Quách Ngọc Tuyên: Rất nhiều người tận dụng hoặc chấp nhận quen đạo diễn để có vai
“Họ chấp nhận đánh đổi, hy sinh bản thân để khắc phục hoàn cảnh gia đình thì mình khó có thể đánh giá xấu – tốt được”, diễn viên Quách Ngọc Tuyên chia sẻ.
Nghệ sĩ Phương Bình có lần chia sẻ, nghề diễn viên cực khổ vô cùng. Bên cạnh năng lực thật sự còn cần điều kiện kinh tế. Bởi khi người diễn viên không nặng gánh kinh tế, toàn tâm toàn ý làm nghề thì họ mới không phải vất vả, không phải đánh đổi để lấy cơ hội làm nghề, cơ hội nổi tiếng. Đó là đối với nam giới.
Còn với nữ, anh bảo “m ôi trường dễ cám dỗ, từ một diễn viên qua làm gái chỉ một bước chân“. Bởi nghề này, người diễn viên cần mặc đẹp. Ra đường thấy người ta mặc đẹp, ăn ngon trong khi mình là nghệ sĩ mà nghèo.
Chỉ cần nghĩ chệch hướng là hư cả một đời. Đang lúc nghèo mà có đại gia tới làm quen, qua đêm được ngay 5, 10 triệu. Khó khăn quá, người ta dễ làm liều, rồi từ từ thành thói quen, sẽ trượt dài theo sự đánh đổi đó.
Chưa kể, nghề diễn viên đào thải rất khủng khiếp. Đam mê phải đi cùng thực lực và điều kiện kinh tế. Bản thân nghệ sĩ Phương Bình cũng phải trả giá “kinh hồn”, làm nghề quần quật gần 30 năm mới mua được nhà.
Diễn viên Quách Ngọc Tuyên chia sẻ, bản thân anh từng rất khó khăn, cực khổ đi lên từ vai quần chúng. Tuy nhiên, anh chấp nhận sự trả giá đó và mỉm cười với những gì đang có hiện nay.
Quách Ngọc Tuyên: Bản thân tôi là người cực kỳ không có điều kiện
Phóng viên đem quan điểm này hỏi diễn viên Quách Ngọc Tuyên, anh thẳng thắn chia sẻ: “ Ở vế diễn viên nam tôi nghĩ, tất cả là do mình. Bản thân tôi là người cực kỳ không có điều kiện.
Ngày xưa đi học, tôi từng phải đổ xăng thiếu tiền. Thèm ăn một ổ bánh mì không mà trong túi chỉ còn 1.000 đồng, không đủ mua. Ở trọ thì bị đuổi ra đường vì không có tiền đóng. Đi học cũng thiếu tiền học phí. Tóm lại, tôi là một người cực kỳ khó khăn.
Nhưng hiện tại, tôi được sống với nghề, được ăn cơm Tổ. Quan trọng là cái tâm, sự tin tưởng và quyết tâm đi lên bằng đôi chân của mình và chấp nhận trải qua những khó khăn đó.
Tôi coi những khó khăn đó là bài học. Mình học được càng nhiều thì càng tốt cho bản thân. Và khi mình đã trải qua những điều đó, ai có muốn lừa gạt mình cũng khó.
Tôi không sợ khổ. Nhiều người cứ than thân trách phận, than gia đình không có điều kiện nên không có cơ hội tiếp xúc với đạo diễn, phó đạo diễn, trợ lý để tìm kiếm cơ hội. Tôi biết bàn nhậu rất quan trọng. Bàn nhậu là nơi để những người kia nhớ đến mình mà mời vai.
Nhưng bản thân tôi đi từ vai nhỏ, quần chúng tới làm khán giả vỗ tay ở gameshow, mỗi số chỉ được 15.000 đến 20.000 đồng cũng vẫn đi.
Dĩ nhiên, nếu có điều kiện thì mình có cơ hội tiếp xúc với nghề nhiều hơn, nhanh hơn qua những bữa nhậu. Thậm chí, nhiều người chấp nhận làm với giá thấp. Người có điều kiện thì lấy vai và tặng lại đạo diễn, phó đạo diễn, trợ lý những món quà có giá trị hơn nhiều.
