Quá trình “tiến hóa” của smartphone
Lịch sử loài người chứng kiến nhiều phát minh khoa học vĩ đại có tác dụng thay đổi cả một giai đoạn phát triển. Những phát kiến này ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào cuộc sống của con người. Vài năm trở lại đây, khi nền công nghệ khoa học phát triển, các thiết bị truyền thông như được thổi một luồng gió mới trong đó lĩnh vực di động có tốc độ bùng nổ nhanh chưa từng thấy. Điện thoại đã không còn như trước đây mà được nhân cách hóa trở nên “thông minh” hơn. Và các nhà khoa học đã đặt cho điện thoại một tên gọi mới là “smartphone”.
Sau khi được giới thiệu từ cuối những năm 1990, smartphone đã làm thay đổi cách con người kết nối với thế giới. Theo một dữ liệu nghiên cứu của Nielsen đưa ra hồi tháng 3 năm nay cho biết: “Chỉ tính riêng trong năm 2011, 5 hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới đã xuất xưởng gần nửa tỷ thiết bị. Một nửa số điện thoại được sử dụng ở Mỹ là smartphone và tốc độ phát triển ngày càng tăng một cách chóng mặt.
Smartphone đã đi được một chặng đường khá dài trong khoảng thời gian ngắn. Các thông số kĩ thuật cũng như bộ xử lý, tuổi thọ pin, khả năng lưu trữ, kích thước màn hình và khả năng kết nối băng thông rộng ngày càng được cải tiến ở mức tối ưu nhất.
Trong tương lai smartphone sẽ còn hứa hẹn làm được nhiều hơn những gì mà người dùng mong đợi. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại chặng đường phát triển của smartphone từ thủa sơ khai ban đầu ở thập niên 40.
Lịch sử của smartphone
Nếu không có mạng không dây sẽ không có điện thoại không dây. Do đó, “American Telephone and Telegraph” là công ty đầu tiên đã thiết lập mạng lưới không dây tạo tiền đề cho sự phát triển của công nghệ kết nối băng thông sau này. Ngày 17 tháng 6 năm 1946, một tài xế xe tải đã trở thành người đầu tiên thực hiện cuộc gọi thoại không dây.
1974: Theodore George Paraskevakos được cấp bằng sáng chế về điện thoại thông minh
Video đang HOT
Theodore George Paraskevakos đã nộp giấy tờ xin cấp bằng sáng chế lên Văn phòng Bằng sáng chế của Mỹ vào năm 1972 với phát kiến về “thiết bị tạo và truyền thông tin kỹ thuật số”. Paraskevakos sinh ra tại thủ đô Athens, Hy Lạp nhưng sau đó lại trở thành một công dân Mỹ. Cuối cùng, Văn phòng Bằng sáng chế Mỹ đã cấp bằng sáng chế cho Paraskevakos vào tháng 5 năm 1974.
1994: Sự kết hợp của Cellphone và PDA, tiền đề của smartphone
Simon Personal Communicator có thể coi là “tổ tiên” của các mô hình smartphone hiện đại với khả năng nhắn tin văn bản, gửi fax, mail và thực hiện các cuộc gọi. Thiết bị được bán lẻ với giá 1.099 USD và 899 USD với gói hợp đồng dịch vụ 2 năm vào thời điểm năm 1994.
1999: Thị trường smartphone bắt đầu “ăn nên làm ra” với BlackBerry Email
Với mức giá 399 USD, thiết bị đầu tiên được sản xuất của BlackBerry chắc chắn rẻ hơn nhiều so với Simon Personal xuất xưởng năm 1994. Vấn đề duy nhất đó là đứa con đầu lòng của BlackBerry chỉ là một máy nhắn tin hai chiều với khả năng nhận và gửi email chứ không có chức năng như một chiếc điện thoại. Cho đến tận năm 2003, smartphone BlackBerry mới được chính thức tung ra thị trường.
