Quai bị là bệnh gì?
Quai bị có thể gây biến chứng viêm buồng trứng ở phụ nữ và viêm tinh hoàn ở nam giới, gia tăng nguy cơ vô sinh.
Viêm tuyến mang tai xảy với hơn 70% trường hợp quai bị và gây sưng đau tuyến nước bọt. Ảnh: Shutterstock.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus paramyxo gây ra. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng nhẹ như nhức đầu, sốt và mệt mỏi. Nhưng sau đó, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn khiến má và quai hàm sưng tấy lên, vết sưng có thể mềm và đau, theo Very Well Health.
Ai dễ mắc quai bị?
Bệnh quai bị thường xảy ra với trẻ em từ 2 đến 12 tuổi chưa được tiêm phòng vaccine quai bị. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người lớn vẫn có thể mắc bệnh quai bị nếu khả năng miễn dịch của vaccine bị suy giảm.
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị như: tiếp xúc, sinh hoạt hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh.
Các triệu chứng của quai bị thường nhẹ và một vài trường hợp không có triệu chứng rõ ràng. Thời gian ủ bệnh tính từ lúc nhiễm virus tới khi hát bệnh dao động từ 7 đến 25 ngày.
Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Virus quai bị lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bị nhiễm bệnh hoặc dịch tiết hô hấp từ mũi, miệng hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh như:
Hắt hơi, ho hoặc nói chuyện
Dùng chung đồ vật có chứa dịch tiết của người nhiễm bệnh như cốc và đồ dùng cá nhân
Video đang HOT
Chơi thể thao, khiêu vũ, hôn hoặc tham gia các hoạt động có tiếp xúc với người khác
Các triệu chứng quai bị nhẹ có thể bao gồm: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ăn không ngon…
Một triệu chứng đặc trưng nhất của quai bị được gọi là viêm tuyến mang tai gây sưng đau ở một hoặc cả hai mang tai. Dấu hiệu này sẽ khiến má bạn phồng lên và quai hàm sưng lên.
Các biến chứng
Mặc dù khá lành tính, nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, quai bị có thể tiến triển nặng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan khác như: Não, tuyến tụy, tinh hoàn hoặc buồng trứng.
Bệnh có thể phát triển bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng như: sốt cao, cổ cứng, đau đầu dai dẳng, đau bụng, nôn mửa và co giật… Những biến chứng này phần lớn xảy ra ở thanh thiếu niên và người lớn.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị
Cách hiệu quả, tiết kiệm và an toàn nhất để phòng bệnh quai bị là tiêm vaccine đầy đủ. Trẻ bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời.
Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm phòng bệnh, nên tiêm vaccine ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh.
Căn bệnh có thể ảnh hưởng tinh hoàn và buồng trứng
Quai bị thường nhẹ nhưng vẫn xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, từng mắc bệnh này có thể tái nhiễm hay không là thắc mắc của rất nhiều người.
Sưng tấy má, quai hàm là triệu chứng điển hình của bệnh quai bị. Ảnh minh họa: Istockphoto.
Quai bị là bệnh nhiễm trùng dễ lây lan do virus gây ra. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng nhẹ như nhức đầu, sốt và mệt mỏi. Nhưng sau đó, nó thường dẫn đến sưng tấy nghiêm trọng ở một số tuyến nước bọt (viêm tuyến mang tai) khiến má sưng húp và quai hàm sưng tấy, mềm.
Bạn có thể bảo vệ con mình bằng cách cho trẻ tiêm vaccine sởi - quai bị - rubella (MMR). Quai bị thường nhẹ nhưng vẫn có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng phổ biến
Theo Mayo Clinic, các triệu chứng quai bị đầu tiên thường nhẹ và không xuất hiện ngay lập tức. Nhiều người không có triệu chứng và không biết mình bị nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi phát bệnh) dao động từ 7 đến 25 ngày.
Các triệu chứng quai bị nhẹ có thể bao gồm: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ăn mất ngon. Một vài ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn có thể bị sưng đau tuyến mang tai (tuyến nước bọt nằm giữa tai và hàm).
Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên khuôn mặt của bạn. Viêm tuyến mang tai xảy ra ở hơn 70% trường hợp quai bị.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu gặp một số triệu chứng nghiêm trọng của quai bị bao gồm: Sốt cao, cổ cứng, đau đầu dữ dội, lú lẫn, đau bụng, nôn mửa, co giật.
Quai bị lây lan như thế nào?
Virus quai bị, paramyxovirus, gây ra bệnh quai bị. Virus lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bị nhiễm bệnh hoặc qua các giọt bắn từ đường hô hấp từ mũi, miệng hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh.
Người bị nhiễm bệnh có thể lây lan virus quai bị bằng cách:
Hắt hơi, ho hoặc nói chuyện
Dùng chung đồ vật có chứa nước bọt bị nhiễm bệnh, chẳng hạn đồ chơi, cốc và đồ dùng
Chơi thể thao, khiêu vũ, hôn hoặc tham gia các hoạt động khác có tiếp xúc gần với người khác
Một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh quai bị cao hơn. Những nhóm này bao gồm:
Có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Người đi du lịch quốc tế.
Không được chủng ngừa virus.
Quai bị có tái phát không?
Trẻ thường khỏi bệnh quai bị hoàn toàn trong vòng vài tuần. Con bạn có thể trở lại trường học khi các triệu chứng đã cải thiện và đã được khoảng một tuần kể từ khi vết sưng tấy bắt đầu.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hầu hết người từ 17 đến 34 tuổi mắc quai bị chưa được tiêm 2 liều vaccine MMR. Khi bạn đã bị quai bị, cơ thể sẽ hình thành khả năng đề kháng (miễn dịch) với virus. Vì vậy, rất khó có khả năng bạn sẽ mắc lại bệnh này một lần nữa.
Tuy nhiên, CDC cho hay một số người được tiêm hai liều MMR vẫn có thể bị quai bị, đặc biệt nếu họ tiếp xúc gần, trong thời gian dài với người mắc bệnh. Nếu tái phát, họ có thể bị bệnh ít nghiêm trọng hơn một người chưa được chủng ngừa.
Biến chứng
Mặc dù quai bị thường là bệnh nhẹ, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Đàn ông và nam thanh thiếu niên có thể bị đau hoặc sưng ở tinh hoàn. Phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên có thể bị đau hoặc sưng ở buồng trứng.
Tình trạng viêm màng bảo vệ bao phủ não và tủy sống (viêm màng não) và mất thính lực cũng có thể xảy ra, và trong một số ít trường hợp, tình trạng mất thính lực này là vĩnh viễn. Biến chứng nghiêm trọng nhất là viêm não, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn.
Quai bị khi mang thai thường lành tính, nhưng rất hiếm (vẫn có thể xảy ra) dẫn đến sẩy thai, sinh non, nhẹ cân, dị tật bẩm sinh hoặc thai chết lưu. Nếu đang mang thai và đã tiếp xúc với bệnh quai bị, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Bật mí về cách dùng thuốc an toàn khi du Xuân Dùng thuốc là việc ai cũng phải trải qua, thậm chí cả trong những ngày lễ Tết, du Xuân... đặc biệt là đối với những người mắc bệnh mạn tính. Vậy dùng thuốc sao cho an toàn, tránh hoặc khắc phục được các tác dụng phụ (bất lợi) của thuốc có thể xảy ra... Tác dụng phụ là một triệu chứng không mong...