Quá tải trường lớp, nỗi lo cũ trong năm học mới: Khổ trăm bề (bài 1)
Quy mô dân số tăng nhanh trong những năm qua khiến nhiều trường học quá tải, tỷ lệ học sinh trên lớp cao, có nơi lên tới gần 60 em/lớp.
Thực trạng này đang tạo áp lực khiến nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông, tỷ lệ dân số cơ học tăng nhanh trong khi tốc độ bổ sung trường lớp không theo kịp như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội, nhất là các khu đô thị mới, đang “ nóng” việc thiếu trường học chủ yếu là do thiếu chế tài khi thực hiện quy hoạch. Khi giao các chủ đầu tư khu đô thị, dường như chỉ tập trung xây dựng các hạng mục nhà chung cư, dịch vụ thương mại để sớm thu được lợi nhuận mà cố tình “quên” trách nhiệm xây trường.
Do số lượng học sinh đông, Trường Tiểu học Linh Đàm phải tổ chức cho các lớp nghỉ luân phiên vào các ngày trong tuần, học bù vào cuối tuần. Ảnh minh họa.
Học sinh ở Thủ đô phải nghỉ học luân phiên
Theo Thông tư về Điều lệ trường tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định, mỗi lớp học không quá 35 học sinh. Đối với cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), do đặc thù dạy theo từng môn và tiết học, một lớp không quá 45 học sinh. Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy, rất ít các trường ở Hà Nội thực hiện được quy định này.
Mặc dù trên địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) hiện có 3 trường tiểu học công lập gồm Tiểu học Hoàng Liệt, Tiểu học Chu Văn An, Tiểu học Linh Đàm, song do quy mô dân số khu vực này đông, số trẻ trong độ tuổi đi học tăng nhanh nên đây vẫn luôn là khu vực “nóng” về tình trạng quá tải trường lớp. Năm học 2021-2022, Trường Tiểu học Hoàng Liệt có 43 lớp với 2.171 học sinh, trung bình 51 học sinh/lớp; Trường Tiểu học Chu Văn An có 55 lớp với 2.778 học sinh, trung bình 51 học sinh/lớp; Trường Tiểu học Linh Đàm có 43 lớp, 2.020 học sinh, trung bình 47 học sinh/lớp. Năm học 2022-2023, dự kiến sau tuyển sinh lớp 1 thì số học sinh của cả 3 trường tiểu học sẽ vào khoảng hơn 7.000 học sinh. Do số học sinh đông, thiếu phòng học 2 buổi/ngày nên nhiều trường đang phải tổ chức cho học sinh học luân phiên cả vào ngày nghỉ cuối tuần. Cùng với đó, một số trường phải tạm sử dụng các phòng chức năng (nhà thể chất, phòng đồ dùng, phòng hội đồng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng truyền thống, thư viện…) làm phòng học.
Tại Trường Tiểu học Linh Đàm, quận Hoàng Mai (Hà Nội), do không đủ phòng học 2 buổi/ngày nên các khối từ lớp 2, lớp 3 và lớp 4, lớp 5 đều phải luân phiên nghỉ 1 ngày trong tuần rồi học bù vào thứ 7. Chị Nguyễn Lê Mai, sống ở Tòa nhà HH2A Linh Đàm cho biết: “Những ngày cuối tuần, cả gia đình muốn đi chơi đâu đó cũng khó vì cô con gái đang học lớp 4 phải đi học bù. Trong khi đó, những ngày trong tuần, bố mẹ đi làm, con lại phải nghỉ học ở nhà. Không có ông bà ở cùng, gửi ở nhà cô giáo hoặc một số nhóm lớp thì tốn kém, không đủ kinh phí nên nhiều gia đình trẻ phải phân công bố hoặc mẹ luân phiên nghỉ ở nhà trông con hoặc cho con đi làm cùng. Mọi sinh hoạt đảo lộn hết, vất vả, khổ sở vô cùng”.
