Quán ăn uống không được hoạt động sau 21 giờ: Nơi nghiêm túc, chỗ thờ ơ
Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hà Nội công bố nâng cấp độ phòng chống dịch từ “vùng xanh” lên “vùng vàng”, các biện pháp áp dụng chung cho toàn thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2.
Thành phố yêu cầu nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không được hoạt động sau 21 giờ hàng ngày.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, sau 21 giờ, nhiều quán ăn, quán cà phê trên địa bàn phường Nguyễn Trung Trực (Ba Đình) đã đóng cửa. Lực lượng chức năng nhắc nhở các cửa hàng phải tuân thủ thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.
Trung tá Nguyễn Công Thành, Phó trưởng Công an phường Nguyễn Trung Trực đánh giá, các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường chấp hành khá tốt quy định của thành phố, chỉ có một vài quán có tâm lý bán cố nên đóng muộn hơn so với giờ quy định. Hiện nay, trên địa bàn phường có hơn 350 cở sở kinh doanh, trong đó có hơn 50 cửa hàng ăn uống.
Tuy nhiên, một số nơi khác các cửa hành kinh doanh ăn uống vẫn chưa thực hiện tốt theo kế hoạch số 243/KD-UBND ngày 1/1/2021 của thành phố.
Một số hình ảnh buổi đầu ra quân thực hiện đóng cửa hàng ăn uống sau 21 giờ hàng ngày:
Đến 21 giờ, các cửa hàng trên phố Hòe Nhai đã tắt đèn, dọn dẹp.
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân dọn dẹp, đóng cửa hàng.
Một quán ăn ở phố Hàng Bún dọn dẹp, chuẩn bị đóng cửa.
Công an phường Nguyễn Trung Trực sử dụng loa nhắc nhở các cửa hàng kinh doanh chưa đóng cửa sau 21 giờ.
Phường sử dụng hệ thống Zalo nhắn tin đến từng nhóm của các tổ dân phố thông báo cho các hộ kinh doanh.
Video Player is loading.
PauseUnmute
Video đang HOT
Remaining Time 7:51
X
Trong tối ngày 2/11, lực lượng công an phường mới chỉ nhắc nhở các trường hợp trên và từ ngày 3/11 sẽ xử phạt theo đúng quy định.
Tại phố Lương Văn Can (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm), lúc 22 giờ 5 phút, quán bánh trôi tàu vẫn mở bán.
Ngay vỉa hè của tòa nhà Hàm Cá Mập (phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc) mặc dù đã quá giờ quy định nhưng quán trà chanh vẫn bán hàng mà không thấy lực lượng chức năng nhắc nhở. Chủ quán và khách không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng quy định.
Cửa hàng cà phê số nhà 92 phố Nguyễn Hữu Huân vào lúc 22 giờ 23 phút vẫn đông khách.
22 giờ 30 phút, tại quán đặc sản Tây Bắc ở Thọ Tháp (quận Cầu Giấy), rất đông khách vẫn đang ngồi ăn uống bên trong.
Mở bán tại chỗ ở TP.HCM: không máy lạnh, không rượu bia
Trong 6 tiêu chí cho mở cửa dịch vụ ăn uống, TP.HCM quy định cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ không sử dụng máy lạnh trong không gian kín; không bán rượu bia.
Hàng quán ở TP.HCM phun khử khuẩn để chuẩn bị phục vụ khách tại chỗ - Ảnh: V.M.
Khách ăn, uống tại chỗ phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế trong phòng, chống COVID-19.
Đó là nội dung trong dự thảo trình UBND TP.HCM của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP hướng dẫn tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 với cơ sở dịch vụ ăn uống.
Không hạn chế người đến
Như vậy, bộ tiêu chí không bắt buộc quy định số người được đến cơ sở kinh doanh trong một thời điểm. Thay vào đó đưa ra tiêu chí tùy vào cấp độ dịch nơi kinh doanh, cơ sở thực hiện hạn chế số người bán, người mua thực phẩm cùng một thời điểm sẽ theo hướng dẫn của ngành y tế.
Đáng lưu ý, dù không quy định cụ thể giãn cách 2m và thời gian hoạt động nhưng bộ tiêu chí mới quy định người lao động, người đến cơ sở (giao nhận hàng, khách hàng...) phải tuân thủ nguyên tắc "5K", quét mã QR và thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.
Các cơ sở cũng phải có kế hoạch và tự chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.
Trao đổi với Tuổi Trẻ , đại diện cơ quan chức năng cho biết trước mắt chỉ mới yêu cầu người lao động, người đến cơ sở phải khai báo y tế, quét mã QR, chưa bắt buộc xét nghiệm và kết quả xét nghiệm âm tính.
