Qualcomm hợp tác ByteDance phát triển công nghệ metaverse
Hai công ty sẽ hợp tác về phần cứng, phần mềm và bản đồ công nghệ để tạo ra một hệ sinh thái toàn cầu cho các công nghệ thực tế mở rộng.
Theo South China Morning Post, hãng bán dẫn Mỹ Qualcomm đã hợp tác với kỳ lân công nghệ Trung Quốc ByteDance để theo đuổi tiến bộ trong công nghệ thực tế mở rộng (XR) sẵn sàng cho siêu vũ trụ ảo – metaverse.
“Chúng tôi đang hợp tác về phần cứng và phần mềm để tạo ra hệ sinh thái XR toàn cầu”, ông Cristiano Amon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Qualcomm, nói trong cuộc họp báo diễn ra bên lề triển lãm thương mại MWC Barcelona 2022 ở Tây Ban Nha hồi đầu tuần này.
Video đang HOT
Quan hệ đối tác với Qualcomm sẽ giúp ByteDance bắt kịp các đối tác internet lớn khác trong những phát triển liên quan đến metaverse
XR là thuật ngữ bao trùm cho các công nghệ nhập vai như VR và thực tế tăng cường (AR). Cả VR và AR đều được coi là nền tảng để phát triển metaverse. Giám đốc điều hành ByteDance Liang Rubo đã xuất hiện trong thông báo của Qualcomm để bày tỏ “cam kết xây dựng giải pháp trao quyền cho các nhà phát triển và người sáng tạo với Qualcomm”.
Ngoài hợp tác phần cứng và phần mềm, ông Liang cho biết ByteDance và Qualcomm sẽ làm việc về “bản đồ công nghệ để kích hoạt hệ sinh thái cho Pico”. “Chúng tôi mong đợi thiết bị Pico trong tương lai được hỗ trợ bởi nền tảng phát triển Snapdragon Spaces XR”, ông Liang đề cập đến chương trình dành cho nhà phát triển của Qualcomm đối với các ứng dụng hỗ trợ XR. Được biết, chủ sở hữu của ứng dụng video ngắn nổi tiếng TikTok hiện sản xuất kính thực tế ảo (VR) Pico Interactive. Quan hệ đối tác với Qualcomm nhiều khả năng sẽ giúp ByteDance bắt kịp với các đối tác internet lớn khác trong những phát triển liên quan đến metaverse.
Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, dẫn đầu bởi gã khổng lồ internet Tencent Holdings và Baidu, chiếm hơn một nửa trong số 10 công ty nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho công nghệ VR và AR hàng đầu thế giới trong hai năm qua, theo báo cáo tháng 1.2022 của cổng thông tin IPRdaily, trích dẫn dữ liệu từ nhà cung cấp phân tích nghiên cứu và phát triển PatSnap. Các công ty công nghệ Trung Quốc khác lọt vào top 10 bao gồm Oppo, Ping An Insurance, Huawei Technologies và công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime.
Việc ByteDance mua lại Pico vào tháng 8.2021 được nhiều người xem là bước tiến quan trọng vào metaverse, nhưng hãng công nghệ Trung Quốc đã cố gắng tránh xa những lời quảng cáo thổi phồng. Sau khi kết thúc thương vụ đó, ông Alex Zhu, người đứng đầu sản phẩm và chiến lược của ByteDance, cho biết công ty chỉ đơn giản là nhận ra giá trị của công nghệ VR và AR.
Tháng 1.2022, Douyin, phiên bản TikTok ở đại lục, đã tung ra ứng dụng xã hội Paiduidao, cho phép người dùng tương tác trong một cộng đồng ảo thông qua ảnh đại diện. Tuy nhiên, người phát ngôn của Douyin vào thời điểm đó nói rằng ứng dụng này “không liên quan gì đến metaverse”.
Qualcomm hợp tác Microsoft phát triển chip cho ứng dụng metaverse
Qualcomm hôm 4.1 cho biết đang làm việc với Microsoft về chip tùy chỉnh điều khiển kính thực tế tăng cường (AR) loại nhẹ, để cả người dùng và doanh nghiệp đều có thể dùng cho các ứng dụng metaverse, theo Reuters.
Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng ở Las Vegas (Mỹ), Giám đốc điều hành Qualcomm Cristiano Amon trong một cuộc họp báo cho biết hai công ty sẽ hợp tác để kết hợp các chip tùy chỉnh với phần mềm mà các nhà phát triển cần để tạo ra thế giới ảo, nơi mọi người có thể làm việc và giải trí.
Hiện cả Qualcomm và Microsoft đều chưa cho biết chi tiết về thời điểm bán chip và kính AR
Ông Amon nói các thiết bị trong tương lai, đến từ sự hợp tác này, sẽ hoạt động với một sản phẩm phần mềm của Microsoft tên là Mesh, cho phép người dùng chiếu hình ảnh chân thực của chính họ vào kính của người dùng khác để có cảm giác như hai người đang ở trong cùng một căn phòng.
Phần cứng trong tương lai cũng sẽ sử dụng phần mềm của Qualcomm tên là Snapdragon Spaces, giúp thực hiện chức năng thực tế tăng cường cơ bản như lập bản đồ không gian vật lý để các đối tượng kỹ thuật số có thể phủ lên chúng và theo dõi tay (hand-tracking). Trong lĩnh vực nhận dạng cử chỉ và xử lý hình ảnh, hand-tracking là kỹ thuật có độ phân giải cao, được sử dụng để biết vị trí tay của người dùng, từ đó đại diện cho các đối tượng trong 3D. Người dùng có thể thao tác các đối tượng kỹ thuật số đó bằng cử chỉ tay.
Theo ông Amon, thiết bị thực tế tăng cường có thể đeo được sẽ tăng quy mô. Hiện cả Qualcomm và Microsoft đều không cho biết chi tiết về thời điểm bán chip và kính AR. "Mục tiêu của chúng tôi là truyền cảm hứng và trao quyền cho những người khác làm việc cùng nhau để phát triển tương lai metaverse, một tương lai dựa trên niềm tin và sự đổi mới", ông Rubén Caballero, Phó chủ tịch phụ trách thực tế hỗn hợp (mixed reality) tại Microsoft, nói.
Thế giới chạy đua công nghệ metaverse Từ nhà sản xuất chip đến công ty giải trí khắp thế giới đều đang lên kế hoạch xây dựng metaverse - vũ trụ ảo được xem là tương lai công nghệ. Thuật ngữ metaverse bắt đầu thu hút sự chú ý vào cuối tháng 6 khi CEO Facebook Mark Zuckerberg đề cập tham vọng biến Facebook từ mạng xã hội thành trung...