Thừa nhận việc học luân phiên đang gây ra những khó khăn nhất định cho cả học sinh và phụ huynh, cô Trần Thị H, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A cho biết: “Thời gian đầu, khi nhà trường thông báo sẽ phải học luân phiên cho các em, nhiều phụ huynh đã tỏ ý lo ngại và muốn chuyển lớp cho các con vì không phải ai cũng có thời gian ở nhà để trông các cháu. Nhà trường đã kiên trì làm công tác tư tưởng rất nhiều mới thuyết phục, tìm được sự chia sẻ, đồng cảm từ phụ huynh”. Còn theo bà Đàm Thục Hạnh, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai, do dân số tăng quá nhanh nên việc xây trường mới không đủ để đáp ứng. Hiện nhiều trường trong quận đang phải tổ chức cho học sinh học luân phiên cả vào ngày nghỉ cuối tuần. Một số trường phải tạm sử dụng các phòng chức năng làm phòng học.
Video đang HOT
Điều đáng nói là tình trạng thiếu phòng học dẫn đến một số lớp phải học luân phiên không chỉ diễn ra ở một số quận nội thành, nơi có mật độ dân cư cao, tốc độ dân số tăng nhanh mà còn xảy ra cả ở một số huyện ngoại thành. Đơn cử như tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, cả Trường Tiểu học Thanh Liệt và Trường Tiểu học Phạm Tu đều phải bố trí cho học sinh một số khối lớp nghỉ luân phiên vào các ngày trong tuần và học bù vào ngày thứ 7. Bà Trần Thị Loan, Hiệu trưởng Tiểu học Thanh Liệt cho biết: Do số lượng học sinh trên địa bàn tăng nhanh trong khi số lượng phòng học không được bổ sung thêm. Hiện trường thiếu một số phòng học để học 2 buổi 1 ngày nên các khối lớp 3, 4 và 5, mỗi lớp phải nghỉ học luân phiên 1 ngày trong tuần rồi học bù vào ngày thứ 7. Nhà trường đã đề xuất UBND huyện Thanh Trì cho phép sửa chữa, cải tạo cơ sở hiện có bằng cách nâng dãy nhà 2 tầng lên thành 3 tầng để có đủ phòng học cho tất cả các khối lớp được học 2 buổi/ngày vào tất cả các ngày trong tuần. Về lâu dài, UBND huyện Thanh Trì cũng đã có chủ trương xây dựng thêm 1 Trường tiểu học trên địa bàn xã Thanh Liệt vào năm 2024 để giảm tải cho các trường trên địa bàn khi mà số lượng học sinh đang có xu hướng tăng nhanh do tình trạng di dân cơ học.
Những lớp học bị “nhồi nhét” sĩ số
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, sĩ số học sinh tiểu học/lớp trung bình khoảng 42 em. Tuy nhiên, tại một số quận nội thành có quy mô dân số đông, tốc độ đô thị hóa cao luôn xảy ra tình trạng sĩ số gần 50 học sinh/lớp, cá biệt có trường gần 60 học sinh/lớp. Thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2022-2023, thành phố có 2.835 trường, trên 70.000 lớp học với trên 2,2 triệu học sinh các cấp mầm non, phổ thông. Trong năm 2022, Hà Nội đã xây dựng thêm 51 phòng học mới, với kinh phí trên 2.800 tỉ đồng; cải tạo, sửa chữa 605 trường học, với kinh phí trên 5.000 tỉ đồng. Mặc dù vậy, năm học 2022 – 2023, tình trạng quá tải trường lớp cục bộ vẫn diễn ra ở nhiều địa bàn tại Hà Nội, đặc biệt ở một số quận, huyện đang có tốc độ đô thị hóa mạnh, tập trung nhiều chung cư cao tầng. Đơn cử như tại quận Hoàng Mai, một trong những quận tại Hà Nội đang phải đối diện với áp lực lớn về trường, lớp khi có 227 nhà chung cư cao tầng mới được xây dựng và 202 khu nhà chung cư cũ. Dân số Hoàng Mai đông nhất trong các quận, huyện tại Hà Nội với gần 538.000 người, mật độ gần 13.000 người/km2. Hiện trên địa bàn quận có 89 trường (mầm non 48, tiểu học 23, THCS 18) với 2.048 lớp học. Tổng số học sinh là hơn 98.500, trong đó hơn 79.600 học sinh học công lập, tăng gần 3.800 so với năm ngoái. Với tổng số học sinh mầm non, tiểu học và THCS công lập năm học mới như trên, nếu chiếu theo quy định về sĩ số học sinh trong điều lệ của Bộ GD&ĐT là 35 em/lớp thì quận Hoàng Mai còn thiếu khoảng 36 trường (mầm non 22, tiểu học 13 và THCS 1).
