Quan chức chửi dân sao không bị kỷ luật?
Cách ứng xử của bà Đàm Thị Hệ với dân làm cho công luận vô cùng sốc. Chuyện xảy ra đã hơn một năm nhưng tại sao đến nay, lãnh đạo thị xã Gia Nghĩa và tỉnh Đắk Nông không có một hình thức xử lý thích đáng nào?
“Tao không muốn làm việc với dân ở đây. Tao không cần kê khai của dân, tao chỉ cần xác nhận, tao làm việc độc lập. Tao không sợ thằng nào bảo kê ở đây nha, dù là thằng nào ở phòng Tài nguyên, bảo kê là tao chấp đó”.
“Tao sẽ cho công an xác minh đấy. Đừng thách thức tao. Tao đã ra tay thì tao không ngán đứa nào đâu… tao không mời dân, sao nay lại có dân… Tao ghét nhất là làm mà đằng sau báo, thông tin trong thì chưa biết mà ngoài đã biết rồi”.
“Tao sẽ gọi cho lãnh đạo của mày chứ mày đừng có bố láo với tao nha”. “Ăn cướp của nhà nước thì được, ăn cướp của nhà nước thì dễ nhưng ăn cướp của tao không dễ đâu”. [1]
Đọc những đoạn đối thoại trên đây, chắc chắn ai cũng nghĩ rằng đó là ngôn từ của dân anh chị thuộc thành phần cộm cán, bất hảo trong xã hội đang đấu khẩu, ăn thua với nhau.
Nhưng hoàn toàn không phải vậy!
Đây là ngôn từ của bà Tiến sĩ Đàm Thị Hệ Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông trong buổi làm việc với ông Nguyễn Huy Bé, là đảng viên, Trưởng phòng Tín dụng của một chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh này vào ngày 5/3/2018.
Bà Đàm Thị Hệ trong buổi làm việc với người dân.
Với cả một chuỗi ngôn từ thô lỗ, vô văn hóa tuôn ra từ miệng của một quan chức cấp Trưởng phòng, có vị học vị Tiến sĩ người viết bài không cần phải bàn luận gì thêm.
Vì năng lực, nhân cách, đạo đức cũng như sự coi thường người dân; coi thường cán bộ, công chức, đảng viên và dám thách thức tất cả của bà Tiến sĩ, đã được bà ta phơi bày đầy đủ.
Người viết bài chỉ thắc mắc, thông thường trong cuộc sống, văn hóa ứng xử của một người sẽ tương đồng với trình độ học vấn của người đó. Bởi vậy người Anh mới có ngạn ngữ: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo”. Với Bà Hệ không những có học vị Tiến sĩ mà còn là quan chức cấp trưởng phòng. Vậy bà Hệ là người có tri thức hay là…?
Với hành vi ứng xử của bà Hệ, chắc rằng sẽ làm cho người thầy hướng dẫn bà thực hiện luận án cùng các vị trong Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ và vị ký quyết định công nhận bà là Tiến sĩ ngượng ngùng, xấu hổ vô cùng về người học trò của mình.
Để không làm vấy bẩn cái danh Tiến sĩ, bà Hệ cần phải biết rằng thời xưa, người đỗ Tiến sĩ được khắc tên lên bia đá để vinh danh với hậu thế từ đời này qua đời khác. Bởi những người đó là tinh hoa của đất nước, được triều đình trọng dụng, được xã hội tôn vinh. Vì họ không chỉ uyên bác về tri thức mà còn chuẩn mực về đạo đức và nhân cách, nhất là trong giao tiếp ứng xử.
Video đang HOT
Thời nay cũng vậy, với quan điểm trọng dụng nhân tài, Nhà nước có một số chế độ đãi ngộ đối với những người có học vị Tiến sĩ hoặc có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư. Không những thế, thực hiện chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”, nhiều địa phương có những chế độ đại ngộ hậu hĩnh đối với những người có học vị, học hàm để thu hút họ về xây dựng quê hương, phụng sự nhân dân.
Không biết bà Tiến sĩ Hệ có thuộc đối tượng “chiêu hiền đãi sĩ” của tỉnh Đắk Nông không?
