Qua STEM, nắm bắt cơ hội phát triển ngành giáo dục trong 4.0
Trong 2 ngày 15 và 16/11/2019, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Bộ Công Thương phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tập huấn Chương trình Giáo dục STEM cho gần 400 cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THPT trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thầy giáo Trần Hữu Châu Giang – Phó Hiệu trưởng HueIC phát biểu khai mạc
STEM là viết tắt của các từ Science ( Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering ( Kỹ thuật) và Math ( Toán học). Giáo dục STEM là phương pháp tổ chức giảng dạy thực tế tích hợp ứng dụng công nghệ, giúp học sinh rèn luyện tư duy đa chiều, có tính ứng dụng cao bằng giải pháp mắt thấy – tai nghe – tay chạm. Đây là một nội dung phù hợp với xu thế thời đại, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục.
Trong buổi tập huấn, các giảng viên HueIC đã tiến hành tập huấn các nội dung: Giáo dục STEM và giáo dục 4.0, STEM – Robotics: Phần mềm ARDUINO IDE, Lập trình Robot điều khiển bằng tay qua Android, Lập trình Robot tự động dò đường.
Thầy Tôn Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đây là hoạt động chuyên môn có ý nghĩa, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Trong thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh sẽ triển khai mạnh mẽ Giáo dục STEM trong các trường Trung học trên địa bàn. Đây là một nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0), để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế.
Video đang HOT
Chương trình Giáo dục STEM giúp các giảng viên, các trường học chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế để phát triển sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh 4.0
Phát biểu khai mạc, thầy giáo Trần Hữu Châu Giang – Phó Hiệu trưởng HueIC nhấn mạnh, với đội ngũ giảng viên trình độ cao, năng động và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, HueIC sẵn sàng phối hợp với các trường Trung học trên địa bàn trong tất cả các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là công tác tư vấn hướng nghiệp; hướng dẫn các nhóm trong việc thực hiện các đề tài tham gia cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật; bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên…
Theo tapchicongthuong
Các thầy cô đã hiểu sâu và tự tin hơn với Chương trình GDPT mới
Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT cùng đoàn lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam họp đánh giá giữa kỳ Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP). Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Giám đốc WB tại Việt Nam - ông Ousmane Dione chủ trì cuộc họp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Chương trình ETEP với sự hợp tác và tài trợ của Ngân hàng thế giới có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam"
Tạo ra sự thay đổi cơ bản về tư duy quản trị các trường sư phạm
Tại cuộc họp , Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Chương trình ETEP với sự hợp tác và tài trợ của Ngân hàng thế giới có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình có quy mô lớn, cách tiếp cận rất mới, căn bản, từ tăng cường năng lực các trường sư phạm đến xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng và triển khai bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông với một phương thức mới.
Chương trình ETEP đã tạo ra sự thay đổi cơ bản về tư duy quản trị các trường sư phạm; gắn kết đồng bộ giữa nhu cầu và thực tế bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với các chuẩn nghề nghiệp họ cần đạt và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đây là điều các lần cải cách giáo dục trước chưa làm được.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Theo báo cáo củaChương trình ETEP, thời gian qua, Chương trình đã đạt được một số kết quả chính. Trước hết về tăng cường năng lực các trường sư phạm, các trường đại học sư phạm tham gia ETEP đã xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2017 - 2022 theo thỏa thuận, đạt được lộ trình tăng điểm theo cam kết thỏa thuận thực hiện chương trình (PA) trên cơ sở tham chiếu khung đánh giá năng lực các trường sư phạm (TEIDI).
Bộ GD&ĐT xây dựng được khung pháp lý mới về phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông: chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông và chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đáp ứng việc triển khai Chương trình GDPT mới;
Chương trình ETEP đã thiết lập và vận hành được phương thức mới trong bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, đó là kết hợp qua mạng và trực tiếp; kết hợp giữa các trường đại học sư phạm với các sở GDĐT và cơ sở giáo dục phổ thông; kết hợp giữa giảng viên sư phạm với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà, biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: "Tôi đã nhìn thấy rất nhiều tiến bộ tích cực của Chương trình ETEP".
Vận hành phương thức bồi dưỡng này, bước đầu đã hình thành một cộng đồng học tập thông qua việc xây dựng mạng lưới giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ;
Thời gian qua, cơ chế phối hợp giữa các trường đại học sư phạm với nhau và giữa các trường đại học sư phạm với các Sở GD&ĐT trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được cải thiện rõ rệt.
Tín hiệu tích cực
Đánh giá về kết quả này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, quá trình bồi dưỡng 17.000 giáo viên phổ thông cốt cán vừa qua, thông qua giám sát của Chương trình ETEP và các trường Sư phạm cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của giáo viên, từ chỗ còn mơ hồ về Chương trình GDPT mới, các phương pháp dạy học tích cực, dạy học phát triển năng lực phẩm chất, nay các thầy cô đã hiểu sâu và tự tin hơn. Đây là tín hiệu rất tích cực cho thấy hiệu quả của Chương trình.
Tôi đã nhìn thấy rất nhiều tiến bộ tích cực của Chương trình ETEP trong 6 tháng qua. Điều đó cho thấy những giải pháp và sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã đi đúng hướng; các trường đại học sư phạm tham gia Chương trình đã cố gắng rất nhiều.
Ông Ousmane
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá cao những kết quả đạt được của Chương trình ETEP, sự nỗ lực của các trường đại học sư phạm/học viện tham gia Chương trình, các Vụ, Cục, các Sở GD&ĐT và đặc biệt là những quyết định quan trọng, kịp thời của trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, đó là trao quyền nhiều hơn cho 8 trường đại học sư phạm chủ chốt tham gia Chương trình ETEP.
Đây là những yếu tố quan trọng đẩy nhanh tiến độ Chương trình ETEP và đã có bước ngoặt tích cực.
Nhằm đạt mục tiêu quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng hơn một triệu giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục, ông Ousmane cho rằng, trước những thách thức nâng cao năng lực các trường sư phạm, thách thức trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên thông qua hệ thống trực tuyến, cần thiết phải tái cấu trúc dự án với một hướng đi mới. Ông đưa ra một số đề xuất về phương án phát triển trọng tâm, hiệu quả cho Chương trình ETEP giai đoạn 2020 - 2022.
Tính đến ngày 1/11/2019, hơn 17.000 giáo viên phổ thông cốt cán của 48 tỉnh thành đã được bồi dưỡng về Chương trình giáo dục phổ thông mới và các kỹ năng sư phạm để nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Theo GDTĐ
Học trò STEM: "Thiết kế hệ thống tưới rau thông minh bán tự động" Nhờ áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận giáo dục STEM, học sinh Trường Trung học cơ sở Trần Phú sáng tạo, có kỹ năng phát triển toàn diện hơn. Ngày 7/11, Trường Trung học cơ sở Trần Phú (quận Kiến An, Hải Phòng) đã thực hiện thành công chuyên đề dạy học cấp thành phố: Dạy học theo định...