Quá tải khu cách ly, An Giang cho F0 không triệu chứng cách ly tại nhà
Nhằm giảm tải hệ thống giường bệnh, nhân lực y tế, phục vụ hậu cần… lãnh đạo tỉnh An Giang thống nhất cho F0 không triệu chứng cách ly tại nhà nhưng phải thực hiện một số quy định bắt buộc.
Dòng người từ vùng dịch đổ về miền Tây
Đêm ngày 3 và rạng sáng 4/10, dòng người từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An tiếp tục đổ về qua cửa ngõ Đồng Tháp khoảng 40.000 người, trong đó có trên 5.000 người là dân Đồng Tháp. Số dân hồi hương còn lại đi về An Giang, Kiên Giang và một số tỉnh khác.
Khi công dân An Giang về đến trạm T2 – cửa ngõ vào An Giang, lãnh đạo TP Long Xuyên bố trí 11 điểm tập trung cho các huyện, thành phố và thị xã đón công dân.
Tại đây, lực lượng chức năng mỗi huyện tiến hành phân nhóm tiêm vaccine mũi 1, mũi 2, nhóm F0 điều trị khỏi bệnh, đồng thời xét nghiệm nhanh. Tuy nhiên, việc xét nghiệm có địa phương thực hiện, một số địa phương khác đưa dân về tới khu cách ly tập trung mới tiến hành test nhanh để tránh ùn ứ.
Riêng An Giang, đêm qua đã đón trên 8.000 người, nâng tổng số người dân hồi hương từ ngày 1/10 đến sáng ngày 4/10 lên 26.000 người.
Đặc biệt, tại 2 huyện miền núi của An Giang là Tri Tôn và Tịnh Biên đã đón gần 10.000 người. Hiện 2 huyện này đã trưng dụng hàng chục trường học cho dân vào cách ly tập trung, nhưng hiện nay đã có dấu hiệu quá tải.
Từ ngày 1-4/10, An Giang đã đón khoảng 26.000 người dân hồi hương. Hiện một số địa phương của An Giang đã có dấu hiệu quá tải ở các khu cách ly tập trung (Ảnh: Minh Anh).
Sáng 4/10, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: “Sáng nay Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng các chuyên gia y tế đang bàn để quyết định các trường hợp người dân từ TP HCM và một số tỉnh khác về An Giang trong những ngày qua được về nhà cách ly hay không khi họ có kết quả PCR âm tính, được tiêm 2 mũi vắc xin.
Video đang HOT
Rất nhiều khả năng An Giang sẽ chọn phương án cho người dân về nhà cách ly khi có kết quả PCR âm tính, tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 để giảm tải cho các khu cách ly tập trung”.
Trước áp lực quá tải của các khu cách ly tập trung và điều trị, chiều 3/10, Sở y tế An Giang ban hành kế hoạch cho F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà để giảm tải hệ thống giường bệnh, nhân lực y tế, an ninh trật tự, phục vụ hậu cần,… để tập trung nguồn nhân lực y tế chăm sóc cho những ca bệnh F0 có triệu chứng tại các tầng điều trị khác trong tỉnh.
Khi người dân An Giang về đến trạm T2, TP Long Xuyên bố trí 11 điểm để các huyện, thành phố đón dân đưa về địa phương (Ảnh: Minh Anh).
Tuy nhiên, F0 được cách ly tại nhà phải đúng đối tượng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm, tiến triển nặng và tử vong; Địa điểm làm nơi cách ly điều trị phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo đúng quy định của Bộ Y tế và phù hợp với điều kiện thực tế tại An Giang.
Cụ thể, người nhiễm Covid-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR) không có triệu chứng lâm sàng và không có các bệnh nền, đồng thời có khả năng chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…
Ngoài ra, F0 điều trị tại nhà có cam kết thực hiện đúng các quy định cách ly điều trị tại nhà theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng; Người thân trong gia đình cam kết có khả năng theo dõi, hỗ trợ người được cách ly điều trị tại nhà trong suốt thời gian cách ly điều trị…
Do các điểm cách ly điều trị trên địa bàn tỉnh An Giang có dấu hiệu quá tải, lãnh đạo An Giang thống nhất cho F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà nhưng tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương (Ảnh: minh họa)
Trong thời gian F0 cách ly điều trị tại nhà, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid, Tổ Covid-19 cộng đồng địa phương nơi cư trú có trách nhiệm kiểm tra, giám sát phòng ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt của bệnh nhân và người thân, đảm bảo các quy định, tránh lây nhiễm chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Phân nhóm dân theo địa phương
Còn tại Đồng Tháp và Kiên Giang , lượng người dân về quê chưa có dấu hiệu dừng lại, đêm qua 2 địa phương này đón hơn 10.000 người.