Một số quận nội thành khác như Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ cũng đều “vượt khung” sỹ số quy định, trong đó, riêng quận Thanh Xuân và Hà Đông, ở bậc tiểu học có trung bình khoảng 49,79 học sinh trên/lớp. Tại các khu vực ngoại thành, có 5 huyện, thị xã cũng có số học sinh tiểu học vượt khung (trên 40 học sinh/lớp) gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Sơn Tây và Chương Mỹ. Ông Phạm Văn Ngát, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì nhận định: Nhìn chung tốc độ đô thị hóa nhanh, kéo theo tình trạng dân số cơ học tăng mạnh là nguyên nhân chính khiến cho hệ thống trường công bị quá tải bên cạnh các áp lực khác lên quy mô hạ tầng, xã hội. Tại huyện Thanh Trì, hiện một số trường THCS trên địa bàn cũng phải sử dụng các phòng bộ môn, chức năng để làm phòng học nhằm đảm bảo sĩ số học sinh 45 em/lớp theo đúng quy định. Ở cấp tiểu học, huyện Thanh Trì cũng đang gặp áp lực với số học sinh lớp 1 khi toàn huyện có 21 trường tiểu học có 36-50 học sinh/lớp. Trong đó, Trường Tiểu học Tứ Hiệp có trên 50 học sinh/lớp, Trường Tiểu học Thanh Liệt có 47 học sinh/lớp và chỉ có 3 trường tiểu học đạt chuẩn 35 học sinh/lớp.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, để khắc phục tình trạng một số lớp, một số trường do thiếu phòng học 2 buổi/ngày phải tổ chức nghỉ học luân phiên, trước mắt Sở GD&ĐT đã yêu cầu phòng GD&ĐT các quận – huyện và nhà trường bố trí việc giảng dạy, học tập luân phiên một cách khoa học, hợp lý giữa các khối lớp, bảo đảm chất lượng giảng dạy và an toàn cho học sinh. Về lâu dài, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo thành phố, các quận, huyện tăng cường thêm cơ sở vật chất, đảm bảo lộ trình đến năm 2030, mỗi lớp sẽ có một phòng học. Đối với các khu chung cư, khu đô thị mới, Sở GD&ĐT cũng đang và sẽ tiếp tục tham mưu với UBND thành phố, các quận, huyện chú trọng chỉ đạo khi xây dựng các khu chung cư thì phải tạo điều kiện tốt nhất cho việc xây dựng các trường tiểu học công lập để đáp ứng nhu cầu của các hộ dân sinh sống trên địa bàn.
Phụ huynh hồi hộp chờ 'trát thu tiền' từ quỹ hội
Đầu năm học, ngoài các khoản chi buộc phải có như sách giáo khoa, đồng phục, bảo hiểm... còn có một khoản thường gây tranh luận trái chiều là quỹ hội phụ huynh của lớp, của trường.
Trong 3 đứa con đang tuổi ăn học, năm nay chị Mỹ Lan (quận Ba Đình, Hà Nội) có một cậu con trai lên lớp 6. Vậy nên, chị Mỹ Lan khá hồi hộp trước buổi họp phụ huynh dự kiến diễn ra cuối tuần này.
