Quà Tết của Quỹ Khuyến học VN đến với GV Quảng Ngãi, Quảng Nam
Trong hai ngày 15-16/1, báo Dân trí đã trao 56 suất quà Tết của Quỹ Khuyến học Việt Nam (Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam) đến giáo viên Trường tiểu học số 2 Bình Trung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi và Trường tiểu học Sông Vàng (thôn Tà Lâu, xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam).
Ngày 16/1, báo Dân trí phối hợp với Sở GD-ĐT Quảng Ngãi trao tặng 33 suất quà Tết đến giáo viên Trường tiểu học số 2 Bình Trung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Các phần quà này trị giá 250.000 đồng/suất, được trích từ Quỹ Khuyến học Việt Nam (Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam), gồm chai dầu ăn, chai nước mắm, túi bột ngọt, hạt dưa, hộp bánh hỗn hợp, hộp kẹo xốp nhân socola và bịch đường tinh khiết.
Dân trí đã mang quà đến với toàn thể giáo viên trong nhà trường, chắc chắn đây là cái Tết ấm áp nhất mà cả đời nhà giáo như tôi đón nhận. Chúng tôi xin cảm ơn và cảm ơn rất nhiều”, cô giáo Trịnh Thị Liên – hiệu trưởng Trường tiểu học số 2 Bình Trung nghẹn ngào bày tỏ niềm vui.
Cô hiệu trưởng Trịnh Thị Liên (áo xanh) ân cần mang quà của Quỹ Khuyến học Việt Nam (Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam) đến tay các thầy cô giáo trong trường.
Dân trí, các thầy cô giáo trong trường may mắn được đón cái Tết đầy đủ hơn, ngành giáo dục Quảng Ngãi xin gửi đến báo lời cảm ơn sâu sắc nhất”.
Thầy Đặng Phiên – Trưởng phòng giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Quảng Ngãi) trao phần quà tới cô hiệu trưởng Trịnh Thị Liên.
Như vậy, hàng tháng mỗi giáo viên đóng góp 1% lương vào quỹ Công đoàn nhà trường, trong đó nhà trường trích 34% nguồn quỹ cho việc thăm hỏi ốm đau, 36% cho hoạt động phong trào và 30% chi bồi dưỡng Ba chấp hành.
Là người sát cánh với các hoạt động của ngành giáo dục Quảng Ngãi, ông Nguyễn Ngọc Tựu – Chánh văn phòng Sở GD-ĐT bày tỏ: “Trong những năm qua, báo Dân trí đã giúp đỡ nhiều hoàn cảnh các nhà giáo, học sinh như cô giáo Loan chuyển từ Lý Sơn về đất liền giảng dạy, tân sinh viên Lê Quang Hiếu… và nhiều người nghèo khác. Mới đây, báo tiếp tục tặng 2.000 cuốn vở đến học sinh huyện miền núi Sơn Tây. Với những đóng góp chân thành đó, ngành giáo dục đã có nhiều điều kiện phát triển bền vững hơn. Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong muốn cùng sát cánh với báo Dân trí, để giúp đỡ các hoàn cảnh éo le vượt qua khó khăn trong cuộc sống”.
Năm 1982, Trường tiểu học số 2 Bình Trung được tách ra từ trường có 2 cấp học. Cho đến nay, chất lượng và thành tích giáo dục, đào tạo của nhà trường luôn nằm vị trí nhất hoặc nhì thuộc khối tiểu học trong huyện Bình Sơn. Tuy cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, nhưng với lòng yêu nghề, tinh thần nhiệt huyết trong công tác xây dựng ngành giáo dục, nhà trường được vinh dự đón nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2001.
Video đang HOT
Dù không có thưởng Tết, 33 giáo viên nhà trường vẫn tham gia ủng hộ 20.000 đồng để góp phần quà Tết cho học sinh nghèo.
Trước đó, ngày 15/1, PV Dân trí đã đến và trao tặng 23 suất quà Tết (250.000 đồng/suất) của Quỹ Khuyến học Việt Nam tới cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường tiểu học Sông Vàng (thôn Tà Lâu, xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam).
