Quần áo, bảng tên cũ ở ngôi trường mới
Năm nay, huyện Cần Giờ, TP.HCM khánh thành ba trường mới, đón nhận bằng khen trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ở hai trường.
Tính đến thời điểm này, huyện đã có bảy trường đạt chuẩn quốc gia và hướng đến năm 2015 sẽ có 50% trường trên địa bàn huyện đạt chuẩn.
Tuy nhiên, học sinh ở các trường vừa được khánh thành và khai giảng đến trường với trang phục rất khiêm tốn. Áo trắng, quần hoặc váy xanh, phù hiệu trường vẫn chưa được đính lên ngực trái. Một số học sinh tận dụng lại đồng phục cũ, hay đồng phục do các bạn học sinh ở nội thành trao tặng.
Trường tiểu học Vàm Sát, thuộc xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ khánh thành và khai giảng vào ngày 22/8.
Video đang HOT
Những bộ đồng phục khác nhau của học sinh trường tiểu học An Nghĩa, huyện Cần Giờ (TP.HCM) không làm mất đi niềm vui trong ngày khai giảng năm học mới 2013-2014.
Đây là ngôi trường của thành phố khai giảng năm học mới sớm nhất, học sinh cũng chưa có đồng phục riêng như các trường ở nội thành, đơn giản áo trắng, quần hoặc váy xanh.
Chúng tôi chỉ phân biệt được học sinh lớp 5 với các học sinh khác nhờ chiếc khăn quàng. Còn lại, các em đều không mang phù hiệu. Học sinh đại diện phát biểu trong năm học mới mặc váy áo tươm tất nhất, nhưng trên vai áo lại là logo của một trường tiểu học khác.
Một giáo viên dạy lớp 1 của trường chia sẻ: “Tôi dạy ở trường đã gần 20 năm. Việc vận động các em ở đây đi học rất khó khăn do phụ huynh phần lớn chủ yếu là công nhân, nông dân, dân nhập cư từ nơi khác đến. Các em có đầy đủ đồng phục, áo trắng quần xanh, đến trường với chúng tôi đã là niềm vui lớn. Học phí có khi phụ huynh còn phải khất, huống hồ gì sắm áo váy tươm tất. Nhà trường cũng cố gắng giảm những chi phí phụ để phụ huynh, học sinh yên tâm đến trường hoặc không bỏ học vì bất cứ lý do nào”.
Cô Mạch Thị Cúc, hiệu trưởng trường tiểu học Bình Thạnh, xã Bình Khánh – trường mới được khánh thành và khai giảng vào ngày 27/8, chia sẻ: “Ở Cần Giờ, chỉ những gia đình gần nội thành hay trung tâm huyện con em mới có đồng phục của trường. Sau nỗ lực giúp trường khang trang hơn về mặt chất, cải tạo giao thông để phụ huynh yên tâm đưa con đi học, tùy theo tình hình và ý kiến của phụ huynh học sinh, trường sẽ tiến hành làm đồng phục cho các em.
Chắc chắn đồng phục cũng sẽ đơn giản, chi phí hợp lý để giúp các em học sinh hân hoan, phụ huynh không cảm thấy đây là gánh nặng vào mùa tựu trường”.
Theo Tuoitre
Trường mới xây đã lún sụp
Nhiều phụ huynh, học sinh Trường THCS Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) phản ảnh suốt hai năm qua học sinh phải học nhờ, học trường tạm trong khi ngôi trường mới xây xong phải bỏ hoang vì lún sụp nghiêm trọng phần nền của tầng trệt, không thể sử dụng được.
Học sinh Trường THCS Đốc Binh Kiều phải học trường tạm trong khi trường mới xây đã lún sụp như thế này - Ảnh: Thanh Tú
Theo hồ sơ thiết kế, Trường THCS Đốc Binh Kiều mới gồm một tầng trệt, một tầng lầu với 22 phòng học. Kinh phí xây dựng dự kiến 3,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, tỉnh đã chọn đơn vị thi công là một công ty bỏ thầu chỉ có 3 tỉ đồng. Sau khi trường xây xong và bàn giao vào năm 2008 thì liên tiếp bị lún sụp. Lo sợ học sinh học tại đây không được an toàn, đầu năm học 2012-2013 nhà trường phải tạm đóng cửa để chuyển khoảng 700 học sinh sang học ở trường tiểu học gần đó.
Ông Trần Văn Lập, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tháp Mười, cho biết hiện nay Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo trung tâm kiểm định đo đạc, khảo sát để xác định nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý. Khi nào có kết quả mới tính đến phương án sửa chữa trường. Vì thế năm học 2013-2014 phòng giáo dục đã bố trí bảy phòng học lắp ráp để học sinh Trường THCS Đốc Binh Kiều học tạm.
Theo Tuoitre
Phụ huynh cho con nghỉ học vì sáp nhập trường Sáng 10/9, gần 100 phụ huynh và học sinh Trường THCS Đức Lâm đã tập trung về Sở GD-ĐT Hà Tĩnh để gặp lãnh đạo phản đối việc sáp nhập trường bất ngờ. Một số phụ huynh vẫn chưa con đến trường học. Phó Chánh Văn phòng Sở GD Hà Tĩnh, ông Nguyễn Duy Ngọc cho biết, ngay sau đó, đích thân GĐ...