Theo "thông lệ" ở không ít nơi, cứ vào đầu cấp là học sinh phải đóng tiền mua một loạt đồ mới, trong đó có những món khá nặng tiền như điều hòa, máy chiếu, rèm cửa. Điều này khiến cho chị Lan lúc đầu khá lo lắng khi nghĩ đến khoản tiền phải đóng đầu năm.
Do đó, khi nhận được thông báo từ giáo viên chủ nhiệm của cậu con trai học lớp 6, chị Lan phần nào nhẹ nhõm.
Phụ huynh có nhiều khoản phải chi đầu năm học mới. Ảnh: Thanh Tùng
"Cô giáo bảo hiện phòng học của lớp đã có máy chiếu, âm ly, loa, mic, điều hòa đều dùng tốt, đây là những thiết bị của lớp 9 vừa ra trường để lại. Như vậy, mấy khoản nặng tiền nhất thì phụ huynh trong lớp không còn phải lo nữa. Tường phòng học cũng không cần sơn vì còn mới.
Cô giáo cũng đưa ra một số đầu mục mong sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến của phụ huynh. Trong các mục có rèm cửa vì phòng học này năm ngoái không sử dụng cho lớp bán trú nên chưa có. Năm nay phòng dùng cho bán trú, các con ngủ trưa tại lớp nên cần có rèm. Tôi nghĩ đây là khoản nặng nhất của đợt đóng tiền đầu năm này vì phòng học khá rộng.
Ngoài ra là chăn, gối, tủ để chăn gối ngủ trưa của các con, nước sát khuẩn, xịt khử khuẩn, cốc giấy để các con không phải dùng chung cốc khi uống nước ở trường... Phải chờ họp phụ huynh tới để các bố mẹ thống nhất với nhau xem làm rèm loại gì, mua chăn gối cho các con như thế nào thôi vì sẽ có nhiều mức giá cho những thứ này" - chị Lan chia sẻ.
"Chắc sẽ còn khoản quỹ Hội phụ huynh lớp từ 300-500 nghìn đồng nữa cho các hoạt động chung. Vậy nên, tôi dự trù khoảng 2 triệu đồng cho buổi họp tới".
Anh Nguyễn Văn Hóa, có con học lớp 3 tại một trường ở trung tâm TP.HCM, cho biết tuần trước đã đi họp phụ huynh đầu năm. Trong cuộc họp của lớp, phụ huynh thống nhất đóng tiền quỹ 300.000 đồng để chi các hoạt động như tổ chức trung thu, mua một số học cụ...
"Năm ngoái, quỹ Hội phụ huynh trường thu cố định 500 nghìn đồng/học sinh, đóng theo hình thức tự nguyện, nhưng hầu như phụ huynh trong trường đóng cả. Còn quỹ phụ huynh lớp thì đầu năm học đóng 1 triệu đồng, sau đó cứ dùng hết lại huy động đóng. Cả năm học trước con tôi đóng hơn 1 triệu tiền quỹ phụ huynh lớp và 500 nghìn đồng quỹ hội phụ huynh trường.
Năm nay thì quỹ hội phụ huynh trường chưa thu, nhưng tôi chắc cũng chỉ như năm trước.
Sau mỗi học kỳ, hội trưởng phụ huynh có gửi thống kê thu chi vào nhóm nên mọi người đều nắm được số tiền đã chi. Thực tế vẫn là những khoản như ngày 20/10, 20/11, lễ tết có chút quà cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, cuối học kỳ cho các con liên hoan...".
Cũng là ngần đấy khoản nhưng... "cách chi lạ lắm"
Tuy nhiên, mấy hôm nay, không ít phụ huynh xôn xao bàn tán về một bảng dự kiến thu chi được cho là của Ban phụ huynh một lớp 1 thuộc Trường Tiểu học ở ngay trung tâm Hà Nội, dù cũng chỉ là những đầu mục chi "truyền thống".
