Qualcomm hoàn tất thương vụ mua Nuvia trị giá 1,4 tỉ USD
Qualcomm vừa thông báo họ đã hoàn tất việc mua lại công ty CPU Nuvia sau khi kế hoạch được công bố lần đầu tiên vào tháng 1 qua.
Chip xử lý của Qualcomm sẽ được nâng tầm nhờ Nuvia
Theo Neowin , trong thỏa thuận được công bố, Qualcomm đồng ý trả 1,4 tỉ USD cho Nuvia. Với việc mua lại được thực hiện, Qualcomm dự kiến sẽ mang CPU thế hệ tiếp theo của mình đến với một loạt sản phẩm, bao gồm smartphone, máy tính xách tay, buồng lái kỹ thuật số, hệ thống hỗ trợ tài xế nâng cao, thực tế mở rộng và các giải pháp mạng cơ sở hạ tầng.
Các sản phẩm Snapdragon đầu tiên được hưởng lợi từ chuyên môn của Nuvia sẽ là các CPU được thiết kế cho máy tính xách tay siêu di động hiệu năng cao, nhưng dự kiến chúng sẽ được ra mắt sau hơn một năm nữa.
Nói về việc mua lại, Qualcomm cho biết nhóm Nuvia giúp nâng cao lộ trình CPU của hãng, giúp mở rộng vị trí công nghệ hàng đầu của Qualcomm với hệ sinh thái Windows, Android và Chrome. Thông qua Nuvia, Qualcomm có thể tạo ra các sản phẩm khác biệt với hiệu suất CPU và năng lượng hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên 5G phát triển.
Video đang HOT
Được biết, ba người đồng sáng lập của Nuvia là Gerard Williams III, Manu Gulati và John Bruno, cũng như các nhân viên của họ tại Nuvia đều sẽ gia nhập Qualcomm với tư cách là nhân viên. Ba nhà đồng sáng lập này đều có kinh nghiệm phát triển CPU vì họ đều đã làm việc tại Apple trong vai trò kiến trúc CPU trong vài năm.
Từ xe hơi tới di động đang đối mặt 'nạn đói' chip xử lý
Ford, GE, Toyota hay Sony, Microsoft, Qualcomm và hàng loạt nhà sản xuất đồ công nghệ khác có thể phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng thiếu chip gần đây.
Chip xử lý đang thiếu hụt trầm trọng trên toàn cầu
Chủ tịch Cristiano Amon của Qualcomm - đơn vị sản xuất chip di động lớn nhất thế giới từng lên tiếng về tình trạng thiếu chất bán dẫn dùng trong sản xuất chip trên toàn cầu. Và ông không phải người đầu tiên bày tỏ quan ngại khi ngành sản xuất chip sắp không thể đáp ứng được nhu cầu ứng dụng vào sản phẩm của các thương hiệu khác nhau trên thế giới, từ xe hơi cho tới thiết bị di động cá nhân.
Những tín hiệu đầu tiên về tình trạng này bắt đầu nhen nhóm từ mùa xuân 2020, thời điểm cả thế giới rúng động vì đại dịch Covid-19. Ban đầu, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu ngưng trệ vì virus Corona chủng mới, nhưng ngay khi các nền kinh tế vượt qua giai đoạn "sốc" ban đầu, Covid-19 lại đẩy mạnh bất thường nhu cầu internet cũng như điện toán di động.
Chính điều này đã bắt đầu mầm mống của một cuộc "khủng hoảng thiếu" chất bán dẫn - thứ cốt lõi trong mọi sản phẩm công nghệ từ điện thoại di động tới TV, máy chơi game hay thậm chí xe hơi. Mọi người bắt đầu cần thiết bị để làm việc tại nhà, học tập từ xa... Apple không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ iPhone, máy tính, mọi nơi đều "cháy hàng" webcam, còn nhà trường thì không đủ thiết bị cần để dạy học từ xa...