Tại các cửa ngõ vào Đồng Tháp và Kiên Giang, lực lượng chức năng phân nhóm dân theo từng địa phương, sau đó các huyện tổ chức đưa dân về các khu cách ly tập trung của mỗi huyện, thành phố. Sau đó, tiến hành xét nghiệm và phân nhóm đối tượng đã tiêm vaccine hoặc F0 đã khỏi bệnh để bố trí nơi cách ly riêng.
Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Tháp đón khoảng 20.000 người từ TPHCM và các tỉnh khác về Đồng Tháp. Hiện tại, khi người dân về đến địa phương, lực lượng chức năng phân nhóm theo địa phương, sau đó các huyện đưa dân vào các khu cách ly tập trung và test nhanh Covid-19.
Đối với các trường hợp đã tiêm 2 mũi vaccine hoặc F0 khỏi bệnh sau khi test nhanh âm tính được cách ly tập trung 3 ngày. Sau 3 ngày xét nghiệm lại âm tính cho về nhà theo dõi. Đối với các trường hợp tiêm 1 mũi có kết quả âm tính thì cách ly 7 ngày, sau thời gian này xét nghiệm âm tính sẽ được về nhà, theo dõi sức khỏe.
Còn những trường hợp còn lại sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ cách ly tập trung 14 ngày và xét nghiệm ít nhất 3 lần trong thời gian này. Riêng 30 trường hợp là F0 mà các huyện, thành phố vừa phát hiện trong số người hồi hương đã đưa đến khu điều trị.
Theo các địa phương đến sáng 4/10, dòng người đổ về các tỉnh miền Tây chưa có dấu hiệu dừng lại, mặc dù trước đó các tỉnh này đã có văn bản kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An tạm dừng cho dân rời khỏi địa phương.
Long An kêu gọi các tỉnh thành miền Tây đón hơn 500 người dân đang bị kẹt
Hơn 500 người dân các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và TP.Cần Thơ đang kẹt tại Long An trên đường về quê.
Nhiều công dân miền Trung, miền Bắc đi từ các tỉnh miền Tây hướng về TP.HCM gặp khó khăn do các địa phương chưa thống nhất việc sử dụng QL1. Ảnh B.B
Tối 26.9, ông Phạm Tấn Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết đã ký công văn gửi UBND các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và TP.Cần Thơ yêu cầu quan tâm phối hợp với tỉnh Long An để đón những người dân đang bị kẹt tại Long An trên đường về quê.
Long An đang duy trì các chốt kiểm soát dịch trên QL1 ngay cửa ngõ vào tỉnh. Ảnh B.B
Theo ông Hòa, từ ngày 21.9, tỉnh Long An áp dụng Chỉ thị 15 và nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội để tạo điều kiện cho người dân được về quê nhà theo nguyện vọng.
Tổng hợp trong 6 ngày qua, Long An ghi nhận trên 500 người là dân của các tỉnh, thành nêu trên di chuyển bằng xe máy về quê nhưng chưa được sự cho phép của các tỉnh lân cận Long An. Hiện, còn rất nhiều người dân muốn về quê và UBND tỉnh Long An trước đó cũng đã có gửi công văn thông báo về việc này.
Những người lao động muốn trở về quê này đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 và hiện được UBND tỉnh Long An giao cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở LĐ-TB-XH, Sở GTVT cùng UBND H.Tân Thạnh và TP.Tân An chăm sóc sức khỏe, cho ăn uống và xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế.
Sau hơn 3 tháng không có việc làm và "ai ở đâu ở yên đó", nay tình hình dịch Covid-19 bớt căng thẳng người dân lại gặp khó trên đường về quê nhà. Ảnh B.B
"UBND tỉnh Long An mong muốn các tỉnh có công dân muốn trở về quê liên hệ với ngành chức năng tỉnh Long An để thống nhất việc di chuyển những người này về quê trong thời gian từ ngày 27 - 30.9. Vài hôm trước, UBND tỉnh Đồng Tháp đã đón 104 công dân rồi", ông Phạm Tấn Hòa nói.
Theo ghi nhận của PV Báo Thanh Niên , không chỉ người dân qua địa phận Long An bị kẹt lại mà tại nhiều tỉnh miền Tây khác như Trà Vinh, Hậu Giang... cũng đang có tình trạng công dân bị kẹt ngay cửa ngõ vào tỉnh mình. Nguyên nhân ban đầu được xác định là chưa thống nhất việc cho công dân di chuyển về quê trên các tuyến quốc lộ và tại một số tỉnh còn xuất hiện hiện tượng tỉnh không muốn người dân trở về quê lúc này do địa phương gặp khó khăn trong quá trình cách ly y tế cho người mới vào tỉnh theo quy định.
Vì sao số người lao động ở miền Tây nhận hỗ trợ từ Nghị quyết 68 còn ít? Mặc dù ngành lao động An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ đến người lao động mất việc vì Covid-19. Nhưng đến nay, nhóm lao động này nhận hỗ trợ còn quá ít, vì sao? Người lao động "mất việc"... nhận hỗ trợ còn quá ít Theo lãnh đạo các Sở LĐ-TB&XH tỉnh An Giang,...