Đây là một bảng kê chi tiết, rõ ràng, minh bạch các khoản dự chi trong năm. Có tổng cộng 18 đầu mục mà Ban phụ huynh kê ra để kêu gọi đóng góp, như Trung thu, tham quan dã ngoại, ngày 20/11, ngày Noel, Tết nguyên đán, hội chợ, ngày 8/3, chi thường xuyên, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ...
Các đầu mục đưa ra hợp lý nhưng phần dự trù kinh phí khiến một số phụ huynh không khỏi băn khoăn, bởi tổng chi dự kiến của các khoản này là hơn 132 triệu đồng. Lớp có 37 học sinh, tính trung bình mỗi gia đình có con học ở lớp này sẽ gánh 3,5 triệu đồng.
"Xem trong bảng dự kiến chi tiêu này thì tôi thấy Ban phụ huynh của lớp bày vẽ quá" - anh Nguyễn Ngọc Long (Hà Nội) bình luận. "Tôi không hiểu sao ngày lễ nào cũng có quà cảm ơn, quà tri ân đủ cả ban giám hiệu, giáo viên, văn phòng, y tế, lao công... Dịp 20/10, ngày 20/11, tổng kết học kỳ... dịp nào tiền cảm ơn cũng lên tới cả chục triệu đồng".
Chị Ngọc Hà (Hà Nội) cũng chung quan điểm, cho rằng Ban phụ huynh lớp đó đã quá cầu kỳ.
"Như dự chi Trung thu của lớp tới 6,7 triệu đồng, trong khi vừa rồi lớp con tôi cũng có phá cỗ mà phụ huynh không phải đóng tiền. Cô giáo cho các tổ tự chuẩn bị mâm cỗ liên hoan nên các con trong tổ bàn bạc, phân chia nhau, đứa thì mang bưởi, đứa mang chuối, đứa mang bánh, kẹo... Mỗi con một, hai món là đến lớp cũng có buổi liên hoan vui vẻ" - chị Hà kể.
"À, mà "hoa thiếp" là gì nhỉ mà tôi thấy khoản này xuất hiện ở nhiều dịp, cũng tới 2,1 triệu đồng mỗi lần?" - chị Hà tò mò đặt câu hỏi.
Có quan điểm khác hơn, chị Lê Thanh Tú (TP.HCM) cho rằng hầu như tất cả các khoản chi đều dành cho hoạt động của học sinh trong lớp. "Còn mỗi dịp lớp đứng ra tặng quà luôn cho các thầy cô thì tốt chứ sao, bố mẹ đỡ phải lo về chuyện quà cáp nữa".
Chị Tú cũng thẳng thắn nhận xét "Không rõ đây là bảng dự chi đưa ra để lấy ý kiến hay đã "chốt" rồi. Nhưng theo tôi, thường bây giờ các hội cũng kêu gọi tự nguyện thôi chứ không dám ép buộc phụ huynh nữa. Vì vậy, nếu phụ huynh nào có ý kiến thì cứ đưa ra trước tập thể lớp, hoặc không muốn thì từ chối không đóng hay đóng ở mức độ nào đó, là xong.
Tôi nghĩ, để Ban phụ huynh hoạt động tốt hơn, tránh bị... "ăn chửi" như lâu nay, phụ huynh nên thẳng thắn, không nên bằng mặt mà không bằng lòng, trước cuộc họp không nói gì nhưng về nhà lại đưa lên mạng xã hội".
Hà Nội đề xuất bổ sung 2361 biên chế giáo viên Hà Nội sẽ tuyển 2361 biên chế viên chức giáo viên ngay trong năm học này để bổ sung vào số lượng 10.265 biên chế đang thiếu. Hà Nội đang thiếu hơn 10 nghìn biên chế giáo viên UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình HĐND TP đề nghị bổ sung biên chế giáo viên năm học 2022-2023 theo Quyết định số...