Qualcomm muốn thâu tóm nhà sản xuất phụ tùng xe hơi Veoneer
Nhà sản xuất chip Qualcomm cho biết đã đề nghị mua lại nhà sản xuất phụ tùng ô tô Veoneer của Thụy Điển với giá 4,6 tỉ USD, cao hơn 18,4% so với mức giá thầu của Magna International (Canada) đưa ra hồi tháng 7.
Qualcomm muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang mảng phụ tùng thông minh cho xe hơi
Sau thông tin này, giá cổ phiếu niêm yết của Veoneer tại Mỹ tăng tới 28%. Veoneer cho biết hội đồng quản trị của họ sẽ “đánh giá đề xuất từ Qualcomm phù hợp với quy định pháp lý và các điều khoản của thỏa thuận sáp nhập tương tự như từng thực hiện với Magna”. Trước đó, Magna từng đề nghị mua đối thủ Veoneer với giá khoảng 3,8 tỉ USD tiền mặt.
Theo Reuters, nhu cầu các hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS) đã tăng lên đáng kể với việc bổ sung các tính năng đa dạng, từ cảnh báo va chạm đến hỗ trợ đỗ xe. Một số hệ thống thu thập dữ liệu từ camera và radar để theo dõi môi trường xung quanh đã phần nào giải thích cho xu hướng đẩy mạnh hệ thống ADAS.
Video đang HOT
Ngoài việc sản xuất chip cho điện thoại thông minh, Qualcomm cũng là hãng cung cấp chip cho các nhà sản xuất ô tô trong một thập kỷ qua và năm ngoái bắt đầu nhắm tới sản xuất hệ thống ADAS của riêng mình có tên là Snapdragon Ride.
Đầu năm nay, hãng ký một thỏa thuận hợp tác với Veoneer để phát triển nền tảng phần mềm và chip cho các hệ thống hỗ trợ người lái có tên Arriver. Giám đốc điều hành Qualcomm Cristiano Amon cho biết, “khi ngành công nghiệp ô tô tiếp tục chuyển đổi, việc có một đối tác phát triển các nền tảng ngang hàng để thúc đẩy đổi mới và cạnh tranh là điều ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà sản xuất ô tô”.
Thị trường xe tự lái còn nhiều năm nữa mới thực sự trưởng thành, nhưng các tính năng hỗ trợ lái xe, chẳng hạn như kiểm soát hành trình thích ứng, đã và đang được hầu hết các nhà sản xuất trang bị cho những chiếc xe mới. Đó là lý do các công ty như Qualcomm và Magna đều dành nhiều sự quan tâm tới lĩnh vực này và có chung mục đích khi tìm cách tiếp cận để thâu tóm Veoneer, đó cũng là cách mà họ nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất ADAS khác như Aptiv, Bosch và Continental nếu muốn chiếm thị phần lớn hơn trong ngành công nghiệp đang bùng nổ này.
Google tự xây dựng bộ vi xử lý smartphone riêng
Đây là ví dụ mới về việc một công ty Big Tech tự sản xuất chip của riêng mình thay vì dựa vào nhà sản xuất chip truyền thống như Qualcomm hoặc Intel.
Google Tensor
Theo CNBC, Google hôm 2.8 công bố sẽ xây dựng bộ xử lý điện thoại thông minh riêng gọi là Google Tensor, để cung cấp năng lượng cho dòng điện thoại hàng đầu Pixel 6 và Pixel 6 Pro mới dự kiến ra mắt vào mùa thu này. Đây là sự thay đổi chiến lược của Google. Nó cũng cho thấy hãng công nghệ Mỹ một lần nữa đang cố gắng cạnh tranh trực tiếp về vị trí hàng đầu với Samsung và Apple.
Thông báo trên cũng là dấu hiệu ngầm hiểu Google đang dần "chia tay" nhà sản xuất chip Qualcomm. Tuy nhiên, Qualcomm cho biết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Google trên các sản phẩm hiện tại và tương lai dựa trên nền tảng Snapdragon.