Các nhà sản xuất xe hơi thậm chí đã phải kêu gọi chính phủ Mỹ và Đức viện trợ. General Motors (GE) - hãng sản xuất xe hàng đầu thế giới đã đóng cửa 3 nhà máy tại Bắc Mỹ. Trong khi Ford Motor xác định sản lượng trong tương lai gần giảm 20%. Theo Bloomberg, việc thiếu chip sẽ khiến các nhà sản xuất xe hơi thiệt hại 61 tỉ USD doanh thu năm 2021, nhưng ảnh hưởng tới ngành công nghiệp điện tử sẽ còn to lớn hơn vậy.
"Nếu giờ mọi người hỏi 'Điều gì khiến tôi mất ăn mất ngủ?' thì rõ ràng đó là cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng mà chúng ta đang đối mặt trong ngành công nghiệp chất bán dẫn", Amon chia sẻ. Nhu cầu sử dụng chất bán dẫn cho sản phẩm công nghệ tăng cao là tín hiệu tốt, nhưng điều này đồng thời gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng bởi chưa hề được chuẩn bị để đối phó với tăng trưởng đột biến này. Lãnh đạo Qualcomm tin rằng tình trạng khan hiếm còn kéo dài tới cuối năm 2021.
Với Amon, thế giới vừa trải qua "biểu đồ phục hồi hình chữ V" với nhu cầu mua sắm tụt thê thảm nhưng lập tức tăng vọt nhanh chóng. Chuyên gia phân tích Bob O'Donnel của công ty nghiên cứu Technalysis Research nhận định: "Ngày càng nhiều thiết bị được số hóa vài năm qua, nhu cầu chất bán dẫn giờ đây tăng tới mức người ta sẵn sàng đánh nhau để có được sản lượng cần".
Tình trạng thiếu hụt có thể kéo dài tới cuối năm 2021 và các đơn hàng sẽ giao muộn nhiều tháng trời
Cùng lúc đó, sự đi xuống của Huawei trên thị trường điện thoại cũng gây ảnh hưởng tới toàn ngành công nghệ. Mùa hè năm ngoái, nhà sản xuất Trung Quốc này là hãng điện thoại lớn nhất thế giới, vị trí mà Samsung và Apple thay nhau chiếm giữ trong gần một thập kỷ qua. Nhưng lệnh trừng phạt thương mại từ Mỹ đã gây xáo trộn, mở đường cho các nhà sản xuất smartphone khác thu hút thêm người dùng. Điều này lại đẩy cao nhu cầu chip xử lý do Qualcomm hay các hãng khác sản xuất (vì Huawei tự sản xuất chip). Tất nhiên, chuỗi cung ứng không hề được chuẩn bị trước cho tình huống này, góp phần vào tình trạng thiếu hụt hiện nay.
"Với các lý do trên, hậu quả là nguồn cung gặp khủng hoảng thiếu", ông Amon bình luận.
Neil Mawston - chuyên gia phân tích tại Strategy Analytics ước tính giá các thành phần chính trong smartphone, kể cả chipset và màn hình đã tăng khoảng 15% trong 2 quý vừa qua.
Theo Nhật báo Kinh tế Hàn Quốc ( KEDGlobal ), từ ngày 8.3.2021, một số nhà sản xuất smartphone như Samsung, Xiaomi đã tạm dừng các mẫu điện thoại tầm trung và giá rẻ ở một số thị trường vì thiếu chip Qualcomm. Đại diện một đơn vị tại Hàn Quốc còn tiết lộ: "Các nhà sản xuất smartphone có thể đối mặt với quyết định đóng cửa nhà máy, như ngành xe hơi vừa làm. Một số đã loại bỏ sản phẩm giá rẻ khỏi thị trường để tận dụng lượng chip còn lại cho các model mới nhất".
Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit ước tính khủng khoảng thiếu chip sẽ khiến hãng sản xuất điện thoại nhận đơn hàng từ Qualcomm trễ hơn 7, 8 tháng.
Qualcomm sắp có phiên bản Snapdragon 888 giá rẻ Snapdragon 888 đang là chip di động cao cấp nhất đến từ Qualcomm, nhưng một rò rỉ mới đây cho thấy công ty đang chuẩn bị tung ra biến thể giá rẻ hơn. Sắp có biến thể không 5G của Snapdragon 888 được ra mắt? Theo GizChina , biến thể rẻ hơn của Snapdragon 888 được gọi là Snapdragon 888 Lite với sự...