2000: Ericsson thành công với “phôi thai” R380
Có thể nói rằng R380 chính là thiết bị đã mang lại danh tiếng cho Ericson. Công ty điện thoại Thụy Điển đã gọi điện thoại di động R380 của mình với cái tên “smartphone”, một thuật ngữ nghe có phần lạ lẫm vào thời điểm đó. Máy có trọng lượng khá nhẹ và chạy hệ điều hành Symbian. Trước đây, Symbian đã từng là hệ điều hành thống trị nền tảng di động trước khi bị Android “vượt mặt” vào năm 2011.
2007: iPhone của Apple với màn hình cảm ứng trở thành một smartphone đích thực
Đó là một thiết bị giống như iPod ngoại trừ chức năng gọi điện, chụp ảnh và duyệt Internet. Apple không hẳn là công ty smartphone đi tiên phong cũng không phải là công ty duy nhất sở hữu thiết kế màn hình cảm ứng đa điểm. Nhưng bằng cách kết hợp các tính năng, nhà táo đã tạo nên một smartphone “đích thực” cung cấp nhiều cách thức giao tiếp hơn so với những điện thoại thông thường.
Theo nghĩa đen cái tên iPhone có nghĩa là trung tâm truyền thông di động. Các thế hệ sau của iPhone ngày càng hiện đại hơn, sự phô trương của sản phẩm dường như tăng qua từng phiên bản. Gần đây nhất, thế hệ thứ 6 được trình làng vào ngày 12 tháng 9 năm 2012 mang tên iPhone 5 vẫn giữ vị trí là một trong những smartphone được săn đón nhất trên thế giới.
2008: Google phát triển hệ điều hành Andoid
Điện thoại Android được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2008 và sau đó nhanh chóng trở hành hệ điều hành di động thống trị thay thế Symbian. Năm 2010, số lượng các thiết bị Android bán ra đã lớn hơn số thiết bị của Apple và Symbian cộng lại. Hiện nay, nền tảng Android quy tụ đến hơn 500.000 thiết bị đang sử dụng trên toàn thế giới. Có thể Android sẽ còn phải gặp nhiều khó khăn từ sau vụ kiện lịch sử giữa Apple và Samsung nhưng không thể phủ nhận rằng hệ điều hành của Google vẫn tiếp tục là nền tảng được nhiều người dùng ưa chuộng nhất.
2010: Vấn đề bảo mật trở nên “ nóng” dần
Smartphone đã trở thành cuộc sống, là hiện thân của con người khiến họ phụ thuộc quá nhiều để lưu trữ tất cả những thông tin cá nhân như mật khẩu email, thông tin tài khoản ngân hàng. Đây là những loại thông tin mà tội phạm mạng rất muốn đánh cắp. Chưa kể tới, nhiều người dùng còn thường xuyên tự cài đặt các phần mềm của bên thứ 3 vào smartphone của họ, do đó vấn đề lớn ở đây chính là an ninh. Để giải quyết vấn đề trên Kaspersky Lap đã được ra đời, đây một phần mềm bảo mật dành cho điện thoại di động xác định được virus Trojan đầu tiên. Kaspersky Lap được ứng dụng trên các thiết bị Android vào năm 2010. Đó sẽ là biện pháp phòng chống hiệu quả để tránh những cuộc tấn công qua mạng hay các phần mềm độc hại.
Tương lai của smartphone
Vấn đề bảo mật chỉ là một phần, khả năng hỗ trợ phần mềm của bên thứ 3 mới chính là mối quan tâm trước mắt. Phần mềm của các bên thứ 3 đề cập đến tính năng mà chúng ta vẫn gọi là “ứng dụng”.
Thật vậy, với các ứng dụng thì khả năng của smarphone là vô hạn, sẽ không có giới hạn ý tưởng nào cho các lập trình viên của những công ty sản xuất phần cứng như Apple hay Samsung. Bất cứ ý tưởng nào cũng có thể tạo thành một ứng dụng hữu ích. Nhiều trong số những ứng dụng đơn giản nhưng tinh tế đã làm thay đổi cuộc sống của con người chẳng hạn như Instagram và Shazam – những ứng dụng trị giá “tỉ đô”, thậm chí các ứng dụng này còn được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau để sử dụng giống với Google.
