Quá sức với ngoại ngữ trong trường ĐH
Hơn 200 đại biểu từ các trường ĐH phía Nam tham dự hội nghị triển khai “Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020″ trong các trường ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức tại ĐH Sài Gòn ngày 26/12. Nhiều đại biểu cho rằng nhiều mục tiêu đề án đặt ra quá cao, chưa phù hợp với thực tế.
TS Ngô Thị Thanh Vân, Quyền Trưởng Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng mục tiêu triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ cho khoảng 10% số lượng sinh viên CĐ, ĐH năm 2011-2012 là con số thiếu cụ thể vì 90% số sinh viên còn lại không được đào tạo thì sẽ ra sao?
Bên cạnh đó, mục tiêu đặt ra đối với sinh viên không chuyên ngữ khi tốt nghiệp phải đạt trình độ tổi thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ là thiếu cơ sở. “Nếu đặt ra mục tiêu này thì sinh viên ăn rồi chỉ học tiếng Anh mới đáp ứng được yêu cầu sẽ rất khó cho các em” – TS Vân nói. Theo TS Vân, mỗi ngành học đã có chuẩn đầu ra theo chuyên môn của từng ngành học, do đó nếu bắt các em gánh thêm chuẩn đầu ra tiếng Anh theo đề án là quá sức.
Sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng trong giờ học ngoại ngữ.
Video đang HOT
Đại diện của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho rằng mục tiêu nâng cao năng lực tiếng Anh không giải quyết được ở bậc ĐH. Theo đại biểu này, nếu các trường ĐH phải gánh việc đào tạo nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên là đang làm ngược quy trình. Dẫn chứng con số 90% sinh viên thi tiếng Anh đầu vào tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM không đạt, đại biểu này nhấn mạnh việc học tiếng Anh phải được chú trọng ở bậc phổ thông. Sinh viên khi vào ĐH phải đạt một trình độ tiếng Anh nhất định để có thể học tập, nghiên cứu và ở bậc ĐH chỉ nên đặt vấn đề cải thiện tiếng Anh cho sinh viên.
Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, lấy làm tiếc vì đề án được phê duyệt năm 2008 mà đến nay mới triển khai thực hiện là quá chậm. Do đó, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các trường gặp khó khăn. Theo bà Phượng, không nên xem việc nâng cao năng lực tiếng Anh là chỉ nâng cao năng lực cho người dạy và người học mà đây là điều kiện để ĐH Việt Nam hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bà Phượng cũng lưu ý nhu cầu học tiếng Anh trong sinh viên là có thật tuy nhiên trong quá trình thực hiện sẽ gặp không ít rào cản, đặc biệt việc quốc tế hóa đội ngũ giảng viên còn hạn chế, khó khăn.
Trước nhiều ý kiến trái chiều, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT), cho rằng các trường không nên tham vọng quá mà đẩy nhanh quá trình thực hiện. Theo ông Hùng, các trường phải xây dựng đề án riêng cho từng ngành để từng bước triển khai. Bộ GD-ĐT sẽ tập trung giải quyết các cơ chế, chính sách, tuyển dụng giảng viên, kiểm tra đầu vào, kiểm định chất lượng… để thực hiện hóa đề án tại các trường ĐH.
Mục tiêu cụ thể việc triển khai đề án ngoại ngữ 2020 trong các trường ĐH giai đoạn 2011-2020:
– Đối với các ngành học không chuyên ngữ, sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt trình độ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ; đối với các ngành chuyên ngữ, sinh viên tốt nghiệp CĐ phải đạt trình độ bậc 4, tốt nghiệp ĐH phải đạt trình độ bậc 5 đồng thời được đào tạo ngoại ngữ 2 đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ.
Theo Người Lao Động
Nhiều trường ĐH lên kế hoạch tuyển sinh mới
Hiện tại các trường đại học đang lên phương án tuyển sinh cho năm 2012. Nhiều trường dự kiến có nhiều thay đổi trong tuyển sinh để phù hợp với nhu cầu xã hội.
Thông tư mới về "Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD-ĐT" đã quy định, các trường lần đầu tiên được tự xác định chỉ tiêu là cuộc cách mạng trong công tác tuyển sinh. Theo đó, từ năm 2012, Bộ chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là ra thông báo chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, làm căn cứ cho công tác thanh tra, kiểm tra sau này.
