Quán bún măng vịt dùng sá sùng nấu nước lèo hút khách
Thịt vịt luộc chín kỹ nhưng không bị dai, nước dùng ngọt thanh nhờ sá sùng kết hợp miếng măng sần sật được nhiều người yêu thích.
Bún vịt là đặc sản người Tày ở Hà Giang, thường được nấu vào rằm tháng 7 – một trong những ngày lễ lớn nhất năm của dân tộc Tày. Ngày nay, nó được du khách ưa chuộng và bày bán khắp thành phố. Trong đó, tiệm bún nằm ở bản Tùy, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng huyện Bắc Mê, được nhiều người biết đến. Chủ quán tiết lộ một trong những bí quyết giúp quán anh tồn tại gần 19 năm nay là nhờ nước dùng. Thịt vịt ở đâu cũng giống nhau nên ‘ăn thua’ ở chỗ nước lèo phải nấu thật ngon, anh nói thêm. Từ lúc mở quán đến nay, anh luôn dùng sá sùng (hay còn gọi là giun biển) hầm nước dùng thay vì sử dụng gia vị như hạt nêm, bột ngọt… Nước bún vị chua ngọt nhẹ, thanh, không dầu mỡ. Bên cạnh đó, thực khách gọi thêm bát măng ăn cùng, nhai sần sật.
Rau ăn kèm chủ yếu là bạc hà có vị thơm, cay nồng cùng vài loại rau thơm quen thuộc như ngò, diếp cá, kinh giới, tía tô… và đĩa giá trụng cho đỡ ngấy. Khi ăn, thực khách vắt thêm lát chanh, thêm ớt tươi nếu ưa chua cay, chấm thịt vịt với muối tiêu là chuẩn.
Nhờ hương vị nhiều năm không đổi, quán này trở thành điểm dừng chân được dân địa phương lẫn team mê phượt Hà Giang yêu thích, thường xuyên đông khách vào buổi sáng.
Một trong những điểm cộng không nhỏ của quán là khá rộng rãi, có khu ngồi chung phía trước và các chòi riêng tư dành cho nhóm hoặc gia đình. Các chòi xây nổi trên nước, lối đi bằng bê tông, lợp mái lá mát mẻ vào mùa hè, tầm nhìn hướng núi. Mỗi chòi chứa được tối đa 20 người ngồi ăn chơi thoải mái.
Ngoài ra, trước khi đi ăn bún, du khách có thể ghé cột mốc Km0 trên đường Nguyễn Trãi, cách quán bún khoảng 4,5 km check in.
Du lịch Hà Giang vào những tháng đầu năm, ngoài khám phá đặc sản, bạn đừng quên ’săn’ hoa đào, hoa ban, hoa lê trắng trong các bản làng, trên núi. Sau đó sẽ đến mùa hoa cải vụ đầu xuân (từ cuối tháng 2 đến tháng 3), khung cảnh nên thơ lý tưởng để ’sống ảo’.
Cách nấu bún măng vịt bằng nồi cơm điện tử cực kì đơn giản, thơm ngon
Bún măng vịt là một món nước vô cùng thơm ngon với hương vị đậm đà, hấp dẫn. Hôm nay, hướng dẫn cho bạn cách để nấu bún măng vịt đơn giản bằng nồi cơm điện tử. Cùng vào bếp nhé!
Nguyên liệu làm Bún măng vịt bằng nồi cơm điện tử
Video đang HOT
Vịt 1/2 con (1.5 kg)
Măng muối chua 500 gr
Rau thơm ăn kèm 1 ít
Hành tím 2 củ
Gừng 2 củ
Bún tươi 1 kg
Nước mắm 2 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Hạt nêm 5 muỗng canh
Muối 1 ít
Giấm 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt vịt tươi ngon, an toàn
Để mua thịt vịt tươi ngon, bạn lựa những con có lớp da mang màu vàng nhạt, mỏng, sờ thấy mịn và có độ đàn hồi cao.Quan sát kỹ để chọn vịt còn tươi, trên da không có vết bầm hay máu tụ lại, khi ngửi không thấy mùi hôi, dùng tay ấn nhẹ vào phần đùi vịt sẽ thấy thịt săn chắc.Bạn không nên chọn mua vịt có lớp da đen sạm vì đây là vịt đã chết trước khi được làm. Bạn cũng không chọn vịt bị phù nhiều nước, thịt nhão, có phần hơi biến dạng vì đây là vịt đã bị tiêm thuốc, không đảm bảo chất lượng.