Video đang HOT
Nhưng quan trọng vẫn là thực lực. Nếu không có năng lực thật sự mà chỉ đi mua vai, đặt quan hệ, đánh đổi thì cũng không thể bám trụ với nghề lâu được. Không có điều kiện nhưng đi bằng thực lực thì tuy chậm nhưng tôi tin là sẽ trụ được với nghề.
Quách Ngọc Tuyên (đứng giữa) từng có một quá khứ trầy vi tróc vảy trên con đường làm nghề.
Xấu hay tốt rất khó để phán xét!
Còn đối với diễn viên nữ, chú Phương Bình nói chính xác. Không có điều kiện kinh tế, ranh giới từ một diễn viên sang làm gái là rất mong manh. Chỉ cần nghĩ lệch lạc là sang con đường kia ngay nhưng nói gì thì nói, họ vẫn phải có năng lực.
Rất nhiều người tận dụng hoặc chấp nhận quen đạo diễn để có vai. Khi có vai rồi, họ hết mình với nhân vật đó và bật lên. Đó là người có năng lực thật sự. Họ chịu đánh đổi và chấp nhận đánh đổi.
Có người lại nghĩ kiếm chút tên tuổi rồi quen đại gia, cặp đại gia. Mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, mình không trách được. Họ quyết định cuộc đời của họ, mình đâu có quyền can thiệp vấn đề đó.
Xấu hay tốt rất khó để phán xét. Nhiều khi họ chọn con đường đó nhưng bản thân họ lại không phải người xấu. Họ chấp nhận đánh đổi, hy sinh bản thân để khắc phục hoàn cảnh gia đình thì mình khó có thể trách hay đánh giá đúng – sai, xấu – tốt được. Quan trọng là họ không làm phương hại đến ai. Mình phải ở trong hoàn cảnh của họ mới nói được”.
Diễn viên Ngọc Xuyên chia sẻ, dù nhiều lúc tủi thân vì làm nghề 8 năm rồi vẫn chưa nổi tiếng, chưa giàu có nhưng so với các bạn phải bỏ nghề, mưu sinh bằng nghề khác thì việc cô còn được ăn cơm Tổ đã là niềm vui rồi.
Cũng chia sẻ về chủ đề này, diễn viên Ngọc Xuyên không ngại thừa nhận, điều tiền bối nói là đúng. Ở khía cạnh cá nhân, Ngọc Xuyên bày tỏ, bản thân cô mang tiếng là diễn viên nhưng đi ra ngoài thấy mình không bằng ai.
Cô nói: “Bản thân Xuyên khi thấy các bạn cùng trang lứa có cái này cái kia, mình cũng tủi thân nhưng ở một góc nhìn khác, mình còn được làm nghề, được ăn cơm Tổ, dù không nhiều nhưng đủ nuôi sống bản thân.
Quan trọng là mình chọn cái gì. Mình thấy đủ là đủ. Nếu thấy không đủ thì chắc Xuyên bỏ nghề lâu rồi. Nhưng hiện tại, Xuyên vẫn có show đều, được mọi người ủng hộ. Các bạn cùng lớp đã bỏ nghề còn ngưỡng mộ khi nhìn Xuyên. Xuyên lấy đó làm niềm vui mà cố gắng hơn nữa thôi“.
Nghệ sĩ hài Phương Bình: "Từ một diễn viên qua làm gái chỉ một bước chân"
"Ra ngoài thấy người ta mặc đẹp trong khi mình là nghệ sĩ mà nghèo quá. Chỉ cần nghĩ chệch hướng là hư đời...", nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.
Hầu như nghệ sĩ nào làm nghệ thuật cũng vì 2 chữ đam mê. Nhưng đam mê cỡ như... Phương Bình thì cũng lạ lắm!
Anh từng bỏ nghề, về quê cưới vợ, chuyển sang công tác ở Đài truyền hình tỉnh nhưng chỉ được 2 năm, nhớ nghề quay quắt, anh trốn vợ khăn gói trở lại Sài Gòn. Mấy chục năm ở nhà thuê, chật vật mưu sinh, anh cũng chưa từng hối hận hay có ý định ruồng rẫy cái nghề này. Thôi thì đã sinh ra làm phận con tằm, dẫu thế nào thì cũng phải nhả tơ...