Tại Văn phòng báo Dân trí tại Đà Nẵng, đại diện giáo viên Trường tiểu học Sông Vàng đã trực tiếp nhận số quà Tết nói trên để chuyển về trường. Trong ảnh: Nhà báo Đình Hòa (bên phải) – Trưởng đại diện Văn phòng báo Dân trí tại Đà Nẵng trao 23 suất quà Tết tới đại diện giáo viên Trường tiểu học Sông Vàng. (Ảnh: Đông Phước)
Trường tiểu học Sông Vàng có 23 cán bộ giáo viên, nhân viên, 177 học sinh, trong đó trên 80% là học sinh Cơ tu. Trường phân thành 2 điểm trường: 1 điểm đóng trên địa bàn thôn Tà Lâu và điểm thứ 2 đóng tại thôn Dốc Kiền. Đây là trường nằm trên địa bàn thôn đặc biệt khó khăn của xã Ba (Đông Giang, Quảng Nam).
Địa bàn dân cư thưa thót, cách trở sông suối nên công tác dạy và học gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là việc đảm bảo duy trì số lượng học sinh, vận động học sinh bỏ học ra lớp. Để nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên của trường không chỉ đảm nhận công tác giảng dạy và còn phải chăm sóc nhắc nhở các em, thường xuyên đến từng nhà phụ huynh học sinh để trao đổi về việc học và khuyến khích các bậc cha mẹ nhắc nhở con em đi học chuyên cần.
Về việc tặng quà Tết cho giáo viên, cô giáo Trần Thị Bích Ngọc – hiệu trưởng nhà trường cho biết : “Nhà trường vừa mới nhận bàn giao tài khoản tự chủ trong tháng 11/2011 vừa qua, trong khi cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học còn thiếu thốn nhiều nên việc trước mắt là phải đầu tư sắm sửa. Việc thưởng và tặng quà tết Nhâm Thìn cho cán bộ giáo viên chỉ là mang tích chất khuyến khích mà thôi. Nay nhận được quà Tết của của Quỹ Khuyến học Việt Nam mà báo Dân trí trao tặng, chúng tôi hết sức vui mừng và biết ơn”.
Cô Hôih Đhướp – một giáo viên của trường tâm sự: “Đây là lần đầu tiên mà tôi cũng như giáo viên trong trường nhận được quà Tết giá trị từ phương xa gởi tặng như vậy. Thật sự đây là món quà có ý nghĩa trong dịp Tết nguyên đán này. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với giáo viên dạy học nơi vùng cao đầy gian khó này”.
Ngày 15/1, PV Dân trí đã đến và trao tặng 23 suất quà tết (250.000 đồng suất) của Quỹ Khuyến học Việt Nam đến cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường tiểu học Sông Vàng. (Ảnh Đông Phước)
Khi chúng tôi chia tay Trường tiểu học Sông Vàng, cô hiệu trưởng Trần Thị Bích Ngọc không quên nhắn gửi lời cám ơn và kính chúc cán bộ – phóng viên báo Dân trí một năm mới sức khỏe và thành công.
Theo DT
Những chiếc phong bì bị từ chối
Nghe bố mẹ bàn chuyện đi Tết thầy cô, bé Thanh Mai kêu lên: "Cô con không nhận phong bì đâu."... Anh Hoàng Tùng và phụ huynh của lớp được một lần "hụt hẫng" và đầy cảm kích khi chuẩn bị phong bì kỷ niệm cho cô giáo chủ nhiệm của con rất chu đáo, nhưng cô kiên quyết không nhận...
"Để con chọn quà Tết cho cô"
Tết cổ truyền sắp đến nên mấy ngày hôm nay, bé Thanh Mai, học sinh trường tiểu học Tân Mai lại đang ngồi hí hoáy vẽ một bức tranh tặng cô giáo. Nghe bố mẹ bàn đến phong bì cho cô vào dịp Tết, bé Mai kêu lên: "Bố mẹ đừng tặng phong bì cô giáo của con."
Nhìn bố mẹ tủm tỉm nói: "Có cô giáo nào lại chê phong bì chứ?", Mai ngồi kể lể thanh minh: "Thật đấy. Hôm 20/11 vừa rồi có mẹ một bạn lớp con tặng phong bì cho cô nhưng cô không nhận đâu. Mẹ bạn ấy phải cầm về đấy. Cô chỉ nhận bó hoa thôi!"
