Quận Ba Đình (Hà Nội) gặp mặt cán bộ chủ chốt ngành Giáo dục nhân ngày 20/11
Trong không khí chào mừng kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), quận Ba Đình tổ chức gặp mặt cán bộ chủ chốt ngành GD&ĐT.
Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến chức mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tại buổi gặp mặt, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết, năm học 2019-2020 ngành GDĐT quận trải qua một năm học đặc biệt trong điều kiện chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai bão lũ.
Với phương châm “tạm dừng đến trường không dừng học”, bên cạnh phương pháp dạy học theo truyền thống, ngành GD&ĐT quận đã tích cực, chủ động triển khai dạy học trực tuyến trên internet, dạy học qua truyền hình, điều chỉnh linh hoạt nội dung dạy học. Đồng thời, thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh (HS), vừa nỗ lực để hoàn thành chương trình năm học.
Video đang HOT
Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận phát biểu.
Với nỗ lực đó, ngành GD&ĐT quận Ba Đình đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào. Đơn cử: 1 tập thể được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua; 1 tập thể được tặng Bằng khen; 3 tập thể được UBND TP tặng Cờ thi đua; 13 tập thể được tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp TP; 3 nhà giáo được tặng danh hiệu “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”… Đặc biệt, kết quả HS giỏi luôn nằm trong nhóm dẫn đầu TP Hà Nội…
Quang cảnh buổi gặp mặt.
Đội ngũ giáo viên (GV) tham gia “Hội thi GV dạy giỏi TH cấp quận” năm học 2019 – 2020 có 46 giáo viên tiêu biểu đã giành được 5 giải Xuất sắc, 12 giải Nhất, 17 giải Nhì và 12 giải Ba. Tham gia “Hội thi GV dạy giỏi THCS cấp quận các môn Vật lí, Tiếng Anh và Sinh học” năm học 2019 – 2020 có 36 GV đã giành 6 giải Xuất sắc, 13 giải Nhất, 15 giải Nhì và 6 giải Ba.
Đặc biệt, 6 GV THCS đạt giải Xuất sắc cấp quận vinh dự được tham gia “Hội thi GV dạy giỏi cấp Thành phố” tổ chức vào ngày 23/11 tới đây tại trường THCS Thăng Long. 84 cán bộ, GV đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” và 666 đồng chí đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” cấp quận.
“Ghi nhận và đánh giá các kết quả đã đạt được năm học 2019 – 2020, Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá Phòng GD&ĐT quận Ba Đình hoàn thành tốt 13/13 chỉ tiêu công tác, trong đó có 2 chỉ tiêu đạt xuất sắc (tăng 5 bậc so với năm học trước)…”, ông Thuận thông tin.
Phát biểu tại buổi lễ, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Minh Dũng Tiến gửi đến các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các thế hệ thầy, cô giáo những tình cảm trân trọng, lời biết ơn và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến chức mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Bí thư Quận ủy Ba Đình ghi nhận, đánh giá cao những thành tích của ngành GD&ĐT quận Ba Đình. “Những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT quận đã có nhiều đổi mới, phát triển vững chắc và toàn diện. Đạt được thành tích này là do sự quyết tâm, đồng lòng của các thế hệ GV và HS. Đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, thường xuyên bám sát tình hình, thực hiện hiệu quả các chủ trương của Trung ương, Thành phố và quận về lĩnh vực GD&ĐT…”, ông Tiến nói.
Thực hư 3 trường trung học top 1 Thủ đô chuyển sang tự chủ, học phí 8 triệu đồng/tháng
Nhiều phụ huynh có con theo học tại các trường THPT Kim Liên (Quận Đống Đa), THPT Chu Văn An (Quận Tây Hồ), THPT Phan Đình Phùng (Quận Ba Đình) lo lắng khi có thông tin, sắp tới những trường này sẽ chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính và thu học phí lên tới 8 triệu đồng/ tháng.
Trường THPT Kim Liên đang chuẩn bị điều kiện để chuyển đổi sang mô hình chất lượng cao, tự chủ tài chính
Trả lời Tiền Phong, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, thông tin trên là không đúng. Bởi vì hiện nay, đơn vị đang trình UBND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết theo hướng không làm chất lượng cao toàn bộ mà chỉ thực hiện chất lượng cao 1 phần.
Có nghĩa, khi thực hiện, năm đầu tiên tuyển sinh, học sinh lớp 10 sẽ thực hiện mô hình chất lượng cao, thu học phí theo mô hình này. Những lớp trên như lớp 11, 12 đang học theo chương trình đại trà, nếu phụ huynh không đồng tình vẫn tiếp tục học theo chương trình này và thu học phí theo Nghị định 86 của Chính phủ như hiện nay (217.000 đồng/tháng).
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở cũng cho biết, hiện nay Hội đồng UBND TP chưa duyệt, chưa quyết nên chưa có cơ sở pháp lý nào để khẳng định năm nào sẽ áp mô hình tự chủ cho các trường kể trên. Vì thế, các trường vẫn triển khai dạy học và thu học phí như hiện nay. Những trường đào tạo song bằng thu thêm học phí song bằng.
Chỉ khi thực hiện chuyển đổi sang mô hình chất lượng cao, tự chủ tài chính, các trường sẽ áp mức thu theo Nghị quyết 14 của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội. Cụ thể, bậc THPT mức trần quy định không quá 5.700.000 đồng/ tháng.
Cũng theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, phụ huynh không nên hoang mang, lo lắng vì trước khi công bố chuyển đổi mô hình đào tạo chất lượng cao, nhà trường sẽ thông báo toàn thể phụ huynh. Nguyên tắc tính học phí cũng tính toán ở mức đảm bảo thu đủ chi, đồng thời phải có thông báo cho phụ huynh, học sinh vào đầu năm học.
Bà Đặng Ngọc Tú, Phó hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên cũng cho biết, hiện nay nhà trường đang chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ... Trong đó, trình độ đội ngũ thừa tiêu chuẩn, cơ sở vật chất đang cố gắng hoàn thiện trong năm học này để chuyển đổi mô hình. Tuy nhiên, tất cả vẫn đang là dự kiến. Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình trường chất lượng cao, Hà Nội cũng quy định cụ thể về mức trần được phép thu hợp lý.
Hoạt động dự giờ: Không còn cứng nhắc Thông tư 32/2020 ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp, không quy định nhiệm vụ bắt buộc của GV phải dự giờ và hồ sơ cá nhân cũng bỏ sổ dự giờ, thăm lớp... Trong giờ học tại Trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình (Hà Nội). Ảnh: Thế Đại Tập trung vào hoạt động...