Quá ‘thô bỉ’, tục náo hôn bị cấm cửa ở thành phố Trung Quốc
Giới chức thành phố Châu Bình, tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, vừa ban hành lệnh cấm “những hành vi thô bỉ tại các đám cưới”, cụ thể là tập tục náo hôn, và kêu gọi cải tổ truyền thống cưới xin theo hướng văn minh hơn.
Một vụ tấn công phù dâu tại đám cưới ở Trung Quốc năm 2017 WEIBO
Tập tục “náo hôn”, nghĩa đen là “tạo nên sự hỗn loạn ở đám cưới”, có truyền thống từ thời nhà Hán, vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, theo báo South China Morning Post hôm 22.3.
Khách mời thường yêu cầu cô dâu chú rể phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ, nhằm đảm bảo không khí sống động của đám cưới và tỏ rõ tình thân hữu.
Trước đây, đôi vợ chồng mới cưới thường bị làm khó bằng những màn như hôn môi hoặc một số việc có thể khiến cô dâu e lệ, xấu hổ. Và những trò náo hôn được mở rộng sang phù dâu trong các đám cưới thời hiện đại.
Tuy nhiên, sau này, tập tục trên lại bị biến tướng thành những trò đùa quái ác, đi quá xa gây phản cảm và thậm chí có trường hợp cô dâu, phù dâu bị tấn công tình dục.
Năm 2016, nam diễn viên Bao Beier và nữ diễn viên Bao Wenjing đã hứng chịu dư luận chỉ trích sau khi clip ghi hình đám cưới của họ bị rò rỉ trên mạng và cho thấy một phù dâu bị 5 người đàn ông nhấc bổng chuẩn bị ném xuống hồ.
Một phù dâu nằm trên mặt đất, bám víu vào một phù dâu khác để không bị đẩy xuống hồ nước tại đám cưới của nam diễn viên Bao Beier và nữ diễn viên Bao Wenjing
Phù dâu này kêu gào thảm thiết trước khi được một phù dâu khác xông đến giải cứu.
Đến năm 2017, dư luận Trung Quốc phẫn nộ khi xem clip một phù dâu bị hai thanh niên sàm sỡ suốt 3 đến 5 phút tại một đám cưới ở gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Hai người này đã bị giải đến đồn cảnh sát sau khi bị tố cáo.
Bé gái bị sờ nắn bầu ngực, ngỡ hành vi tấn công tình dục nhưng là thứ hủ tục 'ghê rợn' gây khiếp đảm đối với hàng ngàn phụ nữ
Khi con gái bắt đầu có dấu hiệu dậy thì, các bà mẹ bắt đầu "là phẳng ngực" bằng cách sử dụng các dụng cụ được làm nóng như đá, thìa và chày để ấn vào ngực đứa trẻ nhằm chèn ép và phá hủy tế bào vú.
Đối với nhiều cô gái trên khắp thế giới, tuổi dậy thì là quãng thời gian đầy bất ổn và cả những bỡ ngỡ, lo lắng khi cơ thể họ bắt đầu có những thay đổi. Nhưng đối với khoảng 3,8 triệu trẻ em gái ở châu Phi, sự lo lắng chuyển thành nỗi đau khổ khi phải chịu đựng một nỗi đau đớn không đáng có xuất phát từ lối suy nghĩ cổ hủ của chính cha mẹ, ông bà các em. Người ta gọi đó là hủ tục "là phẳng ngực".
Bé gái khi đến tuổi dậy thì sẽ bị chính người thân mình "hành hạ".
Khi con gái bắt đầu có dấu hiệu dậy thì, các bà mẹ bắt đầu "là phẳng ngực" bằng cách sử dụng các dụng cụ được làm nóng như đá, thìa và chày để ấn vào ngực đứa trẻ nhằm chèn ép và phá hủy tế bào vú, khiến các em trở nên "ít nữ tính hơn". Theo Newsweek, phương pháp này còn được gọi là "làm phẳng ngực" hoặc "quét ngực". Để ngăn chặn ngực con gái phát triển, người ta cũng quấn băng keo kín quanh ngực đứa trẻ.