Từ chối thi gameshow dù được cam kết đoạt giải
Minh chứng cho cái sự đam mê nghề ấy của Phương Bình có nhiều lắm, nhưng điều mà ai cũng thấy là chuyện anh "cầm đầu" anh em diễn viên sân khấu Kịch Sài Gòn giữ lửa hàng đêm. Dẫu phải bỏ cả tiền túi ra trong khi anh vẫn chắt bóp từng đồng, anh cũng vui lòng.
Phương Bình tâm sự: " Tôi diễn ở Kịch Sài Gòn từ hồi sân khấu còn nằm trên đường Pasteur, chưa dời về Cao Thắng. Có một thời gian, tôi ngưng vì kẹt đi làm phó đạo diễn phim, rồi về sân khấu lại cũng chừng 3,4 năm nay.
Khi anh Mạnh Tràng mất, Phước Sang vì sức khỏe không tốt nên không quán xuyến được sân khấu, nói tôi thay mặt quản lý. Tôi cùng 3 anh em nữa gồm Hữu Nghĩa, Quỳnh Ngân, Minh Thảo đại diện cho anh em nhóm Kịch Sài Gòn để làm.
Nghệ sĩ Phương Bình rất tâm huyết với sân khấu kịch Sài Gòn.
Tôi đứng ra vận động anh em. Bởi có những anh em diễn ở Kịch Sài Gòn 16, 17 năm rồi. Và cho tới giờ phút này, Kịch Sài Gòn là sân khấu duy nhất còn diễn hàng đêm những sân khấu khác chỉ diễn thứ 6, thứ Bảy, Chủ nhật.
Anh em bắt tay nhau bằng phương pháp, tiền vé bán được, trừ mặt bằng, chi phí nhân công điện đài, 10% số còn lại dùng để tái đầu tư vở mới còn bao nhiêu chia đều bình quân đầu người, không phân biệt nghệ sĩ loại A, B, C gì hết.
Khán giả tới sân khấu, không phải để xem ngôi sao mà xem nội dung kịch hay hay dở. Anh em xác định, kịch bản hay, diễn tốt thì chắc chắn sẽ có khán giả nên ai cũng vui vẻ đồng ý.
Tình hình sân khấu bây giờ khó khăn chung, từ thứ 2 đến thứ 5, đủ trả tiền hụi hàng đêm là chúng tôi mừng lắm rồi. 3 ngày cuối tuần, bán được nhiều vé thì bù vô lương cho anh em. Ai cũng làm trên tinh thần vui vẻ, đỡ hơn là mình ở nhà nằm không.
Tôi nói với anh em rằng, cứ nghĩ sân khấu là nơi anh em mình tới đây tâm sự và luyện nghề hàng đêm. Vì nghề này mà không khổ luyện thì khi diễn sẽ bị cứng. Anh em đồng tình lắm".
Cũng theo chia sẻ của nghệ sĩ Phương Bình, nếu diễn viên chỉ diễn sân khấu thì không thể đủ mưu sinh. Đa số anh em đều phải chạy show bên ngoài như diễn tiểu phẩm, sitcom, hài, gameshow, phim truyền hình...
Bởi mức lương diễn 1 đêm của nghệ sĩ ngôi sao cũng chỉ tầm 1 triệu/suất. Nếu vở nào cũng có vai, 1 tuần 3 suất thì nhiều nhất cũng chỉ 12 triệu. Còn diễn viên trẻ, lương từ 500.000 đến 700.000 đồng 1 suất diễn mà không phải vở nào cũng có vai.
" Hiện tại, anh em Kịch Sài Gòn diễn từ thứ 2 đến thứ 5 gần như không lương, ăn thua chút đỉnh 3 ngày cuối tuần. Tính đến thời điểm này, 4 "cán sự" của sân khấu Kịch Sài Gòn mỗi người bù lỗ 15 triệu để đầu tư vở mới. Tất cả những con số này, chúng tôi cũng công khai với anh em hết", nghệ sĩ Phương Bình kể.
Nghệ sĩ Phương Bình.
Hỏi anh, tại sao không tham gia gameshow để có thêm nguồn thu trong khi nghệ sĩ "nô nức" đi theo con đường này, anh bộc bạch: " Một số gameshow cũng mời tôi tham gia, cam kết đoạt giải nhưng tôi từ chối. Nói thì anh em mất lòng nhưng mình làm nghề 30 năm rồi, giờ lên sân khấu diễn cho đàn em con cháu nhận xét, thi thố... mình không làm được.
