷ giá, nhưng ông có thể vấp phải sự phản đối của Nhà Trắng. Tổng thống Donald Trump từng viết trên mạng xã hội Twitter rằng ông cho rằng Trung Quốc thao túng tỷ giá.
Lần gần đây nhất Trung Quốc bị Mỹ “dán nhãn” thao túng tỷ giá là vào năm 1994. Kể từ đó đến nay, Mỹ không đưa ra đánh giá tương tự đối với bất kỳ một quốc gia nào khác.
Diệp Vũ
Theo vneconomy.vn
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh mẽ trở lại?
Nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại bán ròng liên tiếp gần đây trên thị trường chứng khoán, góp phần tạo ra áp lực đẩy các chỉ số chìm sâu trong những ngày gần đây. Yếu tố nào đã thúc đẩy khối ngoại đảo chiều xu hướng giao dịch?
Quay lại bán ròng và ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường
Sau 7 phiên mua ròng liên tục trước đó trên sàn HOSE, đặc biệt là phiên mua ròng hơn 11 nghìn tỷ vào ngày 02/10 (trong đó riêng MSN được mua ròng gần 10,9 nghìn tỷ đồng), thì kể từ ngày 03/10 cho đến phiên hôm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại xu hướng bán ròng quen thuộc như giai đoạn giữa năm nay.
Cụ thể trong 6 phiên vừa qua, khối ngoại đã bán ròng lên đến hơn 1.050 tỷ đồng chỉ tính riêng trên sàn HOSE, trong đó phiên bán ròng lớn là 434 tỷ đồng hôm 04/10 và phiên hôm nay là hơn 350 tỷ đồng. Trên sàn Hà Nội, nhóm nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng hơn 34 tỷ đồng, riêng phiên hôm nay là hơn 51 tỷ đồng.
Động thái bán ròng của khối ngoại đã tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư trong nước, và cũng là một trong những nguyên nhân đẩy thị trườn điều chỉnh trở lại trong những ngày qua, với chỉ số VN Index rớt từ mốc gần 1.020 điểm về dưới ngưỡng tâm lý 1.000 điểm, và hôm nay tiếp tục giảm xuống mức 993,96 điểm.
Do khối ngoại tập trung bán tại những mã cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm VN 30 nên tác động lên chỉ số là rất lớn. Như trong phiên hôm nay, VIC bị bán ròng gần 84 tỷ, HPG là 66 tỷ, NVL là 60 tỷ, VNM gần 43 tỷ, MSN hơn 41 tỷ. Trên sàn Hà Nội PVS bị bán ròng nhiều nhất là 33 tỷ, ACB hơn 20 tỷ và SHB là 13,3 tỷ.
Ở chiều ngược lại, dòng vốn mua ròng của khối ngoại có xu hướng chuyển dịch sang những doanh nghiệp có vốn hóa trung bình, như SBT hôm nay được mua ròng gần 29 tỷ, GEX là 6,8 tỷ, PTB là 6,6 tỷ và KBC là 5,7 tỷ. Đáng chú ý là KBC các phiên gần đây liên tục được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị rất lớn.
Vì đâu nên nỗi?
Việc khối ngoại bán ròng trở lại có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Trước nhất là tâm lý có thể bị tác động từ diễn biến điều chỉnh mạnh của các thị trường chứng khoán Á lẫn thị trường chứng khoán Mỹ trong các phiên gần đây, nhất là khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao, yếu tố thường khiến dòng vốn đầu tư chịu áp lực rút ra khỏi các nền kinh tế cận biên và mới nổi.
Yếu tố thứ hai là những dấu hiệu có tính "diều hâu" hơn từ người đứng đầu Cục dự trữ liên bang Mỹ. Chủ tịch Jerome Powell gần đây đã tuyên bố sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữa để đưa lãi suất đồng USD trở về mức bình thường như giai đoạn trước. Điều này cũng nhận được sự đồng thuận khá lớn từ phát biểu của các thành viên FED gần đây.
Áp lực tỷ giá quay trở lại tác động đến xu thế mua bán của nha đầu tư nước ngoài
Yếu tố thứ ba, và cũng có thể là quan trọng nhất, chính là những lo ngại về áp lực tỷ giá có thể quay trở lại. Vì khi rủi ro tỷ giá tăng lên thì sẽ gây thiệt hại lên dòng vốn đầu tư của khối ngoại. Đồng USD đang hồi phục khá mạnh trên thị trường quốc tế trong những ngày qua, với chỉ số USD Index một lần nữa đã vượt mốc kháng cự 95 và tiếp cận vùng 96. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ lại giảm mạnh sau động thái điều chỉnh tỷ giá niêm yết của NHTW Trung Quốc vào cuối ngày thứ Hai vừa rồi.
Sự mạnh lên của đồng USD và phá giá của đồng nhân dân tệ đều có tác động rất mạnh lên tiền đồng, khi 2 nước này là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Dù tỷ giá trên thị trường chính thức trong nước những ngày qua vẫn khá trầm lắng, tuy nhiên sóng ngầm là không hề yên ổn. Để đạt được sự ổn định trong những ngày này, NHNN đã phải tiếp tục bơm ngoại tệ ra thị trường để bình ổn.
Cụ thể, nhiều ngân hàng thương mại cho biết trong ngày 8/10 đã mua từ Ngân hàng Nhà nước 600 triệu USD và sẽ tiếp tục mua thêm trong vài ngày tới. Với dự trữ ngoại hối hơn 63 tỉ USD, nhiều tháng qua, Ngân hàng Nhà nước luôn sẵn sàng bán ra USD nhằm ổn định tỉ giá hối đoái. Việc tiếp cận được nguồn ngoại tệ từ NHNN với giá thấp đã giúp tỷ giá tại các NHTM không bị biến động quá lớn trong những ngày này.
Trong khi đó, tổng thống Trump vào cuối ngày hôm qua lại đe dọa có thể sớm áp thuế bổ sung lên 267 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Điều này có thể càng gây áp lực mất giá lên đồng nhân dân tệ nhiều hơn, trong khi những tác động lên các thị trường chứng khoán là hiển hiện.
Với những yếu tố không mấy tích cực như trên, nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng cũng là điều dễ hiểu, nhất là khi thị trường cũng đã phục hồi khá mạnh trong suốt tháng 9 đến những ngày đầu tháng 10, và cũng đang cận kề mốc kháng cự ở vùng 1.020 điểm, do đó tạm thoát khỏi thị trường khi thị trường đang rơi vào giai đoạn điều chỉnh trở lại là một quyết định phù hợp với những rủi ro như đã nói.
MẪN NHI
Theo thegioitiepthi.vn
Đồng Nhân dân tệ giảm giá đang khiến Mỹ lo lắng Bộ Tài chính Mỹ đang cân nhắc liệu có "dán nhãn" Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá vào tuần tới... Trong vòng 6 tháng qua, đồng Nhân dân tệ đã giảm giá 9% so với đồng USD, trở thành một trong những đồng tiền rớt giá mạnh nhất ở khu vực châu Á - Ảnh: Reuters. Chính quyền của...