Thông thường, mẹ của các bé gái sẽ trực tiếp tiến hành tập tục này để loại bỏ những dấu hiệu dậy thì trên cơ thể con mình, để các em có thể "yên tâm" học tập mà không bị xem là "đã sẵn sàng để kết hôn".
"Là phẳng ngực" và "cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ" là những hủ tục đã có từ xa xưa với lý do mang lại sự "tốt đẹp" cho các cô gái.
Các số liệu thống kê trong các nghiên cứu cho thấy hủ tục này được lưu hành ở một số quốc gia như Chad, Guinea Bissau, Togo và Benin, nhưng nó lại phổ biến nhất ở Cameroon, nơi gần 1/4 trẻ em gái và phụ nữ đã từng bị "là" ngực. Một số trường hợp được báo cáo ở Anh và có đến 1.000 cô gái từ các cộng đồng nhập cư Tây Phi ở Anh được cho là đã trải qua "ủi ngực", The Week đưa tin.
Người ta cho rằng hành động này sẽ giúp con gái họ tránh được sự chú ý của nam giới, do đó nạn hiếp dâm hay có thai trước khi kết hôn sẽ được ngăn chặn đáng kể. Thế nhưng, chẳng ai nghĩ đến những ảnh hưởng về thể chất và tâm lý mà những đứa trẻ đương tuổi dậy thì phải chịu đựng.
"Mỗi buổi sáng, trước khi đi học, mẹ cháu bắt cháu phải ngửa cổ lên để mẹ kiểm tra và chắc chắn rằng cháu chưa tháo băng ra",một bé gái 14 tuổi người Cameroon nói với nhiếp ảnh gia người Pháp Gildas Paré."Đã 2 năm rồi và mẹ cháu vẫn kiểm tra nó hàng ngày. Cháu cảm thấy thực sự xấu hổ. Cháu muốn mẹ dừng ngay lại".
Quá trình "là ngực" gây đau đớn vô cùng và có thể khiến các cô gái cảm thấy xấu hổ về cơ thể của mình. Mà thực tế thì việc là phẳng ngực không hề mang lại hiệu quả vì nó không ngăn ngực phát triển. Đa số các trường hợp là người mẹ hoặc một người họ hàng nữ thực hiện hủ tục này, tuy nhiên một số bé gái phải tự tay làm đau cơ thể mình theo cách như vậy.
Các dụng cụ "là phẳng ngực" thường để lại sẹo và vết thương có thể khiến các bé gái dễ bị nhiễm trùng và gây biến chứng về sau. Một số phụ nữ có bộ ngực bị "là phẳng" cho biết họ gặp khó khăn trong việc cho con bú sau này và còn ảnh hưởng đến việc tiết sữa và lượng sữa mẹ sau khi sinh.
Mặc dù hủ tục này đáng chê trách nhưng những lo ngại của các bậc phụ huynh về việc mang thai sớm, kết hôn hoặc hiếp dâm không phải là không có cơ sở. Theo UNICEF, 38% trẻ em ở Cameroon kết hôn trước ngày sinh nhật thứ 18 của chúng. Hội đồng Y khoa Cameroon báo cáo rằng hơn 1/4 trẻ em gái vị thành niên là mẹ và 20% trong số chúng bỏ học sau khi mang thai.
Tập tục sống chung với người chết của dân đảo Indonesia Người Toraja sống trên đảo Sulawesi, Indonesia, vẫn duy trì tập tục mai táng rùng rợn: sống chung với người đã khuất trong thời gian dài. Người Toraja là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên đảo Sulawesi, một trong những hòn đảo lớn nhất của Indonesia. Tại đây, người dân có truyền thống ướp xác người đã khuất và sống...