Quá tải vì “heo vàng”
Chưa có thống kê chính thức từ cơ sở nhưng mùa tuyển sinh đầu cấp năm nay ở TPHCM, nhiều trường tiểu học lo quá tải vì số trẻ vào lớp 1 tăng đột biến do đây là năm lứa tuổi “heo vàng” (những trẻ sinh năm 2007) đến tuổi vào lớp 1.
Lãnh đạo nhiều phòng GD-ĐT cho biết riêng số trẻ đã hoàn thành phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi thuộc diện phải gọi hết ra lớp 1 đã rất đông: hơn 100.000 em. Nhiều quận có số trẻ tăng đột biến do người nhập cư tăng cao, trong khi số trường lớp lại không tăng thêm bao nhiêu. Việc chạy vào các trường điểm cũng hứa hẹn nhiều căng thẳng.
Áp lực dân nhập cư
Căng thẳng nhất phải kể đến các trường tiểu học thuộc các quận 7, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân – những nơi có số dân nhập cư đông. Theo ông Tạ Tân, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, năm nào quận cũng gặp biến động về số trẻ do đặc thù là quận có số dân nhập cư tăng hằng năm.
“Dự kiến, năm nay sẽ có 6.500 – 7.000 trẻ trong độ tuổi vào lớp 1. Năm nào, sĩ số các trường tiểu học cũng đông, nhất là năm nay, số trẻ sinh năm 2007 đến tuổi vào lớp 1. Cũng may là năm nay quận có thêm 2 trường tiểu học mới là Tân Hóa và Tân Thới” – ông Tân cho biết.
Video đang HOT
Trong giờ học của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10 – TPHCM.
Theo thống kê, năm nay, nhiều quận, huyện có số trẻ “heo vàng” ra lớp 1 tăng đột biến. Năm trước, ở quận Bình Thạnh chỉ khoảng hơn 4.500 trẻ thì năm nay tăng tới hơn 5.500 trẻ. Tại quận 5, số trẻ mầm non ra lớp 1 năm trước khoảng 1.900 trẻ thì năm nay tăng lên hơn 2.000 trẻ. Theo lãnh đạo một phòng GD-ĐT, đó là chưa tính đến tình trạng mất cân đối giữa số trẻ lớp 5 ra trường với số trẻ sẽ vào lớp 1.
Điển hình như trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh, Trường Tiểu học Bình Triệu (quận Thủ Đức) mỗi năm chỉ có khả năng tiếp nhận từ 400-500 trẻ, dù số trẻ ra lớp 1 hằng năm ở phường này dao động từ 700-800 trẻ. Theo ban giám hiệu nhà trường, năm nay trường chỉ có 7 lớp 5 ra trường, trong khi theo dự kiến có thể phải nhận đến 9 lớp 1.
Quá tải trường điểm
Ông Hà Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7), cho biết: “Mỗi năm, trường có khả năng tiếp nhận 7-8 lớp 1 với sĩ số trung bình khoảng 40-45 học sinh/lớp nhưng năm nay, dự kiến sẽ tăng thêm nhiều do lứa tuổi “heo vàng” đến trường, cộng thêm tâm lý của phụ huynh muốn gửi con vào nơi họ thấy an tâm, khiến việc tuyển sinh ở các trường điểm trở nên căng thẳng. Chưa kể đến thời điểm tuyển sinh chính thức sẽ phát sinh số trẻ mới chuyển hộ khẩu về địa bàn”.
Nếu chia đều, các trường tiểu học của quận 5 có khả năng tiếp nhận hơn 2.000 học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 với sĩ số trung bình 35 học sinh/lớp. Tuy nhiên, bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, cho biết: “Sẽ có tình trạng quá tải vào các trường điểm do tâm lý, thói quen, suy nghĩ của phụ huynh tín nhiệm trường này, trường kia. Vì vậy, có trường tuyển không được, có trường lại quá tải dù hiện nay khoảng cách giữa các trường đã được rút ngắn, nhiều trường đã được cải tạo, nâng cấp về cơ sở vật chất, giáo viên cũng được điều động giữa các trường với nhau”.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Phòng GD-ĐT quận 3, cho rằng tuy dân số ổn định hơn khu vực ngoại thành nhưng các quận nội thành lại gặp áp lực cao hơn về tuyển sinh vào các trường điểm, lớp chọn. “Tại quận 3, khả năng tiếp nhận số trẻ vào lớp 1 hằng năm còn dư, thậm chí có thể nhận trẻ ở những quận khác.
