Quán cà phê Sài Gòn dùng… cần câu và đề can để giữ khoảng cách an toàn cho khách hàng mùa Covid-19
Cái khó ló cái khôn, hóa ra cần câu không chỉ để bắt cá và đề can không chỉ để trang trí tường!
Bắt đầu từ sáng ngày 25/3, cửa hàng của chuỗi cà phê Coffee Bike ở quận 1, TP.HCM đã bắt đầu sử dụng các tấm đề can màu đỏ để đánh dấu vị trí đứng cho từng khách hàng, đảm bảo duy trì khoảng cách an toàn trong mùa dịch Covid-19.
Theo chia sẻ từ anh Hoàng Tiễn – CEO của Coffee Bike, ý tưởng này được kham thảo từ mô hình tương tự ở Úc và Ấn Độ.
Ở Ấn Độ, người ta vẽ các vòng tròn hoặc kẻ ô vuông màu trắng để đánh dấu vị trí đứng cho người mua trước các cửa hàng, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Các tấm đề can ở đây có màu sắc nổi bật, được dán ở khu vực phía trước cửa hàng. Mỗi đề can cách nhau 1,5m – khoảng cách an toàn tối thiểu được khuyến cáo.
Hình ảnh chúng tôi ghi nhận được tại cửa hàng Coffee Bike ở quận 1 chiều ngày 28/3. Các nhân viên đều đeo khẩu trang khi làm việc, còn khách hàng đứng chờ tại các vị trí có dán đề can
Ngoài ý tưởng sử dụng đề can, cửa hàng này còn sử dụng cả… cần câu để tránh tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên và khách hàng. Biện pháp này khá được lòng các khách hàng lớn tuổi.
Video đang HOT
Cần câu được đặt ngay tại quầy order. Sẽ có một nhân viên đứng ngoài cửa hàng để nhận order từ khách hàng, sau đó gắn ly đồ uống lên cần câu và chuyển cho khách hàng.
“Bắt em đi anh ơi!”
“Bắt được rồi!”
Ngoài ra, chiếc cần câu cũng được tận dụng để lấy tiền và trả tiền thừa.
Nhân viên sẽ treo 1 chiếc ly rỗng lên cần câu để bạn bỏ tiền vào trong đó.
Tiện lợi ra phết!
Quả thực, việc sử dụng cần câu để giao hàng và lấy tiền sẽ tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn không thích chờ đợi lâu (vì việc treo túi lên cần câu hơi mất thời gian) thì vẫn có thể nhận hàng từ nhân viên như bình thường.
Trên quầy có sẵn 1 lọ dung dịch khử khuẩn để nhân viên và khách hàng vệ sinh tay sau khi tiếp xúc.
Hiện tại, mới chỉ có một cửa hàng Coffee Bike ở quận 1 triển khai mô hình sử dụng cần câu và đề can. Chủ chuỗi cửa hàng cho biết, sau thời gian thử nghiệm nếu có hiệu quả, phù hợp với tinh thần phòng dịch của cộng đồng và quy định của nhà nước, mô hình này sẽ được áp dụng cho các chi nhánh khác.
Nhà hàng nhận thanh toán bằng giấy vệ sinh giữa mùa dịch Covid-19
"Khách hàng thân mến, chúng tôi chấp nhận thanh toán bằng giấy vệ sinh thay vì tiền. Xin cảm ơn", nhà hàng này viết thông báo tại quầy tính tiền.
Bức ảnh được tài khoản Erica Phan chia sẻ trên diễn đàn Subtle Asian Traits cho thấy một nhà hàng tại Sydney, Australia thời gian gần đây treo biển chấp nhận thanh toán bằng giấy vệ sinh.
"Khách hàng thân mến, chúng tôi chấp nhận thanh toán bằng giấy vệ sinh thay vì tiền. Xin cảm ơn", nhà hàng viết thông báo tại quầy tính tiền.
Tấm biển xuất hiện trong bối cảnh giấy vệ sinh trở nên khan hiếm tại Australia khi nhu cầu tăng đội biến vì những lo ngại về dịch Covid-19.
Nhà hàng ở Australia nhận thanh toán bằng giấy vệ sinh. Ảnh: Erica Phan, Boomberg.
Tại Sydney và nhiều thành phố khác, các kệ hàng giấy vệ sinh trong mọi siêu thị đều trống trơn. Hình ảnh thường thấy là người mua xếp hàng rồng rắn, đẩy các xe hàng chất đầy mặt hàng này.
Theo Boomberg, không chỉ Australia, tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ... giấy vệ sinh giờ đây không khác gì đồ xa xỉ. Các công ty Hong Kong dùng giấy vệ sinh để tặng cho khách hàng hoặc làm phần thưởng cho lễ bốc thăm may mắn dành cho nhân viên.
Cuối tháng 2, một nhóm cướp trang bị vũ khí đã tấn công người giao hàng bên ngoài một siêu thị ở Hong Kong để cướp 600 bịch giấy vệ sinh trị giá 220 USD. Tại Mỹ, loại hàng hóa này bị người dân thi nhau vơ vét sạch.
Nhiều nhà vệ sinh công cộng ở Nhật phải dùng khóa để ngăn nạn trộm cắp giấy vệ sinh. Khung cảnh hỗn loạn, giành giật giữa những người mua hàng đã xuất hiện tại Nhật, Australia.
Giấy vệ sinh cháy hàng ở nhiều nước vì những tin đồn thất thiệt. Ảnh: AP.
Trên mạng xã hội, hashtag #toiletpapercrisis (tạm dịch: Khủng hoảng giấy vệ sinh) trở thành từ khóa được quan tâm hàng đầu.
Theo phó giáo sư Nitika Garg từ Đại học New South Wales (Australia), cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh có thể giải thích bằng hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out - tạm dịch: Hội chứng sợ bị bỏ lỡ).
"Người dân giữ suy nghĩ nếu hàng xóm tôi mua giấy vệ sinh, ai ai cũng mua mặt hàng đó về tích trữ, chẳng có lý do gì mà tôi lại không làm theo vậy", Garg cho hay.
Trong khi đó, Tiến sĩ Rohan Miller từ Đại học Sydney tin rằng đó là sự phản ánh của một xã hội với lối sống đô thị hóa, nơi sự tiện nghi vốn luôn sẵn có.
"Chúng ta không quen với sự thiếu hụt và khan hiếm. Chúng ta đã quen với việc chọn mua bất kỳ thứ gì theo mong muốn. Việc vội vàng vơ vét giấy vệ sinh chỉ là để đề phòng", ông Miller nói.
Theo Zing
Chủ quán cafe 'nhảy dựng lên' vừa chửi, vừa đuổi khách: 'Chục người vô phải chục người uống vì người ta phải phát đủ ghế, tốn tiền thuê mặt bằng' Đoạn clip ghi lại ứng xử của người chủ quán café khiến người xem bức xúc khi câu nói 'khách hàng như thượng đế' đã không được xem trọng. Dài gần 5 phút, đoạn clip ghi lại cảnh tranh cãi của khách hàng và chủ một quán café đang trở thành tâm điểm chú ý. Trong đoạn clip, một người đàn ông bức...