Bé Mai cho biết, như đã thành thói quen, ngày lễ nào mỗi bạn trong lớp đều tặng cô một tấm thiệp với những lời chúc riêng.
Và cuối cùng, bé Mai quyết định: "Để con chọn quà tết cho các cô. Con hiểu tâm lý các cô mà. Cô Tiếng Anh thích trang điểm, cô Mỹ thuật giản dị lắm, cô Âm nhạc cầu kỳ hơn một chút, còn thầy Thể dục thì thích đi giầy..." làm cả nhà không thốt nên lời.
Chuyện của những phụ huynh của lớp con trai anh Hoàng Tùng, Trường THCS Cầu Giấy cũng cảm động không kém. Trong lớp đều là những gia đình khá giả nên phụ huynh họp nhau, cùng dành cho cô giáo chủ nhiệm nào quà, phong bì, một bó hoa sang trọng. Tất cả được chuẩn bị chu đáo. Nhóm phụ huynh có anh Tùng đến tận nhà cô chúc mừng.
Nhưng thật bất ngờ, cô giáo từ chối nhận tất cả quà tặng và phong bì. Anh Tùng tâm sự, từ đó, phụ huynh càng thêm kính trọng cô giáo. Ngày lễ đến, phụ huynh thường cùng con làm thiệp kỷ niệm cho cô.
Những câu chuyện về người giáo viên như của bé Mai hay anh Tùng không phải là hiếm bên cạnh những chuyện về chiếc phong bì được cho là có khả năng điều chỉnh tình cảm thầy trò. Quan sát khi câu chuyện được đưa lên một số diễn đàn, những chiếc phong bì với ý nghĩa sợ con bị "đì", sợ cô không quan tâm đến con hay muốn cô ưu ái con hơn một chút...thường bị các thành viên khác "ném đá" kịch liệt.
Anh Thành, phụ huynh bé Mai nói: "Phụ huynh có người khá giả, có người khó khăn. Học sinh có đứa ngoan, đứa hư. Tôi nghĩ, nếu tôi cố làm mọi cách để tốt cho con thì phụ huynh khác có cố không? Chắc là có. Tôi có đua được với người giàu hơn không ? Và lúc đó các con lại là người khổ, các cô đôi khi phải chịu một sức ép vô hình."
Đối với nhiều phụ huynh, phong bì là sự thể hiện tình cảm thật lòng của họ, là lời cảm ơn đến cô giáo mà không có sự so bì hơn kém, dày mỏng. Một phụ huynh kể lại "bài học" của chị trên Webtretho: "Mình cung hoc tâp cac me trên nay, gưi qua cho cac cô ngay têt va cac dip lê, môi 8/3 va 20/11 la cac cô nhận qua, con phong bi nhât quyêt tra lai. Têt me chau cung mua môt hôp banh va phong bi gưi 3 cô, cac cô nhân, co cô gân nha đên mung 2 têt lên nha minh mưng tuôi lai con, con hai cô đơi đâu năm đi hoc lai, mưng tuôi xong, goi me ra môt chô tra lai phong bi lam me chau xi hô gân chêt. Thê mơi biêt không phai cô nao cung thich nhân qua cua phu huynh."
Tết cổ truyền cũng là dịp các thế hệ học sinh tri ân thầy cô.
Các cô giáo nói gì?
"Thật lòng, không ai muốn nhận những cái phong bì như là nhận một thông điệp gửi gắm "trăm sự nhờ cô" đâu. Mình cũng nhận được phong bì của phụ huynh vào những dip lễ nhưng không phải ai cũng có. Chưa bao giờ mình nghĩ quà tặng của phụ huynh có thể ảnh hưởng đến việc dạy học của mình."- cô Thanh Hà, một giáo viên trẻ ở quận Hoàng Mai chia sẻ.
Cô Thanh Hà kể: "Phụ huynh dù là cụ ông cụ bà hay hơn nhiều tuổi vẫn "thưa cô" làm mình rất cảm động. Thích nhất là những tấm thiệp các con tự tay làm và viết lời chúc. Các con viết đáng yêu vô cùng!".
Với nhiều giáo viên, món quà có sức lay động nhất và được mong đợi nhất là của học trò. Vậy nên cô giáo Thu Vân, một giáo viên trường điểm ở quận Cầu Giấy- Hà Nội, vật cô nâng niu và luôn giữ trong ví là chiếc thiệp nhỏ xinh của cậu bé 3 tuổi.