Các trường tự xác định chỉ tiêu, nếu sai sẽ bị xử phạt rất nặng và kèm theo hình thức bắt dừng tuyển sinh tùy mức độ vi phạm. Ngoài ra Bộ quy định rõ các trường đại học, học viện không được phép đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp như trước đây.
Nhiều trường đại học sẽ thay đổi phương thức tuyển sinh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
Chính vì quy định chặt chẽ như vậy nên nhiều trường năm nay xác định chỉ tiêu rất cẩn thận. Trao đổi với Dân trí, ông Đinh Văn Sơn, hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, cho biết: "Năm vừa qua, trường tuyển được hơn 100 giảng viên. Đây là cơ sở để trường đề nghị Bộ tăng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy cho những ngành học mới mở như Quản lý nguồn nhân lực và Marketing. Bên cạnh đó, trường thay đổi cách xét tuyển. Cụ thể, lấy điểm sàn theo trường, theo khối A, D1 chứ không lấy điểm chuẩn theo ngành như mọi năm nhằm nâng cao chất lượng đầu vào của trường, đảm bảo những thí sinh điểm cao vẫn đỗ vào trường".
Trường ĐH Công nghiệp hàng năm số lượng thí sinh dự thi đông nhất nước như năm 2010 có tới 73.000 hồ sơ đăng ký dự thi, số thí sinh đến dự thi đạt 77% trong khi đó chỉ tiêu gần 9.000. Ông Trần Đức Quý, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Bộ quy định các trường tự xác định chỉ tiêu, nên trường đang lên phương án cân nhắc việc xác định chỉ tiêu cho năm 2012. Dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu hệ chính quy và giảm chỉ tiêu hệ ngoài chính quy. Đối với việc tăng thêm khối thi như A1, trường cũng sẽ nghiên cứu thực hiện để đa dạng ngành đào tạo, tuyển chọn những học sinh giỏi có chất lượng vào trường. Cuối tháng này, trường sẽ có đề án tuyển sinh mới".
Là trường ĐH trọng điểm về kinh tế, Học viện Tài chính luôn có điểm chuẩn thuộc loại tốp đầu của cả nước. Với phương án tuyển sinh mới của Bộ, Học viện cũng đã có động thái thay đổi nhằm phù hợp với nhu cầu xã hội.
Ông Ngô Thế Chi, giám đốc Học viện Tài chính, cho biết: "Để đảm bảo chất lượng, trường giữ ổn định chỉ tiêu tuyển sinh như năm 2010. Với việc mở rộng khối thi theo kế hoạch của Bộ, trường cũng sẽ nghiên cứu về hướng bổ sung khối thi mới, bởi các ngành nghề đào tạo của các trường đại học nhằm phục vụ nhu cầu xã hội".
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là một trong những trường được Bộ cho thí điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm một số nội dung về hoạt động đào tạo, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính nhưng đến thời điểm này, trường vẫn đang nghiên cứu để đưa ra phương thức tuyển sinh mới.
Ông Nguyễn Cảnh Lương, phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: "Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã xem xét một số phương thức tuyển sinh. Cụ thể, tổ chức kỳ thi riêng trước kỳ thi 3 chung. Tuy nhiên cách này bất cập ở chỗ, số lượng thí sinh có thể rất lớn song khó xác định được có bao nhiêu sinh viên sẽ chọn ĐH Bách khoa Hà Nội, bao nhiêu em sẽ tham gia thi 3 chung tiếp và đi trường khác. Còn nếu tổ chức thi riêng đồng thời với "3 chung", thí sinh sẽ rất khó quyết định bởi nếu không trúng tuyển thì sẽ không thể tham gia thi "3 chung" vào các trường khác được nữa. Nhà trường đang xem xét phương thức xét tuyển qua hồ sơ. Song, cách này cũng bất cập nếu như không tiến hành động bộ với các trường khác. Hiện, nhà trường vẫn chưa tìm được phương thức tuyển sinh hợp lý thay thế hoàn toàn phương thức "3 chung".
Theo DT
"Rủ nhau" học tiến sĩ Mỹ "chui" Không chỉ giảng viên các trường CĐ, ĐH địa phương, ngay cả nhiều giảng viên của các trường ĐH lớn cũng tham gia học tiến sĩ "chui"... Theo thống kê chưa đầy đủ, có hơn 150 người theo học tiến sĩ (chương trình liên kết với ĐH Quốc tế Mỹ) và trên 200 người học thạc sĩ (chương trình liên kết với ĐH...