Do năm nay số trẻ dự kiến vào lớp 1 tăng nên quận sẽ giảm áp lực tuyển sinh bằng cách không nhận trẻ ở quận khác, trừ một số trường hợp như có ba, mẹ làm gần trường, có lý do hợp lý và trường đó còn khả năng tiếp nhận thì chúng tôi sẽ nhận. Tuy vậy, áp lực vào các trường điểm chắc chắn sẽ vẫn như mọi năm. Để hạn chế, quận 3 sẽ khống chế sĩ số không quá 40 học sinh/lớp ở các trường điểm này” – bà Nguyệt cho biết.
Theo Đặng Trinh
Người Lao Động
Trẻ em Hà Nội đi học nhờ may rủi
Năm nay, báo chí không còn phải thức đêm cùng với phụ huynh để phản ánh việc tuyển sinh của Hà Nội như các năm trước. Tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội năm 2012 đã diễn ra rất "êm ả".
Đó là nhận xét của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa tại hội nghị tổng kết năm học 2011-2012 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2012-2013 của ngành giáo dục Hà Nội.
Năm 2012, phụ huynh Hà Nội bốc thăm tìm suất vào mẫu giáo cho con.
Năm 2012, thành ủy Hà Nội đặt quyết tâm không để phụ huynh phải thức đêm xin học cho con. Theo yêu cầu của UBND thành phố, nếu quận huyện nào để xảy ra tình trạng đó thì lãnh đạo phòng GD quận, huyện phải chịu trách nhiệm.
Vì vậy, phương án bốc thăm vốn chỉ được một số trường mầm non ở Hà Nội thực hiện ở các năm trước thì năm nay đã được nhiều trường sử dụng. Như vậy, việc nhập trường của các bé đến tuổi đi học mầm non ở Hà Nội tiếp tục phụ thuộc vào may rủi. Cách này tuy giảm sự mệt mỏi của phụ hynh nhưng nhiều lãnh đạo phòng giáo dục chia sẻ sự phiền muộn vì không đủ lớp cho các em.
Năm nay ngành giáo dục Hà Nội tiếp tục báo cáo nhiều thành tích đáng kể. Tuy không dẫn đầu như một số năm trước nhưng năm 2012, Hà Nội vẫn nằm trong top 10 tỉnh thành có điểm thi trung bình vào đại học cao nhất, xếp thứ 3 với 12,8 điểm.Hà Nội có đến 33 trường và 59 học sinh đỗ thủ khoa.
Đặc biệt, nhiều trường có chất lượng chưa được nổi bật vẫn có từ 1-3 học sinh đỗ thủ khoa đại học như Trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn), THPT Vân Nội (Đông Anh), THPT Phúc Thọ, THPT Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ)... và một số trường ngoài công lập như THPT Nguyễn Siêu, THPT Lô-mô-nô-xốp, THPT Newton, THPT Vạn Xuân. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT là 98,24%, hệ GDTX là 92,15%. Hà Nội hiện có 2434 trường học với hơn 1,5 triệu học sinh và 110 nghìn cán bộ, giáo viên.
Đội ngũ giáo viên của Hà Nội được đánh giá là 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn. Tổng chi ngân sách thành phố cho GD-ĐT năm 2011 là 9.877 tỷ đồng, chiếm 21,5% tổng chi ngân sách địa phương.
Theo Vietnamnet
Tuyển sinh đầu cấp ở quận 4, TP.HCM Nếu số trẻ trên địa bàn tăng đột biến thì các trường tiểu học phải mở thêm lớp để đảm bảo thu nhận - Ảnh minh họa Theo kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2012-2013 của Phòng GD-ĐT quận 4 (TP.HCM), các trường tiểu học sẽ tuyển sinh lớp 1 từ ngày 9 đến 13-7 theo phân tuyến. Cụ...