Cô Vân nói: "Trường mình dạy nhiều phụ huynh có chức quyền và có tri thức. Điều mình quý là họ thực sự quan tâm đến việc học hành của con, thường dành thời gian để trò chuyện, hỏi han cô về tình hình của con. Như thế khi con đến lớp là cô đã đỡ cực lắm rồi."
Quan tâm đến con và hợp tác với thầy cô là thái độ được nhiều giáo viên mong đợi. Thái Hằng, cô giáo dạy trường quốc tế nổi tiếng ở T.P HCM cảm thấy rất thoải mái khi phụ huynh luôn lắng nghe và sẵn sàng hợp tác với cô giáo, không hề có thái độ "con mình là nhất." Thái Hằng không muốn nhận quà hay phong bì vì theo cô: "Mình đi làm, dạy dỗ và chăm sóc các con thì, hoàn thành trách nhiệm của một giáo viên, mình đã được trả lương cho công sức của mình rồi. Cho nên khi mình cầm tiền của phụ huynh, mình cảm thấy mình đang được trả công vì mình đã thương yêu và coi các bé như con của mình vậy. Mà đó là tình cảm rất thiêng liêng, mình không muốn được nhận tiền cho tình yêu của mình."
Thái Hằng chia sẻ, trước kia khi còn dạy trường tư, cô cũng nhận được phong bì của phụ huynh nhưng phần lớn số tiền, cô dành để đầu tư trang trí lớp học. Vì vậy, vui nhất với cô là có những phụ huynh quen thân, thi thoảng ngồi "tám chuyện" hoặc nhận được bịch ổi, bịch cóc ngâm để nhâm nhi..
Phụ huynh dạy con "kính thầy"
Không nghĩ chuyện phong bì, quà cáp theo hướng tiêu cực, mỗi năm, chị Thu ( Từ Liêm- Hà Nội) đều dẫn con trai đang học lớp 4 đi thăm một lượt các thầy cô từng dạy con từ mới đến cũ. Chị cùng con đi chọn quà, viết thiệp và giải thích cho bé ý nghĩa của ngày lễ chúc mừng cô, dễ hiểu như ngày sinh nhật làm con hạnh phúc nhất. Mỗi lần như vậy, bé rất háo hức và cảm thấy mình "người lớn lắm" trước sự ngỡ ngàng và xúc động của các cô giáo cũ. Cuối cùng, bé rút ra "kết luận": "Mẹ ơi, mình đi học lớp khác rồi nhưng vẫn nên nhớ đến cô giáo cũ mẹ nhỉ?"
Trước những luồng quan niệm của người lớn về phong bì, quà cáp có nguy cơ làm lệch lạc suy nghĩ của con trẻ về những ngày lễ, tết thầy cô, nhiều bậc cha mẹ cũng như chị Thu, chọn cách "phủ" lên con những ý nghĩa của ngày này. Có những người chọn cách giấu chuyện mình tặng cô phong bì vì sợ con hiểu sai lệch, ỷ lại vào đồng tiền quá sớm vì họ cho rằng phong bì không phải để mong một sự ưu ái. Có những người giúp con chuẩn bị quà tặng với thông điệp biết ơn...Mỗi một cách như vậy, nhiều phụ huynh chia sẻ, họ thực sự cảm thấy thoải mái và hạnh phúc vì con không bị ảnh hưởng từ những mục đích của người lớn.
Vì vậy, chị Ngọc Anh có con học lớp 1 ở quận Từ Liêm tự hào: "Mình đưa con đi thăm cô giáo lớp 1 xong còn hẹn ngày mai sẽ đưa con về thăm cô mẫu giáo. Bé gật gật đầu nói: "Con cũng biết ơn các cô mẫu giáo lắm ạ!"...
Theo BĐVN
10 sự kiện giáo dục - khuyến học nổi bật năm 2011 15 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam; phụ cấp thâm niên cho hơn 1 triệu nhà giáo từ 1/9/2011; Bộ GD-ĐT bác kiến nghị bỏ điểm sàn tuyển sinh ĐH...nằm trong số những sự kiện giáo dục nổi bật năm 2011 theo bình chọn của Dân trí. 15 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam Thành lập ngày 2/10/1996, trải...