‘Quái ngư’ ở hồ nước sâu 1.642m của Nga: Bên trong có ‘hạt ngọc’ cực đắt, chi bội tiền chưa chắc mua được
Hồ nước sâu nhất thế giới tại Nga chứa loài ‘quái ngư’ nặng hàng trăm kg.
Hồ Baikal nằm ở trung tâm đồng bằng Đông Siberia ở Nga. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới (chứa khoảng 1/5 lượng nước ngọt trên bề mặt Trái đất) – sâu nhất thế giới (1.642 mét) – lâu đời nhất trên thế giới (20 triệu-25 triệu năm tuổi).
Là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận năm 1996, hồ Baikal có nhiều nguồn tài nguyên sinh vật độc đáo. Thực vật và động vật trong hồ rất phong phú và đa dạng. Có khoảng 1.500 đến 1.800 loài động vật ở các độ sâu khác nhau và hàng trăm loài thực vật sống trên hoặc gần bề mặt. Phần lớn các loài là đặc hữu của Baikal, trong đó đáng ngạc nhiên nhất là cá tầm Nga.
Cá tầm ở hồ nước ngọt lớn nhất thế giới Baikal.
Cá tầm Nga là một trong những loài có giá trị nhất sinh sống ở các con sông ở Nga và phân bố ở phía đông tới Hồ Baikal.
Cá tầm nói chung trên thế giới là một họ cá di cư cổ xưa có nguồn gốc khoảng 200 triệu năm trước. Riêng cá tầm ở hồ Baikal có niên đại hơn 2.500 năm và qua nhiều thế kỷ, cá tầm đã hình thành nên cốt lõi của hệ sinh thái ở hồ Baikal.
Cá tầm Nga (có danh pháp khoa học là Acipenser gueldenstaedtii), còn gọi là cá tầm kim cương hay cá tầm sông Danube. Loài cá này có thể sống tới 48 tuổi và sống chủ yếu ở vùng nước mặn, tuy nhiên chúng di cư vào vùng nước ngọt để sinh sản.
Cá tầm hồ Baikal rất lớn. Trong môi trường tự nhiên, cá tầm nơi đây có thể dài tới 2 mét và nặng tới 100 kg. Thân cá tầm cũng rất rộng. Vảy của cá tầm cũng rất đẹp, có màu xám bạc, có thể bảo vệ cá tầm khỏi bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài cũng giúp cá tầm có được hiệu ứng thủy động lực tốt hơn trong quá trình này.
Hồ Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất, sâu nhất và lâu đời nhất thế giới. Ảnh: Sohu
Con cá tầm lớn nhất ở hồ Baikal đã trở thành huyền thoại trong giới sinh vật hồ. Nó không chỉ có kích thước khổng lồ mà còn có lịch sử lâu đời. Đây là một trong những trọng tâm bảo vệ sinh học tại hồ Baikal.
Tại hồ Baikal, cá tầm chiếm vị trí cốt lõi của hệ sinh thái hồ và là một trong những chìa khóa để duy trì sự cân bằng sinh thái nơi đây.
Video đang HOT
Cá tầm có thể tuyệt chủng tại Nga
Ngày nay cá tầm Nga được liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp. Quần thể cá tầm đang giảm nhanh chóng trong tự nhiên do hoạt động đánh bắt trái phép để phục vụ ngành công nghiệp trứng cá muối. Với tốc độ suy giảm hiện tại, việc tuyệt chủng trong tương lai rất gần là điều không thể tránh khỏi.
Đánh bắt cá tầm trên sông Volga, Volgograd, Nga. Ảnh: Jonathan Wright/Bruce Coleman Inc.
Mặc dù Khu bảo tồn hồ Baikal đã thực hiện hàng loạt biện pháp bảo vệ nhưng do tàu đánh cá nước ngoài đánh bắt quá mức và nhu cầu mua cá tầm của người dân nên nhiều con cá tầm đã bị săn bắt, nhiều con trong số đó chỉ có thân hình nhỏ bé cũng trở thành nạn nhân.
Theo Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN, cá tầm Nga đang bị đe dọa nghiêm trọng và bước tiếp theo có thể là tuyệt chủng.
Theo Bách khoa toàn thư tiếng Anh Britannica, cá tầm có giá trị nhờ thịt, trứng và bong bóng cá. Thịt của chúng được bán tươi, ngâm hoặc hun khói.
Trứng cá muối từ cá tầm là một loại thực phẩm có giá trị rất cao.
Trứng cá tầm được lấy ra từ những con cái và sau đó được thả ra. Đây là loại thực phẩm xa xỉ, có giá rất cao vì chúng chứa nhiều dưỡng chất.
Trong đó trứng cá tầm muối Osetra Hoàng gia [thuộc loài Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii)] có giá cực kỳ đắt đỏ. Caviarcentre cho biết, trứng cá tầm muối Osetra Hoàng gia vốn dành riêng cho các gia đình quý tộc trong nhiều thế kỷ, mang lại sự sang trọng tột đỉnh. Loại trứng cá tầm muối này nổi tiếng vì sự khan hiếm và hương vị tinh tế của nó.
Để mua được 50 gram trứng cá tầm muối Osetra Hoàng gia, người mua phải bỏ 285 USD (hơn 7,2 triệu VND theo tỷ giá hiện tại). Giá của 1kg trứng cá tầm muối loại này là 5.600 USD (hơn 142 triệu VND), Caviarcentre thông tin. Tuy nhiên, vì sự khan hiếm của loại trứng muối này mà không phải ai chi bội tiền cũng mua được.