Sau này tùy vào cấp độ dịch ở mỗi địa phương, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 sẽ có chỉ đạo cụ thể.
Về lý do chưa cho bán rượu bia, bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - cho rằng bia rượu sẽ khiến khách giao tiếp nhiều, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao hơn nên quy định không bán mặt hàng này là hợp lý.
Đồng thời, với thực trạng tình hình dịch bệnh mỗi địa phương mỗi khác, việc chia theo vùng, theo cấp độ dịch giúp phù hợp với thực tế, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
"Lực lượng chức năng của đơn vị ở từng quận huyện sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các điểm kinh doanh ăn uống khi thực hiện cho bán tại chỗ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm" - bà Lan khẳng định.
Vui mừng nhưng chưa thật "thông"
Sáng 24-10, lần đầu tiên sau nhiều tháng "ngủ đông", ông Hà Bình Kha - chủ nhà hàng Hai Châu (quận Gò Vấp) - hớn hở cho biết nhà hàng đã có "hơi thở" trở lại. Ông đã cho nhập về vài chục ký thịt, rau củ quả các loại và khởi động lại khu bếp, lau chùi chén bát, bàn ghế để sẵn sàng phục vụ khách khi được phép.
Theo ông Kha, biết giai đoạn đầu khách sẽ chưa nhiều nhưng việc được bán tại chỗ sẽ giúp tăng nhanh doanh thu so với chỉ bán mang về.
Bên cạnh nhiều hàng quán tất bật chuẩn bị thì vẫn còn không ít hàng quán ở TP.HCM đóng cửa, nghe ngóng thêm tình hình vì lo ế, bởi 5K có thể vẫn là giãn cách tối thiểu 2m.
Trong khi đó, ông Ngô Văn Thanh - chủ một nhà hàng tại quận Bình Thạnh - lại chưa đồng tình với quy định không cho bán rượu bia: "Tại quán cà phê thì khách cũng ngồi uống cà phê và giao tiếp với nhau cả tiếng. Tại sao cà phê cho bán còn bia rượu thì không?".
Theo ông Thanh, nếu không cho bán như bình thường thì chỉ nên hạn chế.
Đó là nội dung trong dự thảo trình UBND TP.HCM của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP hướng dẫn tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 với cơ sở dịch vụ ăn uống.
Bán tại chỗ trước khi có quy định
Theo ghi nhận ngày 24-10, dù TP chưa có quyết định chính thức cho bán tại chỗ nhưng một số hàng quán đã rục rịch cho khách ngồi tại chỗ.
Theo anh M. - chủ quán cà phê tại Bình Thạnh, cứ tưởng TP cho bán tại chỗ rồi nên nhận khách. Tuy nhiên, quán chỉ có số ít khách vào và ngồi giãn cách nhau khá xa.
Tương tự, để khách ngồi tại quán, một người bán cơm tại quận Gò Vấp cho biết chủ yếu khách là shipper xin ngồi lại chốc lát để ăn rồi đi làm nên châm chước.
"Mong sớm có quyết định cho bán lại để còn sắp xếp" - vị này nói.
6 tiêu chí để các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở TP.HCM được hoạt động:
1. Cơ sở phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và có đăng ký mã QR tại đại chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/.
2. Đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở phải thực hiệ- đúng theo quy định (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người...)
3. Các cơ sở phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế; bố trí khu vực giao - nhận sản phẩm; trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay và có phương tiện làm khô tay hoặc khăn làm khô tay sử dụng 1 lần.
4. Người lao động, người đến cơ sở (người giao hận hàng, khách hàng, người liên hệ cơ sở...) phải tuân thủ nguyên tắc 5K, phải thực hiện quét mã QR và thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (khai báo y tế, tiêm ngừa vắc xin,thực hiện xét nghiệm và có kết quả âm tính với COVID-19...)
5. Tùy vào cấp độ dịch tại nơi kinh doanh, cơ sở thực hiện hạn chế số lượng người bán, mua thực phẩm cùng một thời điểm theo hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch.
6. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ: không sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong không gian kín; không bán rượu, bia. Khách ăn, uống tại chỗ phải đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn ngành y tế trong phòng chống dịch COVID-19.
TP Hồ Chí Minh sẽ thí điểm mở lại các dịch vụ ăn uống tại chỗ Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ thí điểm mở lại các dịch vụ ăn uống tại chỗ trên tinh thần đánh giá kỹ tình hình trong thời gian tới. TP Hồ Chí Minh vẫn đang cố gắng để trở lại hoạt động bình thường. Ảnh minh hoạ: Mạnh Linh/Báo Tin tức Theo ông Phan Văn...