Qualcomm sẽ phải thay đổi chiến lược bằng sáng chế
Qualcomm sẽ không phải đối mặt với đầy đủ các hậu quả đến từ phán quyết chống độc quyền của tòa án Mỹ, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Phán quyết mới giúp giảm gánh nặng mà Qualcomm phải đối diện – Ảnh: AFP
Theo Engadget, tòa phúc thẩm vòng thứ chín đã đưa ra phán quyết tạm thời dừng cả hai yêu cầu, bao gồm buộc Qualcomm phải cấp giấy phép bằng sáng chế cho các đối thủ và cấp giấy phép bằng sáng chế trước khi khách hàng mua chip.
Video đang HOT
Hiện tại Qualcomm đang gửi đơn kháng cáo về vụ kiện chống độc quyền. Qualcomm tuyên bố khoản bồi thường là rất quan trọng để họ đầu tư vào công nghệ như là một phần của “khoảnh khắc quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang 5G”. Nhưng phán quyết mà Qualcomm đang đối diện được cho là khó có khả năng lật ngược hoàn toàn.
Về cơ bản, phán quyết đưa ra sẽ làm thay đổi đáng kể chiến lược bằng sáng chế hiện tại của Qualcomm. Reuters cho biết Qualcomm sẽ phải đàm phán lại tất cả các thỏa thuận về chip và bằng sáng chế hiện tại của mình, và bất kỳ thỏa thuận mới nào cũng cần phải tôn trọng các yêu cầu khắt khe hơn. Điều này có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của Qualcomm dựa trên giấy phép bằng sáng chế.
Việc Qualcomm có đạt được những gì họ muốn thông qua kháng cáo hay không là rất khó bởi tòa án xác định rằng Qualcomm đã kìm hãm sự cạnh tranh và thu tiền bản quyền cao một cách vô lý. Công ty sẽ cần phải cho thấy các hoạt động của mình công bằng như thế nào trong thời gian dài.
Theo Thanh Niên
Chờ đợi quá lâu, Intel nộp đơn tiếp tục kinh doanh với Huawei
Khi mà thời hạn chót được chính phủ Mỹ đưa ra với Huawei vẫn còn gần nửa tháng nữa, hãng sản xuất chip Intel đã tiến hành nộp đơn nhằm xin phép được tiếp tục kinh doanh với Huawei.
Cụ thể, đại diện của Intel - ông Bob Swan cho biết hãng này đã tiến hành gửi nhiều đơn khác nhau lên nhà chức trách Mỹ để xin giấy phép được tiếp tục bán sản phẩm cho hãng công nghệ Trung Quốc Huawei khi mà thời hạn 19-8 vẫn còn tới gần nửa tháng nữa.
Chờ đợi quá lâu, Intel nộp đơn tiếp tục kinh doanh với Huawei.
Cũng theo thông tin của Intel, với việc xin cấp phép này, mặt hàng mà Intel mong muốn tiếp tục cung cấp cho Huawei là phần linh kiện chip điện toán. Đây là sản phẩm mà Intel cho rằng sẽ không gây ra bất cứ mối nguy hại hay rủi ro nào tới an ninh quốc gia của Mỹ, đúng như yêu cầu mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa ra cho các hãng công nghệ khi muốn tiếp tục kinh doanh với Huawei.
Việc nộp đơn xin giấy phép đã được Intel thực hiện theo quy định, tuy nhiên để được nhà chức trách Mỹ cấp giấy phép vẫn còn là thời gian.
Trước đó, vào tháng 5-2019, chính phủ Mỹ đưa Huawei và các công ty con vào danh sách đen thương mại, cấm công ty mua các dịch vụ và linh kiện từ các doanh nghiệp Mỹ khi chưa được cấp phép.
Quyết định ấy của chính quyền Mỹ đưa Huawei vào khoảng thời gian đen tối nhất trong lịch sử của hãng này. Hàng loạt đối tác của Huawei đột ngột tuyên bố dừng hợp tác. Đầu tiên là gã khổng lồ Google rồi kéo theo đó vô số hãng công nghệ khác như Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom, ARM và Microsoft...
Theo Công An Nhân Dân
Apple chi 1 tỷ USD mua lại phần lớn mảng sản xuất modem của Intel Apple đã chi 1 tỷ USD để mua lại phần lớn hoạt động sản xuất modem của Intel. Thương vụ này giúp 'táo khuyết' tự cung ứng chip cho smartphone của mình. Theo Reuters, ngày 25/07 Apple đã chi 1 tỷ USD để mua lại phần lớn hoạt động sản xuất modem của Intel. Đây là bước tiến lớn trong việc tự đảm...