Qua hành vi ứng xử của bà Tiến sĩ Đàm Thị Hệ, công luận không thể không đặt các câu hỏi:
Tại sao một con người như vậy mà vẫn trở thành đảng viên, trở thành công chức và được giao giữ chức trưởng phòng của một phòng quan trọng cấp thị xã?
Cách ứng xử của bà Hệ với dân làm cho công luận vô cùng sốc. Chuyện xảy ra đã hơn một năm nhưng tại sao đến nay, lãnh đạo thị xã Gia Nghĩa và tỉnh Đắk Nông không có một hình thức xử lý thích đáng nào?
Phải chăng Bà Tiến sĩ Hệ được ai đó đứng trong bóng tối “nâng đỡ không trong sáng” và được bảo vệ đến cùng?
Hay bà Hệ là con cháu của quan chức nào?
Phải chăng câu trả lời phóng viên Infonet của ông Nguyễn Bốn – Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về việc chửi dân của Đàm Thị Hệ: “Có cái gì đâu, anh liên hệ với thị xã đi nha, tôi đang bận việc” là cách xử lý sai phạm của cấp dưới của lãnh đạo tỉnh này? [2]
Phải chăng Quy định Số 102-QĐ/TW về “Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm” và Quy định Số 08-QĐ/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên …” của Ban chấp hành Trung ương vẫn chưa đến với bà Hệ và cán bộ lãnh đạo tỉnh Đắk Nông?
Thử hỏi sự nghiêm minh của cấp ủy Đảng và chính quyền thị xã Gia Nghĩa và tỉnh Đắk Nông trong duy trì kỷ luật Đảng, kỷ luật của bộ máy chính quyền đến đâu?
Công luận rất cần câu trả lời của lãnh đạo thị xã Gia Nghĩa và lãnh đạo tỉnh Đắk Nông!
Nguyễn Huy Viện
Theo vietnamnet
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cương quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ gian lận điểm thi
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ông không chấp nhận những cán bộ, giáo viên có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 - được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Những ngày qua, thông tin về nhiều thí sinh được nâng điểm thi THPT quốc gia 2018 được xác định là con em của lãnh đạo các địa phương, cán bộ ngành giáo dục khiến dư luận bức xúc.
Nhiều người băn khoăn khi một số thí sinh có bài thi được nâng điểm nhưng vẫn được học tiếp tại một số trường đại học, trong khi đó khối trường Công an đã kiên quyết huỷ kết quả trúng tuyển và trả tất cả thí sinh thuộc diện nâng điểm về địa phương. Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi thẳng thắn quan điểm của ông về những vấn đề này.
Không bao che
- Thưa Bộ trưởng, trong số 222 thí sinh được nâng điểm thi THPT quốc gia 2018, nhiều em là con em cán bộ ngành Giáo dục. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào trong việc xử lý những cán bộ này nếu họ bị cơ quan điều tra kết luận là có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh?
Thi cử phải nghiêm túc, kết quả thi phải đảm bảo trung thực, khách quan. Tôi rất đau lòng và không thể chấp nhận những cán bộ, viên chức ngành giáo dục bị kết luận là có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh. Hành vi này vi phạm đạo đức nhà giáo, thậm chí còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Bộ GD&ĐT không chấp nhận những cán bộ, viên chức với nhân cách như thế được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành.
Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương xem xét xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình. Tinh thần là cương quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục những cán bộ này.
Bộ đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nhanh chóng xác định đối tượng vị phạm để xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, không bao che và công khai, minh bạch.
- Có ý kiến cho rằng tất cả thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 đều phải bị huỷ kết quả thi, buộc thôi học tại các trường đại học. Còn ý kiến của Bộ trưởng ra sao?
Tất cả các hành vi gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia nói riêng và bất cứ kỳ thi nào khác đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Hiện nay, các trường đại học thuộc khối Công an đã huỷ kết quả trúng tuyển, trả về địa phương đối với các thí sinh được nâng điểm. Các trường khối dân sự cũng huỷ kết quả trúng tuyển đối với các thí sinh có điểm chấm thẩm định thấp hơn điểm chuẩn.
Riêng 12 thí sinh có điểm chấm thẩm định không thấp hơn điểm trúng tuyển thì trước mắt, trong quá trình điều tra, các trường đang cho tiếp tục theo học. Tuy nhiên, khi có kết luận của cơ quan điều tra, nếu em nào bị kết luận có tham gia vào quá trình gian lận thì sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.