Sau 4 năm ra mắt, Apple App Store tự hào có 700.000 ứng dụng di động với tổng số lượt tải về là hơn 25 tỷ. Google Play Store cũng không chịu thua kém khi sở hữu tới 600.000 ứng dụng và 1,5 tỷ lượt tải mỗi tháng. Trong lĩnh vực phát triển ứng dụng di động, chỉ có giới hạn duy nhất đó chính là sự hạn chế về trí tưởng tượng của con người và đương nhiên một phần là sự phát triển phần cứng. Hay nói cách khác, tương lai của smartphone chính là vận mệnh của các ứng dụng di động mà nhân tố phát triển đó chính là con người.
Theo Genk
Nhiều vấn đề nóng được mổ xẻ tại Hội nghị Quốc tế Mobile Vietnam 2012
Trong khuôn khổ triển lãm Hội nghị Quốc tế Mobile Vietnam 2012, được sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông Quốc tế (CPI) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và truyền thông và công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông Số 1 (Media One) tổ chức Hội nghị Quốc tế Mobile Vietnam 2012 tại khách sạn Melia (44B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 19/10/2012.
Mục tiêu của sự kiện là tạo thêm động lực cho sự phát triển vượt trội của ngành di động bằng việc tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, xúc tiến các quan hệ hợp tác phát triển trong ngành Viễn thông - Công nghệ thông tin.
Với mục tiêu trên, hội nghị lần này đã thu hút được toàn bộ những đơn vị chủ chốt trong toàn bộ hệ sinh thái di động tham gia, bao gồm: Các nhà khai thác di động VNPT (Vinaphone, Mobifone), Viettel, vv...Các nhà cung cấp các giải pháp di động hàng đầu thế giới như Ericsson, Telcordia, Qualcom, Intel, Huawei...Các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối hàng đầu thế giới và có ảnh hưởng lớn đến thị trường Việt Nam như Sony, Samsung, Alcatel, Philip...Các đơn vị cung cấp các giải pháp di động mobile marketing, thanh toán di động như Golsun Focus Media, Smaato...
Hội nghị Quốc tế Mobile Vietnam 2012 được xây dựng với chủ đề: tương lai ngành di động Việt Nam, có vai trò định hướng cho tương lai ngành di động Việt Nam với 17 bài tham luận được đăng kí từ các diễn giả từ MIC, các nhà khai thác viễn thông Việt Nam, và các diễn giả, đại diện của các công ty lớn trên thế giới. Nội dung hội nghị sẽ đề cập đến các vấn đề như:
Chính sách và điều tiết viễn thôngMạng và dịch vụ viễn thông di độngỨng dụng và giải pháp trên di độngDịch vụ nội dung trên di độngThảo luận bàn tròn có sự tham gia của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin & Truyền thông. Đại diện các nhà khai thác viễn thông Việt Nam cùng chuyên gia nước ngoài sẽ có 2 chủ đề chính là tương lai của ngành di động Việt Nam và một vấn đề nóng là quản lý giá cước để tránh cạnh tranh bằng giá.
Hội nghị là nơi quy tụ những chuyên gia hàng đầu doanh nghiệp trong lĩnh vực di động, dự kiến thu hút 300.000 khách tham dự.
Theo Genk
Thiết bị Huawei và ZTE tràn ngập trong các mạng viễn thông Việt: Do cơ chế? Doanh nghiệp viễn thông trong nước giải thích vì sao sử dụng nhiều thiết bị, linh kiện từ Huawei và ZTE...Phó giám đốc một nhà mạng lớn cho biết, phần hạ tầng quan trọng nhất là hệ thống chuyển mạch thì hoàn toàn không có thiết bị của Huawei và ZTE. Phó giám đốc một nhà mạng lớn cho biết, phần hạ tầng...