Cách chọn mua măng chua thơm ngon, đảm bảo
Khi mua măng, bạn chú ý chọn măng có màu vàng nhạt, có các đường vân, lớp vỏ mỏng, không bị héo và bề mặt không có xuất hiện có đốm đen.Chọn củ măng hình thô, các đốt to nhỏ bằng nhau, măng thẳng, không cong, non, nhìn mọng nước và giòn. Khi ngửi sẽ thấy mùi hương đặc trưng.Bạn không nên chọn măng có màu quá trắng vì đấy có thể là măng đã được ngâm qua hoá chất, không đảm bảo chất lượng.
Dụng cụ thực hiện
Nồi cơm điện tử, tô, chén, muỗng cà phê, muỗng canh, dĩa,...
Cách chế biến Bún măng vịt bằng nồi cơm điện tử
1
Sơ chế nguyên liệu
Thịt vịt mua về, bạn dùng muối và giấm trắng chà xát lên khắp trong ngoài của vịt, rửa lại với ước sạch và để ráo.
Với 500gr măng chua, bạn xé thành các miếng nhỏ có kích cỡ khoảng bằng một ngón tay. Cho măng vào nồi, thêm vào 1 lít nước lọc, bật lửa vừa và luộc trong khoảng 30 phút.
Sau thời gian 30 phút, bạn đổ măng ra rổ cho ráo, bỏ phần nước luộc măng đi, rửa măng vừa luộc qua nước sạch rồi vớt ra và để ráo.
2
Nấu nước dùng
Cho vào nồi cơm điện tử 2 lít nước lọc, 2 củ gừng đập dập, 2 củ hành tím và 2 muỗng canh hạt nêm.
Tiếp theo, bạn cho 1/2 con vịt vào, đậy vung, bật chế độ nấu Soup/Ninh, chỉnh thời gian trong 1 giờ. Sau đấy, bạn mở nắp nồi cơm điện ra, hớt phần mỡ nổi lên trên ở nồi rồi đậy nắp lại.
Bắc nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng, bạn cho 500gr măng vào xào với lửa vừa. Nêm vào 3 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh nước mắm cho măng ngấm gia vị trước. Đảo đều tay trong 5 - 10 phút thì tắt bếp.
Tiếp đó, bạn mở nắp nồi cơm điện tử, vớt thịt vịt ra dĩa, để cho nguội rồi cho phần măng vừa xào vào nồi. Bật chế độ nấu cơm trắng khoảng 15 phút.
Đợi thịt vịt bớt nóng, bạn lọc phần thịt và xương để riêng ra, lại tiếp tục cắt phần thịt thành các miếng vừa ăn. Với phần đùi thì chặt thành miếng để riêng.
3
Thành phẩm
Tiếp tục, bạn mang bún chần qua nước sôi rồi đổ ra rổ cho ráo. Lấy bún vào bát, xếp thịt vào, cắt rau thơm, múc măng ra trước, sau đó chan nước dùng vào là đã hoàn thành xong tô bún măng vịt bằng nồi cơm điện tử rồi.
Bát bún nhìn đẹp mắt, thịt vịt mềm, măng ngấm gia vị, nước dùng ngọt vừa ăn, thịt vịt có thể chấm kèm với nước mắm gừng hoặc nước mắm ớt tỏi đều ngon. Dùng để ăn sáng hoặc thay các bữa chính đều được.
5 quán ăn trong hẻm vẫn hút khách ở Sài Gòn Không có bàn ghế, khách phải xếp hàng đợi khá lâu nhưng những quán ăn trong hẻm như mì Ý A Hoài, bánh mì hẻm Nguyễn Trãi, bún măng vịt vẫn không lúc nào hết khách. Hãy cùng tham khảo những quán ăn trong hẻm nức tiếng Sài Gòn này nhé! Mì Ý A Hoài Nằm trong một con hẻm dài trên đường...