Google Tensor là tên gọi được lấy theo tên của Đơn vị xử lý Tensor (Tensor Processing Unit) mà công ty sử dụng cho điện toán đám mây. Đó là một hệ thống đầy đủ trên chip, mà theo Google thì nó sẽ cung cấp những cải tiến lớn cho quá trình xử lý ảnh và video trên điện thoại, cùng với các tính năng như chuyển giọng nói và dịch thuật. Nó còn bao gồm một bộ xử lý chuyên dụng chạy các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, CPU, GPU và bộ xử lý tín hiệu hình ảnh. Nó sẽ cho phép điện thoại xử lý nhiều thông tin hơn trên thiết bị thay vì phải gửi dữ liệu lên đám mây.
"Vấn đề với Pixel là chúng tôi đi vào giới hạn với các giải pháp công nghệ hiện có và thật khó để đưa những thứ tiên tiến nhất của chúng tôi từ các nhóm nghiên cứu vào điện thoại. Bộ vi xử lý mới sẽ thực sự biến đổi những gì chúng tôi có thể làm trên điện thoại bằng học máy và trí tuệ nhân tạo", Rick Osterloh, người đứng đầu bộ phận phần cứng của Google, nói với CNBC.
Ông Osterloh cho biết chip mới sẽ giúp điện thoại của Google chụp ảnh và quay video tốt hơn. Điện thoại Pixel của Google đã chụp được một số bức ảnh đẹp nhất so với bất kỳ điện thoại nào trên thị trường, vì vậy đó có thể là một lời khẳng định lớn. Trong một bản demo tiết lộ với CNBC, ông Osterloh đã chỉ ra một ví dụ về cách chip mới có thể giúp giảm hiện tượng nhòe khi đối tượng di chuyển trong khi người dùng đang chụp ảnh.
Công nghệ tương tự mà Google sử dụng để cải thiện hình ảnh còn được dùng để cải thiện video, điều mà ông Osterloh nói rằng không thể thực hiện được với các loại chip khác. Ông Osterloh cũng đưa ra các ví dụ khác, chẳng hạn như chuyển văn bản thành giọng nói nhanh hơn và chính xác hơn khi người dùng đang nói một tin nhắn văn bản và bản dịch ngoại tuyến mới cho phụ đề cho video.
Đó là những ví dụ rõ ràng về sức mạnh của bộ chip mới, nhưng chúng có thể vẫn không đủ để khiến mọi người chọn mua Pixel thay vì iPhone hoặc Samsung Galaxy. Và đây là vấn đề mà Google thực sự cần giải quyết: thu hút mọi người mua Pixel ngay từ đầu. Những chiếc điện thoại trước đây của công ty rất tuyệt, nhưng Google chưa làm đủ hoạt động tiếp thị để khiến người tiêu dùng biết rằng chúng tồn tại hoặc chúng tốt. Các nhà mạng lớn của Mỹ thậm chí còn không cung cấp điện thoại của Google.
Hiện không rõ liệu lần này Google có cải thiện vấn đề tiếp thị hay không. Nhưng ông Osterloh cho biết Google sẽ sản xuất nhiều điện thoại hàng đầu hơn và người dùng có thể mong đợi một sự thúc đẩy tiếp thị lớn cho Pixel 6 và Pixel 6 Pro vào mùa thu.
Được biết, Apple cũng là công ty dùng bộ vi xử lý của riêng mình trong các máy tính mới thay vì chip của Intel. Giống như Apple, Google đang sử dụng kiến trúc ARM. Bộ xử lý ARM có công suất thấp hơn và được sử dụng trong toàn ngành cho các thiết bị di động, từ điện thoại thông minh đến máy tính bảng và máy tính xách tay.
Intel muốn đoạt ngôi vương của TSMC, Samsung vào năm 2025 Intel cho biết sẽ sản xuất bán dẫn hiện đại nhất thế giới vào năm 2024 và giành lại ngôi vương từ tay TSMC, Samsung vào năm tiếp theo. Intel vừa đạt thỏa thuận sản xuất chip di động cho Qualcomm bằng công nghệ mới, đánh dấu thắng lợi đầu tiên của công ty Mỹ trên thị trường gia công chip (foundry). Intel,...