Màng trong của bong bóng cá tầm được sử dụng để làm vi thạch isinglass – một dạng gelatin rất tinh khiết được sử dụng cho nhiều mục đích công nghiệp khác nhau.
Tính toàn vẹn và sức khỏe của hệ sinh thái hồ Baikal là vô cùng quan trọng, bởi nó không chỉ liên quan đến cuộc sống của con người mà còn liên quan đến sự cân bằng của toàn bộ chu trình vật chất và chuyển hóa năng lượng của Trái đất.
Hồ Baikal là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lâu đời nhất trên thế giới. Sự hình thành của nó có thể bắt nguồn từ 25 triệu năm trước.
Nó cũng cho thế giới thấy một hệ sinh thái sâu sắc và bí ẩn. Hình ảnh đàn cá tầm ở hồ Baikal không khỏi gợi cho người ta nhớ rằng đây không chỉ là địa điểm du lịch có khung cảnh dễ chịu mà còn là một thế giới tươi đẹp và sống động.
Làng người lùn bí ẩn ở Trung Quốc: Thế giới cổ tích ẩn trong rừng núi đời thực
Ẩn sâu trong một thung lũng phía Tây Nam Trung Quốc có một ngôi làng đặc biệt tưởng chừng chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích - đó là "làng người lùn".
Huyện Tư Trung ở thành phố Nội Giang (tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc), vốn nổi tiếng có phong cảnh như tranh, di tích lâu đời và con người tuyệt vời. Tuy nhiên, ẩn sâu trong thung lũng Tư Trung có một ngôi làng đặc biệt tưởng chừng chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích - đó là "làng người lùn".
Ngôi làng đặc biệt này có tên là Dương Minh Tự. Người trưởng thành nơi đây chỉ có chiều cao trung bình từ 80 - 120cm. Nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này đến nay vẫn chưa thể xác định.
Theo Sohu, người dân truyền miệng rằng vào những năm 1930, ngôi làng ẩn mình trong thung lũng này bất ngờ bị bão quét qua trong đêm. Dân làng sau đó phải chịu những cơn đau nhức xương khớp, cơ chân đau giật bất thường và trở nên khập khiễng.
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển có những dấu hiệu thay đổi thể chất rõ ràng hơn, đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi. Xương sọ và các khớp xương trên cơ thể trở nên dày và cứng cáp hơn nhưng cũng dừng phát triển từ đó.
Dân làng khi đó cho rằng đó là bệnh truyền nhiễm nhưng không thể tìm ra nguồn gốc mầm bệnh, cách thức lây nhiễm cũng như không tìm ra cách chữa trị hữu hiệu. Họ bất lực nhìn "bệnh lùn" lây lan và ảnh hưởng khắp ngôi làng.
Trong thời đại y tế phát triển, tình trạng này được gọi là "bệnh lùn". Người mắc bệnh này được phát hiện nhiều trên thế giới nhưng không có tính tập trung như làng Dương Minh Tự.
Một số kết quả chụp X-quang của dân làng cho thấy, các khớp cơ thể không chỉ là dị tật cục bộ mà khe hở giữa khớp háng và chỏm xương đùi được nối với nhau, dính chặt với xương chậu khiến người bệnh đi lại, di chuyển khó khăn. Những thay đổi về xương như vậy khiến không gian tăng trưởng bị nén mạnh, biểu hiện chính là chiều cao ngừng phát triển.
Các chuyên gia suy đoán rằng trong đợt thiên tai những năm 1930, lương thực tích trữ trong ngôi làng bị ẩm mốc. Khi đó giao thông tắc nghẽn, địa hình hiểm trở, việc cứu trợ khó khăn nên dân làng chỉ có thể sử dụng thức ăn bị nấm mốc để giải quyết cơn đói.
Fusarium là loại nấm sinh ra từ nấm mốc, nếu người ăn phải sẽ bị ức chế sự phát triển của mô sụn, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Nếu ăn loại nấm mốc này lâu ngày sẽ gây tổn thương xương và dần dần khiến xương khớp bị biến dạng, cuối cùng sẽ trở thành giống như người lùn bây giờ.
Nửa thế kỷ, dân làng Dương Minh Tự sống trong sự mặc cảm về ngoại hình và tách biệt với thế giới. Thời gian trôi qua, họ học được cách bình tĩnh đối mặt với mọi việc và nhìn cuộc sống một cách lạc quan.
Ngày nay, ngôi làng được hoàn chỉnh với lực lượng cảnh sát và cứu hỏa riêng. Đồng thời, người dân ở đây còn quyết định xây dựng các ngôi nhà của mình theo văn hóa truyện cổ tích, biến nơi này trở thành điểm thu hút khách du lịch và tạo thu nhập cho bản thân.
Lên núi hái măng, lão nông phát hiện vật thể vừa đen, vừa mềm: Chuyên gia yêu cầu phong tỏa toàn bộ khu vực Cho đến khi chuyên gia tiết lộ sự thật đây là thứ gì, người đàn ông mới ngỡ ngàng. Cuối năm 2020, Tiểu Vương lên núi đào măng như mọi ngày. Nghe mọi người trong làng đồn quả đồi bên cạnh có ít người tìm đến nên lượng măng còn khá nhiều. Ngày hôm đó, với mong muốn gia tăng thu nhập cho...