Quan điểm của Bộ GD&ĐT là xử lý nghiêm khắc, xem xét cho thôi học những thí sinh có kết luận liên quan đến gian lận thi cử.
Xử lý thí sinh bị hạ điểm thi trước hết thuộc thẩm quyền của trường ĐH
- Việc các trường đại học còn khác nhau trong xử lý thí sinh liên quan đến kết quả thi của thí sinh THPT quốc gia 2018 là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Xin Bộ trưởng nói rõ về cách xử lý những trường hợp này?
Xử lý những sai phạm liên quan đến kết quả thi THPT quốc gia của thí sinh không chỉ được áp dụng bởi các quy định trong Quy chế mà còn các qui định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các qui định khác của cơ sở giáo dục đại học. Vì thế, khi xử lý một trường hợp, chúng ta phải áp dụng các quy định để đảm bảo tính chính xác, công bằng, nghiêm minh.
Theo quy định của Luật Giáo dục Đại học, việc tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, nên việc xử lý các trường hợp thí sinh bị hạ điểm thi trước hết thuộc thẩm quyền của các trường. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học có quyền và trách nhiệm xử lý, không thụ động đợi chỉ đạo của Bộ. Vừa qua, các trường đại học khối Công an đã chủ động xử lý theo quyền và trách nhiệm của họ. Tôi ủng hộ cách xử lý của các trường này.
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường phải căn cứ vào quy định của Quy chế tuyển sinh, của Đề án tuyển sinh đã công bố, các quy định riêng của từng trường và quy định có liên quan của cơ quan có thẩm quyền (bộ, ngành, địa phương...nếu có) để chủ động xử lý nghiêm, đúng pháp luật, đảm bảo có căn cứ và có trách nhiệm giải trình với xã hội.
Bộ GD&ĐT đang rà soát, tham khảo ý kiến chuyên gia pháp luật hoàn thiện các quy chế, quy định của ngành để giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh khi thực hiện cơ chế tự chủ đại học, đặc biệt là qui định các chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý được ngay đối với các loại vi phạm gián tiếp trong gian lận thi cử.
Khắc phục những "lỗ hổng" về quy trình, kỹ thuật trong tổ chức thi
- Để kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2019 diễn ra an toàn, nghiêm túc, ngành Giáo dục sẽ có những thay đổi gì trong tổ chức thực hiện?
Tôi luôn quán triệt với cán bộ trong ngành Giáo dục và những cán bộ của các cấp, ngành, địa phương tham gia vào công tác làm thi rằng, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục, mà còn là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm với xã hội.
Do đó, việc tổ chức kỳ thi và tuyển sinh đại học phải đặc biệt được coi trọng để đảm bảo tính an toàn, nghiêm túc, công bằng, chính xác.
Những "lỗ hổng" về mặt quy trình, kỹ thuật trong tổ chức thi THPT quốc gia 2018 hiện đã được ngành Giáo dục khắc phục. Chúng tôi cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị kỹ thuật để đảm bảo an ninh, an toàn trong tổ chức thi; nâng cấp các phần mềm để phòng ngừa, ngăn chặn và hỗ trợ phát hiện gian lận trong quá trình chấm thi.
Tuy nhiên, kỹ thuật, công nghệ có tốt đến đâu nhưng con người tham gia vào công tác làm thi mà không tốt, cố ý vi phạm thì sai sót vẫn có thể xảy đến.
Do đó, trong các cuộc họp chuẩn bị cho kỳ thi năm nay tôi luôn đặc biệt yêu cầu ngành giáo dục và đề nghị các địa phương, bộ, ngành liên quan phải lựa chọn cán bộ có năng lực, trách nhiệm, phẩm chất chính trị tốt để tham gia làm thi và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Bộ GD&ĐT mong muốn các bộ ngành, địa phương và người dân cả nước đồng hành, hỗ trợ, giám sát, để việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2019 thành công tốt đẹp. - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Theo GDTĐ
Những lời dạy của bác Hồ về tu dưỡng đạo đức trong cán bộ Đảng viên Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". Thực hiện Di chúc của Người, không ngừng tu dưỡng, nâng cao đạo...