Khổ thì khổ nhưng mình không đánh đổi vậy được. Không thể vì 200, 300 triệu mà để mất lòng tự trọng. Còn những gameshow mang tính biểu diễn như Ơn giời, cậu đây rồi... tôi vẫn tham gia. Em út tham gia thi thố, mời mình trợ diễn, tôi vẫn giúp chứ thi thì không".
" Từ một diễn viên qua làm gái chỉ một bước chân"
Đam mê nghề là thế nhưng nghệ sĩ hài Phương Bình nhất định không cho con theo nghệ thuật. Và hễ có ai hỏi ý kiến anh, anh cũng thật lòng khuyên họ đừng dấn thân vào nghề này... nếu nhà nghèo, cha mẹ không có điều kiện hỗ trợ.
Bởi hơn ai hết, anh hiểu mình đã phải trả giá như thế nào cho cái đam mê đó bằng cả cuộc đời thăng trầm của mình.
Anh tâm sự: "Không chỉ con tôi mà nhiều bạn trẻ cũng đam mê và muốn theo nghề này, hỏi ý kiến tôi. Tôi hỏi "điều kiện gia đình con thế nào"? Nó bảo "nhà con nghèo lắm". Tôi nói thẳng "vậy con nghỉ đi".
Nghề này cực khổ vô cùng. Nếu gia đình có điều kiện lo cho mình 5,7 năm để mình thử thách, cùng với năng lực thật sự, họa may mới sống được. Đó là đối với nam giới. Còn với nữ, môi trường dễ cám dỗ. Từ một diễn viên qua làm gái chỉ một bước chân.
Khổ thế nào thì ngày mình vẫn phải ăn 2,3 bữa cơm. Nghề này mặc đẹp quan trọng lắm. Ra ngoài thấy người ta mặc đẹp trong khi mình là nghệ sĩ mà nghèo quá, chỉ cần nghĩ chệch hướng là hư đời. Thì đ ang lúc nghèo, có đại gia, anh nhà giàu tới làm quen, qua đêm cái có 5 triệu, 10 triệu, từ từ thành thói quen hư hỏng. Khó khăn quá đâm ra làm liều.
Nghệ sĩ Phương Bình hài hước trên hiện trường, đùa giỡn cùng đồng nghiệp.
Bởi vậy, cái nghề này phải có điều kiện mới theo được. Có thể mình chấp nhận khổ vì đam mê nhưng cũng không nên. Đam mê mà không có năng khiếu thì cũng thua.
Nghe tôi nói, nhiều người nản nhưng đó là sự thật. Bản thân lớp tôi ngày xưa 28 người, giờ những người làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Nghề này đào thải khủng khiếp. Tôi làm gần 30 năm mới mua được nhà, phải trả giá kinh hồn.
Tôi may mắn có được bà xã hiểu và thương chồng, nếu không, chắc cũng ly dị, cũng 2,3 đời vợ rồi. Ai mà chấp nhận như thế!
Con trai tôi cũng thích theo nghề nhưng tôi không cho. Nó thi Đại học Văn hóa, chuyên ngành Văn hóa học rồi ra làm truyền thông. Vợ nó làm chương trình truyền hình 60 giây. Công việc đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn đạo diễn nên giờ chúng nó muốn thi khoa đạo diễn. Giờ nó lớn rồi, đã có gia đình nên tôi không cản nữa mà tư vấn, tham mưu cho con".
Theo Thế giới trẻ
Vợ là Tổng biên tập báo, bố vợ là "quan to" vì sao nghệ sĩ Phương Bình vẫn ở nhà thuê, mua nhà trả góp? Mặc dù gia đình bên vợ có chức có quyền nhưng nghệ sĩ hài Phương Bình chưa bao giờ... dựa dẫm vào họ. Anh sống giản dị, thậm chí vất vả mưu sinh, hơn 20 năm ở nhà thuê. Phương Bình làm nghề tới nay cũng 30 năm có lẻ, khán giả truyền hình đã quá quen gương mặt anh trong hàng trăm...